Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đối xử với người cách ly y tế thật văn minh, chu đáo

GiadinhNet - Nhấn mạnh tại cuộc họp chiều 2/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý đối xử với người cách ly y tế thật văn minh, chu đáo. Với người nước ngoài cần được quan tâm hơn theo đúng truyền thống người Việt.


Thủ tướng: Đối xử với người cách ly y tế thật văn minh, chu đáo  - Ảnh 1.

Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều nay (2/3), về phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng nêu rõ, kinh tế có khó khăn, có thể tìm giải pháp hỗ trợ nhưng tính mạng của người dân thì không thể thay thế. Công việc này cần được đẩy với tốc độ cao hơn. Các tổ chức, cá nhân có liên quan cần lăn xả vào, cùng góp sức, không ngồi chờ, không có cơ chế xin cho.

Quân đội chăm lo chu đáo cho người cách ly

Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết, đến nay quân đội đã tiếp nhận 10.398 người tại 57 đơn vị trên cả nước, trong đó dừng cách ly khoảng 3.000 người. 

"Quân đội chăm lo chu đáo người cách ly, từ ăn ở, mùng màn, chăn gối cũng như các vật dụng cho sinh hoạt thường ngày. Khi họ hết cách ly, đi về thì chúng tôi đưa ra tận bến xe, bến tàu", Thượng tướng Trần Đơn nói.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, về sản xuất khẩu trang, hiện chúng ta có trên 10 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn và đưa ra thị trường trên 11 triệu khẩu trang. Là một trong số cường quốc dệt may, năng lực sản xuất khẩu trang vải của chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu cho 100 triệu dân. Chúng ta làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất, xử lý kháng khuẩn, kháng nước cho khẩu trang.

Thủ tướng: Đối xử với người cách ly y tế thật văn minh, chu đáo  - Ảnh 3.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp chiều 2/3.

Khẩn trương, kiên quyết nhưng bình tĩnh, đúng mức, không chủ quan

Đánh giá cao sự đóng góp phòng chống dịch của các cấp, các ngành, các địa phương, kể cả các đại sứ ở nước ngoài, Thủ tướng cho biết, sáng nay, ông có xem lại các báo cáo về công tác này, trong đó có một báo cáo cách đây đúng 1 tháng, vào ngày 2/2, để “xem lại chủ trương của chúng ta như thế nào từ trước đến nay”. 

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế nhưng ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là kiên quyết chống dịch để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân. 

"Kinh tế có khó khăn, có thể tìm giải pháp hỗ trợ nhưng tính mạng của người dân thì không thể thay thế. Chúng ta chấp nhận tiếp tục hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để bảo đảm an toàn cho người dân" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Phương châm chống dịch của Chính phủ là khẩn trương, kiên quyết nhưng bình tĩnh, đúng mức, không chủ quan. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh cần thông tin đến người dân, đến quốc tế minh bạch, chuẩn xác, công khai và kịp thời. 

Tinh thần chống dịch cũng như tinh thần ASEAN 36 (được tổ chức tại Việt Nam) là gắn kết và chủ động thích ứng, tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, sát sao kịp thời. Cần có những hướng dẫn rất cụ thể cho người dân chủ động phòng ngừa dịch.  

Từng người dân, từng địa phương, từng tổ chức, đơn vị phải chủ động ứng phó tốt nhất với những biện pháp thông thường chúng ta đang dùng hiện nay như rửa tay, tránh tụ tập đông người, dừng các hoạt động không cần thiết. Các tổ chức, cá nhân có liên quan cần lăn xả vào, cùng góp sức, không ngồi chờ, không có cơ chế xin cho.

Cho biết đến nay có gần 70 nước và vùng lãnh thổ có ca nhiễm, Thủ tướng nêu rõ, tiếp tục biện pháp cách ly và giao việc này cho quân đội đảm nhận và cần làm tốt hơn theo sự điều hành của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19. 

"Trong lúc chưa có phương tiện phát hiện sớm, đối với người nhiễm bệnh thì cách ly là phương pháp tốt nhất. Nếu chúng ta do dự trong việc này, sẽ vấp phải sai lầm nghiêm trọng trong vấn đề bảo vệ sức khỏe của nhân dân" - Thủ tướng nhấn mạnh và lưu ý đối xử với người cách ly phải thật văn minh, chu đáo.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, các bệnh viện đã thực hiện giám sát 96 trường hợp nghi nhiễm COVID-19, đến nay cả 96 trường hợp đều cho kết quả âm tính; hiện tại, không có trường hợp nào tiếp xúc gần cần cách ly, theo dõi tại bệnh viện, đang giám sát tại cộng đồng 2.400 trường hợp.

Bộ Tư lệnh thủ đô hiện cách ly tập trung 2.463 người, trong đó, đối tượng tiếp xúc với người đi từ vùng dịch hoặc đi từ vùng dịch là 775 người, 1.688 vùng khác của Hàn Quốc. Trong tổng số người đang được cách ly tập trung, có 2.136 người là của tỉnh ngoài, 326 người Hà Nội. Hiện Hà Nội đã phân loại toàn bộ các đối tượng trong/ngoài vùng dịch, thông báo với các tỉnh nhận người về cách ly tại địa phương.

Trước đó, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của TP Hà Nội ngày 2/3, Thiếu tướng Đỗ Thái Sơn, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô cho biết, mặc dù thực hiện cách ly tập trung số lượng lớn nhưng các điều kiện ăn, ở đều đang được bảo đảm.

Bên cạnh suất ăn theo quy định là 57.000 đồng/người/ngày, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã tăng gia, sản xuất thêm để bổ sung, nâng cao chất lượng bữa ăn cho người dân. Đặc biệt, trong số công dân đến từ Hàn Quốc được đón và cách ly có cả hai trẻ nhỏ hơn 5 tuổi không có mẹ đi cùng, mặc dù thêm nhiệm vụ "làm mẹ", nhưng bộ đội vẫn đảm đương tốt.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 12 giờ trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Ca phẫu thuật tiến hành thành công trong 1 giờ, không xảy ra tai biến, không tạo cơn co tử cung, thai nhi trong buồng tử cung hoàn toàn ổn định, không bị ảnh hưởng.

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Nghe theo thầy lang, mỗi ngày, bệnh nhân uống khoảng 10 lít nước kiềm pha muối và không ăn bất cứ loại thực phẩm nào.

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là nội dung được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày 26/9 tại Hà Nội.

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Y tế - 2 ngày trước

Khi tình trạng bệnh nhân nguy kịch với chỉ số sinh tồn rất thấp các bác sĩ tiến hành ca mổ khẩn. Với sự nỗ lực của ekip mổ, bệnh nhân được cứu sống ngoạn mục.

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới (26/9), Báo Phụ Nữ Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống".

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Y tế - 3 ngày trước

Các món thức ăn gồm ngô xào củ cải thịt nạc; đậu hũ rán; ngô xào chay; đùi gà chiên nước mắm; thịt lợn xào đậu, cà rốt; rau xà lách, dưa leo, cà chua; trái cây (táo, chuối).

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Trong quá trình xây đắp tường chống lũ, ông K bị gạch rơi vào chân. 6 ngày sau, ông xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng nên được đưa đi cấp cứu.

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau 1 tháng thực hiện ghép tim xuyên Việt, bệnh nhân L.A.H. đã khoẻ mạnh và được về với gia đình.

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Y tế - 3 ngày trước

Khi cùng người dân đắp tường phòng lũ do bão số 3 Yagi vừa qua, ông K. bị vết thương nhỏ do gạch rơi vào chân. Sau đó, ông K. xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng...

Top