Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hư cơm nguội tốt cho người bệnh tiểu đường, đây là tất cả những điều cần biết khi ăn

Chủ nhật, 19:09 26/05/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Nhiều người cho rằng, ăn cơm nguội tốt cho người bệnh tiểu đường (đái tháo đường), thực hư về điều này vẫn được nhiều người quan tâm.

Người bệnh tiểu đường ăn bún nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyếtNgười bệnh tiểu đường ăn bún nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

GĐXH - Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ăn bún chỉ nên ăn một lượng bún vừa phải và ăn kèm với rau, chất xơ để hạn chế tình trạng đường huyết tăng nhanh sau ăn.

Người bệnh tiểu đường ăn cơm nguội có tốt không?

Nhiều người cho rằng, ăn cơm nguội không làm tăng lượng đường trong máu là vì sau khi để nguội, một phần tinh bột trong cơm sẽ chuyển hóa thành tinh bột kháng, ruột non không hấp thụ được. Bằng cách này, bạn không phải lo lắng về việc tăng lượng đường trong máu khi ăn cơm.

Thực tế, cách ăn cơm nguội để phòng tránh tăng cân và ngăn ngừa  bệnh tiểu đường cũng là một trong những bí quyết ăn uống mà người Nhật áp dụng. Trong cách ăn cơm của người Nhật, họ thường để cơm nguội bớt rồi mới ăn. Bởi lúc này, cấu trúc của gạo sẽ thay đổi và hàm lượng tinh bột kháng sẽ tăng lên. Chính vì vậy, lượng đường trong máu sẽ không tăng quá nhanh, giúp ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, cách ăn này giúp người Nhật cảm thấy no lâu, kiểm soát sự thèm ăn và sau đó hạn chế lượng calo tiêu thụ trong ngày.

Thực hư cơm nguội tốt cho người bệnh tiểu đường, đây là tất cả những điều cần biết khi ăn- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

3 lợi ích của cơm nguội với người bệnh tiểu đường

Chia sẻ trên Thanh niên, bác sĩ Đinh Trần Ngọc Mai, Khoa Dinh dưỡng - tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, cơm nguội là phần cơm dư ra từ bữa ăn trước của nhiều gia đình. Để tiết kiệm chi phí và thời gian nấu nướng, nhiều người dùng phần cơm này cho bữa ăn tiếp theo.

Về lợi ích, cơm nguội có hàm lượng tinh bột kháng cao hơn cơm nóng. Tinh bột kháng là một loại tinh bột không được tiêu hóa và hấp thụ bởi cơ thể, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

Giảm lượng đường trong máu

Tinh bột kháng có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate, dẫn đến giảm lượng đường trong máu. Tác dụng này rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường, có thể làm đường huyết tăng chậm hơn khi ăn, giảm lượng tinh bột được hấp thu.

Tăng cảm giác no

Tinh bột kháng có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giúp bạn kiểm soát cân nặng. Hỗ trợ giảm cân do năng lượng cung cấp từ tinh bột kháng thấp hơn so với các loại tinh bột thông thường.

Tốt cho sức khỏe đường ruột

Tinh bột kháng có thể giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Do đó, cơm nguội không dễ tiêu hóa và không làm tăng vọt lượng đường trong máu như cơm nóng, chứa ít calo hơn cơm nóng,… Vì thế, cơm nguội sẽ phù hợp cho những người đang theo đuổi chế độ giảm cân hoặc có lượng đường huyết cao.

3 lưu ý trong bữa cơm của người bệnh tiểu đường 

Dù là cơm nguội hay cơm nóng, người bệnh tiểu đường khi ăn cơm cần lưu ý những điều sau:

Thực hư cơm nguội tốt cho người bệnh tiểu đường, đây là tất cả những điều cần biết khi ăn- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Không tích trữ cơm nguội quá lâu

Cơm nguội an toàn chỉ nên bảo quan trong tủ lạnh trong 24h. Không nên lưu trữ quá lâu bởi cơm nguội là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhiều tinh bột và đường nên rất dễ nhiễm khuẩn. Khi nhiễm khuẩn, ăn cơm nguội cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa; nặng thì ngộ độc cấp, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa.

Cần ăn đủ nhóm chất

Người tiểu đường vẫn cần duy trì đủ năng lượng với 4 nhóm chất cơ bản là đạm, tinh bột, chất béo và vitamin. Người có đường huyết cao vẫn có thể ăn cơm hàng ngày, nhưng cần ăn lượng vừa đủ và chỉ nên ăn phù hợp với thể trạng cơ thể, dựa trên lời khuyên của bác sĩ.

Nên ăn rau trước bữa cơm

Người tiểu đường vẫn có thể ăn cơm, nhưng để an toàn cho sức khỏe nên ghi nhớ thứ tự ăn đó là: Ăn rau trước rồi ăn thức ăn và cơm sau.

Lượng chất xơ trong rau sẽ điều chỉnh tốc độ, làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Nhờ vậy mà sự phóng thích lượng đường hấp thu vào máu sau ăn có khuynh hướng xảy ra chậm hơn, tránh việc đường huyết tăng cao sau khi ăn.

Tác hại khi lạm dụng cơm nguội bảo quản không đúng cách

Gạo có thể chứa vi khuẩn có tên là Bacillus cereus. Trong quá trình để nguội thì số bào tử này sẽ hoạt động trở lại, sinh ra độc tố nguy hiểm, các triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), để đảm bảo an toàn khi nấu cơm cần đảm bảo rửa tay sạch trước khi vo gạo và nấu chúng. Không nên để cơm nguội ở bên ngoài một giờ. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24 giờ. Khi cơm có dấu hiệu bất thường thì tuyệt đối không nên ăn.

Các gia đình nên cân đối để nấu lượng cơm vừa đủ với nhu cầu của gia đình, như vậy sẽ giúp đảm bảo an toàn thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của cơm.

Bất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ănBất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ăn

GĐXH - Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nếu tìm kiếm một loại trái cây ngọt mà không làm tăng đường huyết sau ăn thì có thể cân nhắc đến kiwi.

Loại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơnLoại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

GĐXH - Ăn bơ thường xuyên giúp người bệnh tiểu đường (người đái tháo đường) kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 17 giờ trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 20 giờ trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Top