Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người bệnh tiểu đường ăn bún nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

Thứ năm, 21:39 23/05/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ăn bún chỉ nên ăn một lượng bún vừa phải và ăn kèm với rau, chất xơ để hạn chế tình trạng đường huyết tăng nhanh sau ăn.

Bất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ănBất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ăn

GĐXH - Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nếu tìm kiếm một loại trái cây ngọt mà không làm tăng đường huyết sau ăn thì có thể cân nhắc đến kiwi.

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bún không?

Người bệnh tiểu đường được khuyên nên chọn thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số thể hiện tốc độ tăng đường huyết khi bạn ăn bất cứ một loại thực phẩm nào) thấp, trung bình vì chúng ít tác động đến đường huyết sau khi ăn. Và bún cũng là một trong những loại thực phẩm nằm trong danh sách này.

Người bệnh tiểu đường ăn bún nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thông thường bún sẽ được chế biến từ bột của gạo tẻ có chứa rất nhiều dinh dưỡng. Có thể kể đến như là: Protein, Glucid, Cellulose, Calci, Phospho, sắt và các loại vitamin B1, B2…

Với chỉ số đường huyết xấp xỉ 26,5 cho nên khá phù hợp với mọi đối tượng, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Mặc dù vậy lượng đường đơn carbohydrate là khá nhiều sẽ làm đường huyết tăng nhanh. Vì vậy, nếu người bệnh ăn bún với một lượng hạn chế sẽ không làm tăng lượng đường trong máu, nhưng ăn nhiều hơn có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến sau ăn.

7 việc nên và không nên khi ăn bún để tốt nhất cho người bệnh tiểu đường

Không ăn bún thường xuyên

Trong bún có chứa nhiều carbohydrate tinh chế, dễ làm tăng đường huyết sau ăn. Chính vì vậy, người bệnh không nên ăn quá nhiều bún mà chỉ ăn khoảng 3 – 4 lần/tuần. Tần suất này vừa giúp người bệnh đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn vừa tốt cho việc kiểm soát đường huyết.

Không ăn bún kèm quá nhiều thịt

Hạn chế ăn kèm thịt đỏ như bò, thịt lợn nhiều mỡ: Trong thịt đỏ và thịt lợn nhiều mỡ có chứa nhiều chất béo bão hòa. Khi kết hợp cùng bún dễ làm tăng đột biến lượng đường trong máu sau ăn.

Người bệnh tiểu đường ăn bún nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết - Ảnh 3.

Người bệnh tiểu đường nên chọn ăn bún gạo lứt. Ảnh minh họa

Hạn chế ăn bún cùng nước hầm xương

Nước hầm xương thường được nấu lâu, do đó sẽ sản sinh ra nhiều chất béo không lành mạnh như chất béo chuyển hóa. Chính vì vậy, thay vì sử dụng cùng nước hầm xương khi ăn bún, người bệnh tiểu đường có thể ăn bún trộn kết hợp với hải sản, cá, nấm, rau củ… Vừa ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng mà không lo tăng đường huyết.

Nên ăn bún gạo lứt

Gạo lứt có chỉ số đường huyết là 68 thấp hơn so với chỉ số đường huyết là 73 của gạo trắng. Chính vì vậy, người bị tiểu đường ăn bún gạo lứt sẽ có chỉ số đường huyết thấp hơn và tốt hơn so với bún gạo trắng. Ngoài ra, gạo lứt có chứa hàm lượng chất xơ và magie cao, giúp làm giảm đáng kể lượng đường máu sau ăn và giảm nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.

Nên ăn bún kèm chất xơ, rau xanh

Trong bún gần như không có chất xơ, đây là một nguyên nhân làm tăng sự hấp thụ đường glucose ở niêm mạc ruột và khiến lượng đường máu tăng sau ăn. Các chất xơ có trong rau có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose máu. Nhờ đó, lượng đường máu sau ăn sẽ giữ được ở mức ổn định.

Nên mua bún ở nơi uy tín

Do bún thường được cho thêm các chất hàn the, tẩy trắng, chất huỳnh quang,… để làm tăng độ dai và trắng của bún. Vì vậy, khi mua bún, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở bán uy tín, đảm bảo chất lượng để mua.

Nên kiểm tra đường huyết thường xuyên

Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết thường xuyên, một ngày nên kiểm tra ít nhất 3 lần vào các thời điểm: lúc đói, sau khi ăn và đi ngủ. Nếu thấy đường huyết luôn tăng sau khi ăn bún, người bệnh nên hạn chế lại tần suất ăn bún, ăn kèm thêm nhiều rau…

Loại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơnLoại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

GĐXH - Ăn bơ thường xuyên giúp người bệnh tiểu đường (người đái tháo đường) kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổNgười bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọLoại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc uống nước đậu đen thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biện pháp tốt nhất phòng ngừa thiếu canxi

Biện pháp tốt nhất phòng ngừa thiếu canxi

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.

Loại rau ăn lá giá rẻ giúp bổ gan, dưỡng tim, chống ung thư và tiểu đường

Loại rau ăn lá giá rẻ giúp bổ gan, dưỡng tim, chống ung thư và tiểu đường

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Mùa hè rất đa dạng rau củ nhưng không phải ai cũng biết tận dụng thứ rau giá cực rẻ mà nhiều lợi ích sức khỏe này.

 Thanh niên 30 tuổi nhập viện gấp do sai lầm khi chọn đồ uống này để giảm cân

Thanh niên 30 tuổi nhập viện gấp do sai lầm khi chọn đồ uống này để giảm cân

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Việc uống quá nhiều cà phê đen để giảm cân khiến thanh niên này bị sỏi niệu quản, phải nhập viện gấp để phẫu thuật.

Những thói quen 'gây hoạ' cho dạ dày bạn có đang mắc?

Những thói quen 'gây hoạ' cho dạ dày bạn có đang mắc?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày trong đó có những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng về lâu dài nó lại ảnh hưởng rất lớn đến dạ dày.

Người phụ nữ 69 tuổi bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng vì tâm lý chủ quan nhiều người Việt hay mắc phải

Người phụ nữ 69 tuổi bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng vì tâm lý chủ quan nhiều người Việt hay mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Tự ý điều trị bệnh tại nhà, nữ bệnh nhân 69 tuổi ở Hà Nội gặp biến chứng nguy hiểm do mắc bệnh sốt mò.

Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Viêm hang vị dạ dày là bệnh lý khá phổ biến trong thời đại hiện nay do lối sống, cách ăn uống, nghỉ ngơi chưa hợp lý. Vậy khi bị viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

7 cách tự nhiên để cải thiện tình trạng rối loạn cương dương

7 cách tự nhiên để cải thiện tình trạng rối loạn cương dương

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rối loạn cương dương là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục và chất lượng cuộc sống của nam giới. Theo chia sẻ của TS.BS Nguyễn Đăng Kiên, chuyên gia hiếm muộn và nam khoa thì áp dụng 7 cách tự nhiên dưới đây sẽ cải thiện tình trạng rối loạn cương dương.

Người đàn ông phát hiện ung thư thực quản thừa nhận 1 sai lầm mà nhiều người Việt đang mắc phải

Người đàn ông phát hiện ung thư thực quản thừa nhận 1 sai lầm mà nhiều người Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Việc vệ sinh răng miệng kém là yếu tố sâu xa dẫn tới ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản. Trường hợp bệnh nhân dưới đây là một ví dụ điển hình.

5 điều nhất định phải biết khi bị bướu cổ

5 điều nhất định phải biết khi bị bướu cổ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trong những năm gần đây bệnh bướu cổ có chiều hướng gia tăng. Khi mắc bướu cổ nhiều người thường lo lắng, tuy vậy nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ bướu cổ, người bệnh vẫn có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.

Tránh ăn 5 loại thực phẩm giàu tinh bột này nếu bạn muốn sống khỏe

Tránh ăn 5 loại thực phẩm giàu tinh bột này nếu bạn muốn sống khỏe

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tinh bột là một phần quan trọng trong chế độ ăn kiêng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thể gây nguy hiểm nếu ăn với số lượng quá nhiều.

Top