Thực hư công dụng chữa bệnh của hoa đu đủ đực, đây là 4 bài thuốc hiệu quả nhất nhưng tuyệt đối tránh sai lầm này!
GĐXH - Cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đều ghi nhận nhiều tác dụng tuyệt vời của hoa đu đủ đực với sức khỏe. Tuy nhiên tuyệt đối không dùng nhiều.

Cây đu đủ được chia làm hai loại là cây đu đủ đực và cây đu đủ cái. Cây đu đủ cái sẽ cho ra quả, còn đu đủ đực thì cho ra hoa. Hoa đu đủ đực thường hiếm và chủ yếu được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Ảnh minh họa
Hoa đủ đực có công dụng gì cho sức khỏe?
Cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đều ghi nhận nhiều tác dụng tuyệt vời của hoa đu đủ đực với sức khỏe. Cụ thể:
- Các tài liệu trong Đông y có ghi chép lại, hoa đu đủ đực có vị rất đắng, tính bình. Dược liệu này có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, giảm đau, làm giãn nở các cơ, kích thích tiểu tiện.
- Theo y học hiện đại, trong hoa đu đủ đực chứa nhiều chất đạm, axit gallic, phenol… đây là các chất giúp chống oxy hóa tê bào, đồng thời ngăn ngừa ung thư, tiểu đường…
- Đối với hệ tiêu hóa: Hoa đu đủ chứa các thành phần như folate, vitamin A, C, E cùng các khoáng chất giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột, chống lại tình trạng viêm loét trong dạ dày, đồng thời tăng khả năng chuyển hóa và trao đổi các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- Các hoạt chất beta- carotene, folate và các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hoa đu đủ đực giúp bảo vệ thành mạch, làm giảm cholesterol xấu trong máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa đau tim, đột quỵ.
4 bài thuốc thông dụng chữa bệnh từ hoa đu đủ đực
Trị sỏi thận
Hoa đu đủ đực tươi thu hái về đem rửa sạch sẽ rồi mang đi phơi khô. Mỗi khi muốn sử dụng để làm thuốc, bạn chỉ cần lấy khoảng 15g dược liệu rồi đem sắc với 5 bát nước đun với lửa vừa. Khi nào còn khoảng 2 bát là có thể sử dụng được, dùng sau khi ăn khoảng 30 phút, liên tục trong 10 ngày. Bạn sẽ thấy tác dụng của hoa đu đủ đực trong việc đào thải sỏi ra ngoài cơ thể.
Trị ho, viêm phế quản
Lấy 15g hoa đu đủ đực cùng với 10g hạt chanh tươi, 3 thìa cà phê mật ong và 15g khởi dương thảo. Tất cả hỗn hợp trên trừ mật ong, bạn mang đi xay nhuyễn rồi cho vào một cái lọ, sau đó mới đổ mật ong vào trộn đều để sử dụng mỗi khi bị ho hay viêm phế quản. Mỗi lần lấy ra 1 thìa cà phê rồi ngậm sẽ giúp giảm các triệu chứng đáng kể.
Giúp ổn định đường huyết
Hòa 20g hoa đu đủ đực với 3 thìa cà phê mật ong trong 100ml nước. Sau đó bạn mang hỗn hợp trên đi trộn đều rồi nghiền nhỏ, sau đó đem hấp cách thủy trong 15 phút. Cuối cùng, mang hỗn hợp ra để sử dụng trong việc điều hòa huyết áp, đường huyết của bạn.
Trị bệnh đường hô hấp
Chiết xuất từ hoa trộn với mật ong được sử dụng để điều trị các vấn đề về hô hấp như ho, đau rát cổ họng và khản tiếng thay vì sử dụng kháng sinh. Chưng cách thuỷ hoa đu đủ đực với mật ong/đường phèn sau đó chắt lấy phần nước cốt để sử dụng từ 3-4 lần/ngày. Cũng có thể thêm lá hẹ và hạt chanh tươi vào trong thành phần của bài thuốc trên với cách làm và sử dụng tương tự.

Ảnh minh họa
Những điều cần lưu ý khi sử dụng hoa đu đủ đực
- Hoa đu đủ đực nếu chỉ sử dụng vừa phải thì sẽ không gặp phải tác dụng phụ. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều. Trong một số nghiên cứu trên động vật, chiết xuất dung dịch nước cây đu đủ có thể gây vô sinh tạm thời và chu kỳ động dục có thể bị xáo trộn.
- Phụ nữ có thai tuyệt đối không được sử dụng vì chiết xuất papain trong đu đủ gây tác dụng sẩy thai trên động vật bằng việc phá vỡ cấu trúc protein cần thiết đối với trứng mới thụ tinh. Liều cao papain trong đu đủ có thể gây độc đến thai nhi.
- Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi tuyệt đối không sử dụng hoa đu đủ đực để trị ho hoặc viêm họng.
- Không sử dụng hoa đu đủ đực kết hợp với rễ của nó vì chúng có thể sản sinh ra độc tố gây tử vong.
- Khi có biểu hiện bị dị ứng, nổi mẩn ngứa khi sử dụng hoa đu đủ đực, bạn cần ngưng sử dụng ngay.

Học sinh tăng tốc ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 21 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 22 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.