Thực hư công dụng “ông ăn bà khen” của loại củ trong món cháo đặc sản Hà Giang
GiadinhNet - Những ai có dịp lên vùng núi cao Hà Giang chắc hẳn đều không khỏi tò mò với món cháo “ông ăn bà khen” có tên cháo ấu tẩu.
Củ ấu tẩu chứa thành phần kịch độc, cần cẩn trọng khi dùng chế biến thành thực phẩm.
Theo người dân địa phương, các quý ông thường xuyên ăn loại cháo này sẽ có sức mạnh như “ngựa phi” trong chốn phòng the. Tuy nhiên nguyên liệu chính giúp tạo ra tác dụng nổi tiếng trong món cháo này lại chứa thành phần kịch độc nên quy trình chế biến không hề đơn giản.
Sức hấp dẫn của “cháo độc dược”
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng khám Đông y chùa Cảm Ứng, Hà Nội) cho biết, phụ tử là vị thuốc phổ biến trong nhiều bài thuốc “bổ thận tráng dương” trong Đông y. Phụ tử sau khi chế biến thì giảm độc (xếp vào bảng độc B) và được xem là một trong 4 vị thuốc quý của đông y (sâm, nhung, quế, phụ). Nhưng để thành vị thuốc quý, người ta phải ngâm phụ tử trong một dung dịch hỗn hợp gồm nước, muối ăn và magiê clorua (MgCl2) trong 10 ngày rồi vớt ra đem phơi, tối lại đem ngâm thêm 5 – 6 ngày. Sau đó phơi khô sẽ được vị thuốc diêm phụ (tức phụ tử muối, sinh phụ tử). Phụ tử có tác dụng hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa, trợ dương, trục phong hàn, trừ thấp khí, dùng chữa ra nhiều mồ hôi, trụy mạch, chân tay tê bại do phong hàn thấp, dương hư sợ lạnh, ngực bụng lạnh đau, thận dương suy, tả lụy lâu ngày, thủy thũng. Những người bị tình trạng âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai không nên dùng.
Cái lạnh trên cao nguyên đá Hà Giang khiến người bản xứ mày mò tìm ra món ăn giữ nhiệt mang tên cháo ấu tẩu. Không giống những loại cháo thông thường, loại cháo này có vị đắng ngắt nơi đầu lưỡi khiến nhiều người phải lắc đầu. Thế nhưng càng ăn, vị đắng ấy càng hấp dẫn lại khiến ai nấy đều muốn ăn mãi không thôi. Món cháo ấu tẩu là thức ăn bổ dưỡng và ưa thích của người dân Hà Giang. Đồng bào nơi đây cho rằng, ngoài giúp bồi bổ xương cốt, xoa tan mệt mỏi, nó còn có tác dụng đặc biệt là tạo hưng phấn cho phái mày râu. Điều đó lý giải vì sao cháo ấu tẩu thường chỉ bán vào ban đêm. Tuy được coi là ngon và bổ nhưng người dân trong vùng cũng thường gọi cháo ẩu tẩu là “cháo độc dược” hay “cháo chết người”. Sở dĩ như vậy vì nguyên liệu chính để chế biến món cháo là một loại củ độc dược cực mạnh có tên là củ ẩu tẩu.
Củ ấu tẩu có màu đen, đầu nhọn, được thu hoạch từ cây ô đầu mọc hoang ở vùng núi cao các tỉnh Tây Bắc. Vào mùa Xuân, ở một kẽ lá của cây nảy ra chồi để sau này thành cành mang hoa, đồng thời dưới đất, nơi gần cổ rễ mẹ, mọc ra rễ con. Cuối Thu sang Đông, khi cây nở hoa thì rễ con (ấu tẩu, hay còn gọi là phụ tử) thành củ con xúm xít quanh củ mẹ (ô đầu). Vào thời kỳ này, người ta thu hái phụ tử. Ô đầu và phụ tử đều là những vị thuốc trong Đông y nhưng ô đầu chứa độc tố aconitin (được xếp vào bảng độc A trong Đông y) nên ít được sử dụng hơn so với phụ tử. Độc tính của aconitin rất mạnh: Chỉ cần một liều từ 0,02 - 0,05mg cho 1kg thể trọng là có thể gây chết người. Sau khi ăn, aconitin ngấm rất nhanh qua niêm mạc dạ dày, ruột rồi vào máu gây nên các triệu chứng như tê miệng lưỡi, nói khó, tê mỏi chân tay, chuột rút, đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, nặng hơn có thể liệt cơ hô hấp, loạn nhịp tim… Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong. Bởi vậy mà loại độc tố này thường được dùng để tẩm vào đầu mũi tên khi săn thú rừng, kể cả… voi. Ở nhiệt độ cao, aconitin bị phân hủy thành benzoylaconin và sau đó là aconin, kém độc hơn aconitin khoảng 1.000 đến 2.000 lần.
Bởi chứa thành phần kịch độc như vậy nên việc chế biến cháo ấu tẩu cần đặc biệt cẩn trọng và có bí quyết. Theo tiết lộ của những chủ quán cháo ẩu tẩu uy tín ở Hà Giang nhiều năm nay thì cháo ấu tẩu không khó nấu, nhưng quy trình chuẩn bị rất công phu. Củ ấu tẩu sau khi gọt vỏ phải ngâm vào nước gạo đặc, sau đó nấu sôi khoảng 4-5 tiếng đồng hồ cho rã ra và hết độc, rồi cho vào nồi cháo chân giò lợn, gạo tẻ, có khi thêm tí nếp cho sánh thơm. Khi ăn múc ra bát, cho thêm quả trứng gà, thịt nạc băm, cùng gia vị: ớt, tiêu, hành và đặc biệt là lá tía tô. Khác với trước, cháo ấu tẩu chỉ được bán tại Hà Giang, ngày nay món đặc sản này đã có mặt ở nhiều vùng trong cả nước. Tại Hà Nội và TP. HCM cũng đã xuất hiện một số cửa hàng bán cháo ấu tẩu, được cánh mày râu hay lui tới bởi nghe danh về tác dụng cải thiện chuyện “gối chăn”.
Không tự ý sử dụng “thần dược”
Theo bà Trần Thị Mai Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đông y tỉnh Tuyên Quang, củ ấu tẩu thuộc nhóm độc bảng A, được sử dụng nhiều trong các vị thuốc Nam, thuốc Bắc. Loại củ này được bày bán như một mặt hàng nông sản nên ai cũng có thể mua. Kinh nghiệm dân gian, củ ấu tẩu ngâm rượu dùng để xoa bóp chữa bệnh đau cơ, xương khớp. Ấu tẩu mang nấu cháo cũng là vị thuốc bổ thận tráng dương, phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy. Tuy nhiên, việc chế biến sử dụng củ ấu tẩu phải hết sức cẩn trọng bởi độc tố trong loại củ này rất nguy hiểm. Tháng 4/2014, hai người đàn ông ở xã Yên Hoa (Nà Hang, Tuyên Quang) đã thiệt mạng sau khi cùng nhau uống rượu ngâm ấu tẩu. Theo đó, khoảng 10 phút sau khi uống rượu, hai ông cùng có triệu chứng nôn, vật vã, cứng lưỡi… Mọi người nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu nhưng đã quá muộn, cả 2 ông tử vong sau ít phút tới bệnh viện. Nguyên nhân tử vong được xác định là do cả hai ông đã uống rượu ngâm củ ấu tẩu với liều lượng lớn.
Khi có biểu hiện ngộ độc củ ấu tẩu, có thể gây nôn nếu người bệnh còn tỉnh táo, người bị ngộ độc cần nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí. Tuyệt đối không nên giữ người bị ngộ độc ở nhà để tự theo dõi hoặc điều trị theo mách bảo… Như vậy rất nguy hiểm, khiến nạn nhân có thể tử vong nhanh chóng do liệt cơ hô hấp hoặc loạn nhịp tim. Vì ấu tẩu rất độc nên người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng. Khi dùng các chế phẩm thuốc có thành phần là củ ấu tẩu phải hết sức thận trọng và theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Không tự chế biến củ ấu tẩu làm thức ăn “tăng lực”, “bổ dưỡng” nếu không có kinh nghiệm chế biến. Các loại rượu ngâm ấu tẩu dùng để xoa bóp nên dán nhãn rõ ràng, cất giữ nơi an toàn, xa tầm tay trẻ em và để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết: ấu tẩu (hay còn gọi là cây ô đầu) là một cây thuốc trong Y học cổ truyền, Đông y. Thực tế, ấu tẩu được sử dụng rất rộng rãi, đặc biệt được sử dụng trong bài thuốc “Bát vị quế phụ”. Tác dụng của ấu tẩu cũng đã được ghi trong các sách cổ. Tác dụng chính của ấu tẩu có thể sử dụng trong bài thuốc bổ dương. Trong bài thuốc “Bát vị quế phụ” thì ấu tẩu có tác dụng bổ thận dương, tăng cường chức năng tuần hoàn, tim mạch... Tuy nhiên, những tác dụng đó chỉ mức độ vừa phải chứ không phải “thần dược” như lời đồn đại. Thông tin ấu tẩu có thể khôi phục “bản lĩnh đàn ông” là không đúng. Người ta thường nghe đến tác dụng bổ dương lại nghĩ đến tăng cường “khả năng đàn ông” nhưng thật ra không phải như vậy.
Theo TS. Thuần, người đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc vẫn dùng củ ấu tẩu để ăn và cách mà họ chế biến là dùng nhiệt thủy phân để đun. Điều này khoa học cũng đã chứng minh, trong quá trình dùng nhiệt thủy phân, bản thân các chất chuyển hóa thành một chất khác. Đặc biệt nhất là độc tố aconitin sẽ được thủy phân thành aconin và độ độc cũng giảm đi nhiều. Tuy nhiên, phải là những thầy thuốc chắc tay nghề mới dám sử dụng ấu tẩu trong bài thuốc chữa bệnh.
Vọng Xưa
Tình dục gặp khó khi ‘cậu nhỏ’ không thẳng?
Phòng the - 1 ngày trướcNhiều người cảm thấy tự ti khi gặp một vấn đề tương đối nhạy cảm ở nam giới: cong dương vật. Cùng tìm hiểu xem dương vật cong có bình thường không và khi nào quý ông cần đi khám khi có dương vật cong?
Thường xuyên phải tạm hoãn ‘giao ban’ vì bị nấm âm đạo tái đi tái lại, chị em nhất định phải biết điều này để chữa dứt điểm
Phòng the - 1 ngày trướcGĐXH- Dù mới cưới nhau nhưng hai vợ chồng thường xuyên phải tạm hoãn “giao ban” để đặt thuốc do nấm âm đạo tái đi tái lại. Theo chuyên gia, nấm âm đạo để điều trị dứt điểm thì cần đặc biệt chú ý điều dưới đây.
Ăn uống thiếu kẽm, các chàng bị rối loạn cương dương?
Phòng the - 2 ngày trướcKẽm là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vậy kẽm có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tình dục?
Không quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe?
Phòng the - 2 ngày trướcQuan hệ tình dục thường xuyên có thể có một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như đối với hệ tim mạch. Nhiều người thắc mắc không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Cách cải thiện chứng đau lưng khi quan hệ
Phòng the - 3 ngày trướcĐối với nhiều người bị đau lưng khi quan hệ tình dục khiến chuyện ấy trở nên đáng sợ. Có những cách đơn giản cải thiện phiền toái này để việc quan hệ tình dục không là nỗi e ngại.
Khi nào nam giới nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?
Phòng the - 4 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Các tế bào ung thư này trở nên nguy hiểm hơn nếu di căn sang các bộ phận khác.
2 nguyên nhân chính gây xuất tinh sớm và cách khắc phục
Phòng the - 5 ngày trướcNguyên nhân chính xác của xuất tinh sớm vẫn chưa được biết. Trước đây nó được cho là do tâm lý nhưng hiện nay nó được cho là sự kết hợp của các yếu tố tâm lý và sinh học...
Không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Phòng the - 6 ngày trướcQuan hệ tình dục thường xuyên có thể có một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như đối với hệ tim mạch. Nhiều người thắc mắc không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Bệnh mụn rộp sinh dục dễ nhầm với mụn nhọt thông thường
Phòng the - 1 tuần trướcMụn rộp sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến mà bất kỳ người có hoạt động tình dục nào cũng có thể mắc phải.
Những điều cần tránh khi ‘quan hệ’ trong mùa Đông
Phòng the - 1 tuần trướcGĐXH - Quan hệ tình dục vào mùa Đông đặc biệt hữu ích cho cả nam và nữ. Nhưng làm sao để chuyện ấy mang lại cảm xúc thăng hoa và tốt cho sức khỏe của các cặp đôi thì không phải ai cũng biết.
Những điều cấm kỵ sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm, đột tử
Phòng theGĐXH - Đời sống tình dục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống những người trưởng thành. Nhưng sau khi quan hệ, có một số thói quen tưởng chừng như bình thường về lâu dài có thể gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đột tử.