Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hư 'một quả dưa hấu bằng 6 bát cơm' và lợi ích của loại quả được mệnh danh là 'vua của mùa hè'

Thứ tư, 11:59 08/06/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Sở dĩ dưa hấu có thể được gọi là "vua của mùa hè" vì nó có vị ngọt và mọng nước, giúp giải khát và làm dịu cơn khát, chứa nhiều các chất như glucose, axit malic, fructose, protein axit amin và giàu vitamin C...

Dưa hấu còn có các chất như caroten, thiamine, riboflavin, niacin, axit ascorbic, chất xơ thô, muối vô cơ, canxi, phốt pho, sắt,… nên có tác dụng thúc đẩy cơ thể tiết dịch, làm dịu cơn khát.

Chính vì hàm lượng đường cao nên đối với bệnh nhân tiểu đường, câu hỏi đặt ra là liệu có thể ăn loại quả "vua của mùa hè" này được không?

Thực hư 'một quả dưa hấu bằng 6 bát cơm' và lợi ích của loại quả được mệnh danh là 'vua của mùa hè' - Ảnh 1.

Tin đồn rằng "một quả dưa hấu bằng 6 bát cơm" thực ra hơi phóng đại. Bản thân lượng calo của dưa hấu không cao, phần lớn là nước, 100 gam thịt dưa hấu không có vỏ, trên thực tế, lượng calo khoảng 30 kcal , thậm chí còn thấp hơn cả lượng calo của táo.

Hầu hết mọi người đều cho rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn dưa hấu càng nhiều càng tốt, vì vị của dưa hấu tương đối ngọt, dễ gây biến động lượng đường trong máu sau khi ăn.

Một số người cũng sẽ lo lắng hỏi rằng tuy ít calo nhưng "chỉ số đường huyết" (GI - tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn của thực phẩm) của dưa hấu lại khá cao, không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu? 

Một số thực phẩm có vị không ngọt, nhưng có chỉ số đường huyết cao, và một số thực phẩm có vị ngọt lại không có chỉ số đường huyết cao. Theo nghiên cứu, chỉ số đường huyết của dưa hấu là 72, tương đối cao (Từ 55 - 69 là trung bình, trên 70 được xem là cao).

Tuy nhiên, chỉ số đường tải (GL - biểu thị sự kết hợp giữa lượng carbohydrate và GI thực tế trong một khẩu phần ăn) khi ăn dưa hấu lại tương đối thấp, chỉ số GL = 2 cho mỗi 100g dưa hấu. Vì lượng GL của dưa hấu thấp nên bệnh nhân tiểu đường có thể ăn loại trái cây này với hàm lượng vừa phải, cân đối với những thực phẩm khác trong bữa ăn.

Để ăn dưa an toàn, những người thích ăn ngọt phải làm những điều sau:

1. Kiểm soát số lượng ăn


Mặc dù bệnh nhân tiểu đường có thể ăn dưa hấu nhưng không có nghĩa là bệnh nhân có thể ăn dưa hấu với số lượng lớn trong một lần.

Xét cho cùng, dưa hấu cũng là một loại thực phẩm có đường, ăn quá nhiều cũng sẽ dẫn đến cơ thể nạp quá nhiều đường và nước, làm tăng gánh nặng cho thận của người bệnh, tăng số lần đi tiểu, gây dao động đường huyết.

Vì vậy, nếu bệnh nhân đái tháo đường muốn ăn dưa hấu thì có thể ăn tối đa 200gr mỗi ngày, không nên quá tham lam sẽ khiến lượng đường trong máu dao động.

2. Có thể ăn dưa hấu khi lượng đường trong máu ổn định

Lượng đường huyết của cơ thể người bệnh tiểu đường đang trong thời kỳ bất ổn, tốt nhất nên tránh ăn dưa hấu và bất kỳ thực phẩm nào có chứa đường.

Để lượng đường trong máu trở lại trạng thái bình thường càng sớm càng tốt, người bệnh nên kiểm soát chặt chẽ việc ăn uống, điều chỉnh chế độ ăn uống, đợi đến khi lượng đường trong máu ổn định thì mới được ăn một lượng nhỏ dưa hấu.

3. Ăn dưa hấu giữa các bữa ăn

Tốt nhất bệnh nhân tiểu đường nên chọn khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày để ăn dưa hấu, vì trong khoảng thời gian này, dạ dày đã tiêu hóa gần hết thức ăn đã ăn.

Ngoài dưa hấu, bạn cũng có thể ăn các loại trái cây khác với lượng nhỏ để giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng.

4. Tốt nhất nên giảm ăn thực phẩm chủ yếu sau khi ăn dưa hấu

Nếu bệnh nhân tiểu đường thấy rằng lượng đường trong máu của họ cao hơn đáng kể sau khi ăn dưa hấu, họ nên cố gắng giảm lượng thực phẩm chủ yếu vào bữa ăn tiếp theo.

Chỉ bằng cách này, lượng đường trong máu tăng cao mới có thể được hạ xuống và giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường, tránh làm trầm trọng thêm các tổn thương mãn tính cho cơ thể.


Nguyễn Chinh (theo ABLW)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 12 phút trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 13 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Top