Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực phẩm trong tủ lạnh mất điện, khi nào thì còn dùng được?

Thứ năm, 15:59 12/09/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Các chuyên gia y tế khuyến cáo trong điều kiện lũ lụt như hiện nay, vi sinh vật phát triển, ô nhiễm môi trường dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm xảy ra. Vì thế việc vệ sinh an toàn thực phẩm cần được lưu tâm.

Không dùng thực phẩm trong tủ lạnh mất điện

Theo Tiến sĩ Từ Ngữ, Hội Dinh dưỡng Việt Nam chia sẻ trên VietnamNet: Trong điều kiện lũ lụt như hiện nay, vi sinh vật phát triển, ô nhiễm môi trường dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm xảy ra. Tiến sĩ Ngữ khuyến cáo người dân cần chú ý ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh. Thực phẩm phải bảo quản có bao bì, tránh nước lũ tiếp xúc trực tiếp.

Vùng lũ mất điện, thực phẩm trong tủ lạnh không còn an toàn. Bạn cần kiểm tra kỹ từng gói thực phẩm xem có mùi, màu sắc lạ hay không. Thịt xay, thịt thái lát; gia cầm; các loại cá; động vật có vỏ rất dễ hỏng khi không bảo quản ở môi trường lạnh. Một số vi khuẩn sản sinh ra độc tố không bị tiêu diệt khi nấu chín và có thể gây ngộ độc. Vì vậy, bạn nên bỏ đi.

Thực phẩm trong tủ lạnh mất điện, khi nào thì còn dùng được? - Ảnh 1.

Hãy loại bỏ ngay những thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng.

Nguồn nước dùng chế biến thực phẩm cũng phải đảm bảo, được sát khuẩn, làm sạch theo khuyến cáo của cơ quan y tế. Không dùng đồ hộp đã hết hạn sử dụng, phồng, có mùi lạ.

Nếu bạn đang ở vùng lũ, nên để thực phẩm lên cao hơn mực nước, bảo quản trong hộp, bao bì tốt.

Sau khi nước rút, người dân cần vệ sinh sạch sẽ, rửa khử trùng các loại bát đĩa, dao thớt, nồi niêu đã tiếp xúc với nước lũ. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Nấu vừa đủ ăn, không để thức ăn thừa lưu trữ qua bữa khác. Khử trùng tiêu độc nguồn nước, môi trường xung quanh.

Người dân không mua các thực phẩm không đảm bảo như thịt thâm đen, thịt trâu bò chết trong lũ, rau củ quả dập, nát. Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sát khuẩn sau tiếp xúc với thực phẩm sống và trước bữa ăn.

Cục An toàn thực phẩm đã đề nghị các đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt nhằm đảm bảo không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, hết hạn sử dụng... đến tay người dân.

Sau bão lụt, nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như tả, thương hàn, lỵ trực trùng cũng như các bệnh tiêu chảy do virus,  viêm gan A, E… tăng cao, Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị các cơ sở y tế và trạm y tế trong vùng lũ tăng cường công tác giám sát. Nếu phát hiện các trường hợp rối loạn tiêu hoá, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm phải kịp thời xử lý ngay, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

Một số lưu ý để phòng ngộ độc thực phẩm

Theo chuyên gia an toàn thực phẩm Adair Hoover tại Đại học Clemson chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống thì: Thịt tươi, gia cầm, cá và động vật có vỏ không an toàn để ăn khi chúng bắt đầu hư hỏng. Kiểm tra từng gói thực phẩm trước khi quyết định sẽ làm gì với chúng. Nếu màu sắc hoặc mùi không tốt hoặc đáng ngờ, hãy vứt bỏ. Đặc biệt cẩn thận với thịt xay, thịt thái hạt lựu hoặc thịt thái lát; gia cầm; và tất cả các loại cá, động vật có vỏ vì chúng rất dễ hỏng. Nếu thực phẩm đã rã đông hoàn toàn, tốt nhất là nên vứt bỏ những mặt hàng này.

Nhóm thịt và gia cầm sang một bên hoặc trên khay riêng để nếu chúng bắt đầu rã đông, nước thịt của chúng sẽ không dính vào thực phẩm khác. Hãy loại bỏ bất kỳ thực phẩm đã nấu chín bảo quản trong tủ đông hoặc tủ lạnh nếu thực phẩm đó tiếp xúc với nước thịt sống.

Chuyên gia còn khuyên mọi người không bao giờ nên nếm thử thức ăn để xác định độ an toàn của nó vì một số loại thực phẩm có thể trông và có mùi bình thường, nhưng nếu chúng ở nhiệt độ phòng lâu hơn 2 giờ, vi khuẩn có thể gây ra bệnh do thực phẩm có thể bắt đầu sinh sôi rất nhanh. Một số vi khuẩn sản sinh ra độc tố, không bị tiêu diệt khi nấu chín và có thể gây bệnh.

M./H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh: Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm

Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh: Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 19 phút trước

Chuyên gia cảnh báo trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi tai để chữa bệnh lan truyền trên mạng xã hội tiềm ẩn nguy hiểm.

Liên tiếp 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ở Phú Thọ được cứu sống nhờ làm nhanh 1 việc này

Liên tiếp 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ở Phú Thọ được cứu sống nhờ làm nhanh 1 việc này

Bệnh thường gặp - 57 phút trước

GĐXH - Các bác sĩ khẳng định việc phát hiện sớm, xử trí kịp thời, can thiệp chuẩn xác, đó là yếu tố quyết định cứu sống người bệnh bị nhồi máu cơ tim.

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Pickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Gừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

Top