Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Chủ nhật, 17:09 25/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em; làm suy giảm chất lượng dân số; ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.

Thực trạng chung tại vùng dân tộc thiểu số

Báo cáo Đề án giảm thiểu tình trạng Tảo hôn và Hôn nhân Cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025 (của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ và Vụ Dân tộc thiểu số) cùng kết quả cuộc Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam (do Tổng cục Thống kê thực hiện lần đầu tiên vào năm 2015 và lần thứ hai vào năm 2019) đã chỉ ra một số vấn đề về giới ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) đang nghiêm trọng hơn so với vấn đề giới nói chung ở Việt Nam và rất cần được quan tâm giải quyết.

Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống - Ảnh 1.

Tỷ lệ tảo hôn cao ở các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Ảnh: TL

Khoảng cách giới trong các DTTS và khoảng cách giữa DTTS với dân tộc Kinh - Hoa vẫn còn khá lớn và tồn tại dai dẳng, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, việc làm - thu nhập, chăm sóc y tế và gia đình. Trong cộng đồng người DTTS, phụ nữ và trẻ em gái thường là những đối tượng thiệt thòi hơn về khả năng tiếp cận các cơ hội, các nguồn lực, do các chuẩn mực xã hội đã áp đặt vị trí thấp kém hơn cho họ, giới hạn họ ở các hoạt động sinh con và sản xuất hộ gia đình. Sự đan xen của nhiều hình thức phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính và dân tộc có ảnh hưởng phổ biến nhất.

Trong bối cảnh Việt Nam cam kết thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc, với nguyên tắc "Không bỏ ai ở lại phía sau" thì những vấn đề DTTS và thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) càng cần được quan tâm đặc biệt. Một trong những vấn đề tồn tại dai dẳng trong các DTTS ở Việt Nam là tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Hôn nhân cận huyết thống là một trong những tập tục có từ lâu đời trong các nhóm DTTS ở Việt Nam. Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam quy định về các trường hợp cấm kết hôn, trong đó có "kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời". Việc kết hôn nhân cận huyết thống là nguyên nhân gây suy thoái giống nòi bởi cùng dòng máu trực hệ, những đứa trẻ sinh ra sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao về các dị tật hoặc mắc các bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).

Trong những năm qua, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em; làm suy giảm chất lượng dân số; ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và sự phát triển bền vững của vùng DTTS.

Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống - Ảnh 2.

Tảo hôn đang là một vòng tròn luẩn quẩn của đói, nghèo ở vùng DTTS. Ảnh: Đức Vương

Hiện Việt Nam có 53 DTTS với trên 14 triệu người (chiếm 14,7% dân số cả nước), cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới (tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia). Tỷ lệ nghèo và cận nghèo của các hộ DTTS năm 2018 vẫn đang cao gấp 3,5 lần tỷ lệ nghèo và cận nghèo chung của toàn quốc. Bên cạnh đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tồn tại dai dẳng trong các DTTS ở Việt Nam, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng DTTS.

Nguyên nhân của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Khó khăn về kinh tế là một yếu tố rõ ràng dẫn đến tảo hôn ở các DTTS. Trong bối cảnh điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển sinh kế và đời sống, tình trạng nghèo đói dai dẳng ở vùng DTTS&MN khiến cho việc tảo hôn trở thành một phương thức đối phó với các biến động xã hội; trở thành "chiến lược" về an toàn sinh kế. Hôn nhân được coi đồng nghĩa với việc mang lại an ninh về sinh kế. Các em gái DTTS sau khi kết hôn sẽ trở thành lao động chính trong gia đình nhà chồng và làm hầu hết công việc nội trợ, chăm sóc.

Do ảnh hưởng của những quan niệm, phong tục tập quán thói quen là nguyên nhân gây áp lực kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết thống ở người DTTS. Áp lực xã hội có thể ảnh hưởng đến quyết định tảo hôn của em gái và thường liên quan đến việc bảo vệ danh dự của gia đình. Dưới áp lực danh dự và kinh tế, cha mẹ ở hộ gia đình DTTS thường đồng ý với quyết định kết hôn của con cái, mặc dù chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Hôn nhân có thể được xem là mong đợi để hoàn thành vai trò giới. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp, trẻ em là người ra quyết định kết hôn sớm bất chấp sự phản đối của cha mẹ. Các em gái quyết định kết hôn sớm vì lo ngại khó có cơ hội lấy chồng khi tuổi lớn hơn.

Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống - Ảnh 3.

Tăng cường tiếp cận thông tin và giáo dục cho trẻ em ở lứa tuổi từ 13 - 18 tuổi về sức khỏe sinh sản và nhận thức về hôn nhân phù hợp. Ảnh: TL

Đời sống kinh tế-xã hội ở các vùng DTTS&MN thay đổi, theo hướng hiện đại hóa cũng làm tăng nguy cơ tảo hôn (tăng rủi ro và tính dễ bị tổn thương của trẻ em DTTS). Những năm gần đây, ở các vùng DTTS&MN đã được đầu tư phát triển mạnh hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, Internet ngày càng phổ biến và thu hút mạnh giới trẻ. Trẻ em dân tộc tiếp xúc sớm với những thông tin có hại từ Internet và bị ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội ở địa phương; thiếu sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ và nhà trường cũng là nguyên nhân thúc đẩy tảo hôn.

Chính quyền địa phương ở các vùng DTTS&MN khó có thể kiểm soát được việc chung sống của những cặp tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Việc áp đặt lệnh cấm đôi khi còn tạo ra xung đột giữa chính quyền và cộng đồng người DTTS ở địa phương và giữa các thành viên của cộng đồng. Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong xử lý, can thiệp đối với các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết.

Ngoài ra, trình độ học vấn thấp và nhận thức hạn chế về các hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống của một bộ phận người DTTS ở vùng đặc biệt khó khăn.

Giải pháp hạn chế tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS

Tiếp tục tăng cường sự chỉ đạo, định hướng của cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai lồng ghép tuyên truyền hiệu quả giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS&MN.

Tăng cường tiếp cận thông tin và giáo dục cho trẻ em ở lứa tuổi từ 13 - 18 tuổi về sức khỏe sinh sản và nhận thức về hôn nhân phù hợp với đặc điểm văn hóa của các dân tộc khác nhau trong trường học và trong cộng đồng.

"Bình thường hóa" việc sử dụng các biện pháp tránh thai trong quan niệm đạo đức của người DTTS. Bảo đảm cho thanh, thiếu niên DTTS (nam và nữ) có khả năng tiếp cận các dịch vụ chất lượng về chăm sóc sức khỏe sinh sản; dịch vụ tư vấn về tâm lý, tình dục; nhà tạm lánh và các dịch vụ xã hội khác.

Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn cho cán bộ các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ rà soát, phát hiện các trường hợp có nguy cơ tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; cung cấp dịch vụ tư vấn, can thiệp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các trường hợp tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.

Lâm Vũ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top