Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Thủng" chỉ tiêu ở vùng núi, vùng khó khăn

Thứ tư, 08:22 03/06/2009 | KHHGĐ

Giadinh.net - Đến nay, chiến dịch đợt 1 tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện xong, với kết quả đạt được cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, tại một số địa phương ở vùng núi, vùng khó khăn chỉ đạt dưới 50% chỉ tiêu Chiến dịch đề ra.

Kết quả khả quan

Ngay từ ngày đầu, với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, Sở Y tế và Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh, Chiến dịch đợt 1/2009 tại Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng được triển khai trên 8 huyện và TP Huế với tổng số 120/152 xã, phường. Vòng 1 của Chiến dịch nhanh chóng kết thúc, tuy nhiên, nhiều địa phương chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với nỗ lực để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Chi cục DS - KHHGĐ tiếp tục giám sát các địa phương tiến hành thực hiện vòng 2 của Chiến dịch. Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai xong Chiến dịch (cả 2 vòng), với kết quả đạt được khá khả quan.
 

Tại chiến dịch đợt 1, nhiều địa phương vùng sâu, vùng miền núi bị "thủng" chỉ tiêu (Ảnh: Đăng Khoa).

Chiến dịch năm nay, số đối tượng đăng ký biện pháp đặt dụng cụ tử cung (DCTC) đạt 90,91%. Có 3 huyện và TP Huế vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra: TP Huế đạt 117,2%, huyện Phong Điền đạt 116,38%, Phú Vang đạt 106,4%, Hương Thủy 111%. Trong đó, có một số xã, phường đạt tỷ lệ sử dụng biện pháp DCTC khá cao: Phường An Hòa với 295,4%, phường Hương Sơ 256,7%, xã Quảng Lợi 216%, xã Quảng Thái 180%... Về triệt sản, huyện A Lưới đạt 125%, Phú Vang 120%, Phong Điền 100%. Các huyện còn lại đều đạt 70 - 80% chỉ tiêu, riêng TP Huế chỉ tiêu về triệt sản đạt chưa đến 50%. Ở một số xã trên địa bàn tỉnh đã đạt được những con số khá ấn tượng như xã Phú Diên 600%, xã vùng cao Nhâm – A Lưới đạt 400%, Lộc Vĩnh 300%,... Đây là những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ lớn nhưng nhờ công tác tuyên truyền của các cấp, ý thức của người dân đã tạo nên những chuyển biến tích cực. 

Quyết tâm tạo chuyển biến

Trong Chiến dịch đợt 1 tại Thừa Thiên Huế có 21 xã, phường, thị trấn chưa đạt chỉ tiêu Chiến dịch đề ra, chủ yếu tập trung ở các địa bàn vùng cao, vùng khó khăn của tỉnh. Tại đây, hai biện pháp đặt DCTC và triệt sản chỉ đạt dưới 50% kế hoạch Chiến dịch. Nguyên nhân là do các gói dịch vụ chưa có sự chủ động tại tuyến cơ sở, bệnh phụ khoa tại những vùng này rất cao, do đó, đối tượng đăng ký sử dụng các dịch vụ nhưng khi thực hiện đưa gói dịch vụ thì không thể thực hiện được. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc cấy khá cao, nhưng số thuốc cấy đáp ứng cho Chiến dịch ít nên không đáp ứng được nhu cầu. Một nguyên nhân nữa, do các địa bàn này chỉ tiêu kế hoạch được đặt ra cao, trong khi nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế.

Chiến dịch đợt 1/2009 đã kết thúc, nhưng với quyết tâm tạo sự chuyển biến tích cực thường xuyên trong công tác DS-KHHGĐ, Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện tại, những địa bàn chưa đạt, hoặc đạt thấp các chỉ tiêu Chiến dịch, Chi cục đang tiếp tục đôn đốc các trung tâm DS- KHHGĐ tập trung rà soát, huy động sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động đến các đối tượng và sẽ cung cấp thường xuyên các gói dịch vụ tạo tiền đề để có kết quả tốt hơn cho các Chiến dịch tiếp theo.      
 
Đăng Khoa
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top