Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào?

Thứ sáu, 16:00 27/05/2022 | Mẹ và bé

GiadinhNet - Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào? Khi có thai, bà bầu cần cung cấp lượng sắt tăng gấp đôi cho cơ thể (khoảng 30mg/ ngày). Nếu như bà bầu bị thiếu sắt sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Lịch uống sắt cho bà bầu cần phải theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để phát huy tối đa nhất. Thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt, uống sắt bao lâu thì ngưng không phải mẹ bầu nào cũng biết. Nếu không tìm hiểu, tùy tiện uống sắt, mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, nôn ói, táo bón…

Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào? - Ảnh 1.

Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào? (Ảnh minh họa)

Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào?

Mẹ bầu nên uống sắt khi bụng đói và uống kèm với vitamin C như nước chanh, nước cam...để hấp thụ tốt nhất. Theo đó, nên uống sắt sau ăn khoảng 2-3 giờ để đảm bảo sự hấp thụ tốt. Mẹ bầu không nên uống sắt cùng với thời điểm uống sữa và uống canxi, không nên ăn cùng các loại thực phẩm giàu canxi để gây cản trở sự hấp thụ sắt.

Thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt?

Nhu cầu về sắt của bà bầu se xthay đổi theo từng tháng trong quá trình mang thai. Theo các chuyên gia, khoảng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu vẫn có thể sinh hoạt bình thường và từ tháng thứ 4 của thai kỳ thì nhu cầu về sắt mỗi ngày khoảng 27-30mg, lúc này thực phẩm không thể cung cấp đủ sắt cho mẹ và đây cũng là giai đoạn mẹ bầu nên bổ sung thêm sắt.

Như vậy từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu có thể bổ sung sắt. Tuy nhiên, việc bổ sung bao nhiêu nên được bác sĩ chỉ định, mẹ không nên tự ý mua sắt để uống.

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Khi uống thuốc sắt cho bà bầu, mẹ nên tránh hoặc ăn uống các loại thực phẩm giàu canxi, caffein trước hoặc sau đó khoảng 2-3 giờ để các thực phẩm này không làm mất tác dụng của thuốc sắt, kìm hãm sự hấp thụ sắt của cơ thể.

Khi dùng thuốc sắt cho bà bầu nên thực hiện uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ để tránh nóng trong hoặc táo bón. Mẹ chỉ nên dùng nước đun sôi để nguội, không uống trà hoặc cafe để tránh làm giảm tác dụng, sự hấp thụ của sắt trong cơ thể.

Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào? - Ảnh 2.

Sau khi uống sắt không nên ăn thực phẩm giàu canxi, caffeine. (Ảnh minh họa)

Bà bầu uống sắt bao lâu thì ngừng?

Hầu hết, mẹ bầu đều biết bổ sung sắt trong thai kỳ là hoàn toàn cần thiết cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu nên bổ sung sắt trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, tại mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi thì lượng sắt cần bổ sung của mẹ bầu lại không giống nhau. Cụ thể:

- Tốt nhất là trong khoảng từ 1-3 tháng trước khi mang thai: Ở giai đoạn này, cơ thể cần được bổ sung khoảng 15 mg sắt mỗi ngày và duy trì đều đặn cho đến khi mang thai.

- Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: Khi mang thai, nhu cầu sắt của mẹ gấp đôi so với bình thường. Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần khoảng 27mg sắt mỗi ngày, có thể bổ sung qua các thực phẩm như thịt cám tim, gan, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, thịt bò, trái cây khô, các loại rau có màu xanh đậm, bí ngô, bông cải...

- Giai đoạn từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6: Đây là giai đoạn mà nhu cầu sắt tăng cao nhất, thai nhi phát triển nhanh và mạnh nhất. Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần phải bổ sung khoảng 30-60mg sắt mỗi ngày, tùy theo tình trạng thiếu sắt của cơ thể.

- Giai đoạn sau khi sinh: Mẹ vẫn cần phải tiếp tục bổ sung sắt từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 3 để giúp cân bằng lượng sắt cơ thể. Tránh tình trạng cạn kiệt nguồn sắt dự trữ vì mất máu sau khi sinh.

Để biết lịch uống sắt cho bà bầu trong thai kỳ, mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra, việc này sẽ giúp mẹ nắm được tình trạng thiếu sắt của cơ thể.

Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào? - Ảnh 3.

Bà bầu uống sắt bao lâu thì ngừng còn tùy thuộc theo chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Bà bầu uống sắt và canxi vào tháng thứ mấy?

Cũng như sắt, canxi đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi. Nhu cầu canxi cũng tăng theo từng giai đoạn. Thực tế, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là thời gian mà nhu cầu canxi của người mẹ tăng cao bởi đây là khoảng thời gian phát triển nhanh chóng nhất của thai nhi.

Nếu không có lượng canxi bổ sung đầy đủ, thai nhi sẽ tự lấy canxi từ cơ thể của mẹ để tự phục vụ cho quá trình hình thành hộp sọ và xương. Khi không được cung cấp canxi đầy đủ, bà bầu có nguy cơ bị xốp xương, giòn xương, xương dễ gãy. Thai nhi khi sinh ra có nguy cơ bị dị tật xương bẩm sinh rất cao.

Chính bởi nhu cầu canxi ở các giai đoạn là khác nhau nên người mẹ cũng cần tự ý thức được việc bổ sung canxi từ sớm giúp tránh trường hợp xấu xảy ra. Thông thường, vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ nên uống canxi để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cả mẹ và bé.

Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào? - Ảnh 4.

Bổ sung canxi và sắt là rất quan trọng với mẹ bầu.(Ảnh minh họa)

Uống sắt và canxi vào thời điểm nào trong ngày?

- Mẹ bầu nên uống sắt và canxi sau bữa sáng, không uống quá gần nhau, thời gian uống 2 loại vi chất này cần cách nhau tối thiểu 1-2h, cụ thể nên uống sắt sau canxi 1-2h.

- Uống sắt và canxi sau bữa ăn để giúp ngăn ngừa khả năng kích ứng với dạ dày, đặc biệt là với bà bầu từng có tiền sử mắc bệnh dạ dày.

- Không uống canxi cùng socola hoặc cacao để tránh bị cản trở hấp thu.

- Khi uống sắt và canxi cùng uống nhiều nước, uống đủ nước mỗi ngày.

- Không uống sắt, canxi trước khi đi ngủ.

- Kết hợp uống sắt và canxi với ăn các loại thực phẩm chứa nhiều 2 loại vi chất này để tăng cường dinh dưỡng hiệu quả.

- Cần phải uống thuốc sắt và canxi theo đúng chỉ định bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý tăng hay giảm liều lượng. Thừa hay thiếu sắt và canxi kéo dài đều gây nên những biến chứng khó lường.

LINH SAN
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 13 giờ trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay

Mẹ và bé - 5 ngày trước

GĐXH - Cấy que tránh thai là một phương pháp ngừa thai hiện đại, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?

Mẹ và bé - 6 ngày trước

GĐXH - U nang nước buồng trứng thường là u lạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, có những trường hợp cần theo dõi chặt chẽ hoặc điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bé trai 9 tuổi vỡ ruột thừa nguy kịch do bố mẹ bỏ qua dấu hiệu này!

Bé trai 9 tuổi vỡ ruột thừa nguy kịch do bố mẹ bỏ qua dấu hiệu này!

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Trường hợp bệnh nhi bị viêm ruột thừa để tình trạng này kéo dài 3 ngày khiến ruột thừa bị viêm lâu, dẫn đến hoại tử, căng phồng và cuối cùng là vỡ ra.

Bé 16 tháng tuổi nguy kịch sau bữa ăn trưa do mẹ nấu, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Bé 16 tháng tuổi nguy kịch sau bữa ăn trưa do mẹ nấu, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, mẹ cho biết bé có ăn ghẹ và cải bó xôi được xay nấu canh, ăn với cơm, có sử dụng nước giếng để nấu ăn...

Ngủ một mình trong phòng, bé 7 tuổi ở Ninh Bình bị rắn cạp nia cắn nguy kịch

Ngủ một mình trong phòng, bé 7 tuổi ở Ninh Bình bị rắn cạp nia cắn nguy kịch

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Theo lời người nhà, trẻ ngủ một mình trên tầng 2, khoảng 3 giờ sáng cùng ngày trẻ bị một con rắn bò vào người...

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Thiếu niên 16 tuổi thấy bao quy đầu hẹp đã tự lộn tại nhà dẫn đến phù nề, thắt nghẹt. Khi vùng kín đau dữ dội, bệnh nhân mới nói với gia đình đưa đi viện cấp cứu.

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi bị đột quỵ nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với triệu chứng khởi phát là nôn ói sau ăn khoảng 3-4 lần/ngày, sau đó ói ngày càng tăng dần...

Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân khiến bé 13 tuổi đang khoẻ mạnh đột ngột bị hôn mê, suy hô hấp, truỵ tim mạch

Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân khiến bé 13 tuổi đang khoẻ mạnh đột ngột bị hôn mê, suy hô hấp, truỵ tim mạch

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Cha của bé cho biết trước đó 1 ngày có mua chai hóa chất nhằm mục đích hàn nhựa và để trong cốp xe...

Top