Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tích cực nghiên cứu phác đồ điều trị, nâng cấp phòng ngừa COVID-19 ở cơ sở y tế

GiadinhNet - Dù đã áp dụng nhiều thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc, nghiên cứu nhiều phác đồ của các nước trên thế giới, tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, chúng ta chưa thể khẳng định phác đồ nào là tốt nhất mà phải có kết quả thử nghiệm, đánh giá… sau đó mới công bố.

Tích cực nghiên cứu phác đồ điều trị, nâng cấp phòng ngừa COVID-19 ở cơ sở y tế - Ảnh 1.
Tích cực nghiên cứu phác đồ điều trị, nâng cấp phòng ngừa COVID-19 ở cơ sở y tế - Ảnh 2.

Đội ngũ y, bác sĩ đang cố gắng chiến đấu, cứu chữa cho các bệnh nhân COVID-19. ẢNH: PV

Hai bài học lớn trong điều trị bệnh nhân COVID-19

Chia sẻ tại cuộc họp giao ban báo chí trực tuyến với Ban Chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều 10/4, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tình hình các bệnh nhân COVID-19 của Việt Nam hiện nay hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới.

Theo đó, trong nhóm bệnh nhân lớn tuổi (trên 60 tuổi), tỷ lệ xảy ra diễn biến nặng tương đối cao. Hiện có 20 bệnh nhân là người cao tuổi, trong đó 4 trường hợp suy hô hấp nặng, thở máy. Có 69 người độ tuổi từ 40 – 60, trong đó có 2 trường hợp thở máy.

Trong 3 tháng chống dịch COVID-19, đáng tự hào là Việt Nam chưa có ca tử vong. Tuy nhiên, chúng ta đã có những ca nặng, thậm chí rất nặng (2 ca phải chạy tim phổi nhân tạo ECMO và nhiều bệnh nhân phải thở máy, lọc máu, thở oxy). Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, đây hầu hết là các bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý nền hoặc có yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của virus như bệnh béo phì.

Tiểu ban Điều trị của BCĐ đã thành lập Hội đồng chuyên gia cao cấp nhất trong lĩnh vực: Hồi sức tích cực, cấp cứu, hô hấp, truyền nhiễm, xét nghiệm… để có thể tư vấn, hội chẩn trực tuyến cho các trường hợp bệnh nhân nặng hoặc các bệnh viện khi tiếp nhận bệnh nhân COVID-19. Hệ thống trực tuyến đã nối được tất cả các bệnh viện có bệnh nhân COVID-19.

Để có hướng điều trị tốt nhất với mục tiêu hạn chế bệnh nhân chuyển nặng, cố gắng hạn chế tối đa bệnh nhân tử vong, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, ngành Y tế đã căng sức tập hợp đội ngũ cán bộ, chuyên gia giỏi nhất, thông qua các cuộc hội chẩn từ các chuyên gia, cử kíp bác sĩ giỏi nhất của Bệnh viện Bạch Mai sang hỗ trợ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2), Bệnh viện Chợ Rẫy đến hỗ trợ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM để điều trị các trường hợp dùng ECMO, lọc máu.

Đánh giá các bệnh nhân diễn tiến rất nặng vẫn còn "tiên lượng tử vong", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định, ngành Y tế đang tập trung tất cả những thầy thuốc giỏi nhất, phương tiện y tế hiện đại nhất, đặc biệt là sự theo dõi tận tình của đội ngũ y, bác sĩ để cố gắng chiến đấu, cứu chữa, giữ mạng sống cho các bệnh nhân COVID-19. "Bài học thứ nhất rút ra là phải theo dõi bệnh nhân sát sao, kỹ càng. Thứ hai là huy động sức mạnh tập thể trong công tác hội chẩn trực tuyến", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Nâng cấp phòng chống COVID-19 ở cơ sở y tế

Đa số các bệnh nhân COVID-19 ở Việt Nam đang được điều trị theo đúng phác đồ nền của Bộ Y tế. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, các nhà khoa học Việt Nam đã nhanh chóng triển khai nghiên cứu, ứng dụng các kết quả, thành tựu từ các nước trên thế giới để có những nghiên cứu riêng tại Việt Nam. Ngoài các loại thuốc đang được áp dụng, triển khai lâm sàng hay thử nghiệm, Việt Nam cũng nghiên cứu nhiều loại thuốc khác, trong đó có một số loại thuốc cả Đông y và Tây y.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, hiện có nhiều nước áp dụng các phác đồ khác nhau, được chấp thuận điều trị COVID-19 nhưng tỷ lệ tử vong của các nước chưa có chiều hướng giảm xuống, bệnh nhân nặng vẫn còn. Quan điểm của BCĐ là vẫn phải có sự hoài nghi, kiểm chứng. Các nghiên cứu đang được thực hiện. Dù đã áp dụng nhiều thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc, tuy nhiên Thứ trưởng cho hay, chúng ta chưa thể khẳng định phác đồ nào là tốt nhất mà phải có kết quả thử nghiệm, đánh giá… sau đó mới công bố.

Một vấn đề được PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề cập là hiện nay, các bệnh viện truyền nhiễm đầu ngành được giao điều trị bệnh nhân COVID-19, trong đó khá nhiều bệnh nhân có nền bệnh lý rất nặng như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, ung thư... cần chuyên khoa sâu. "Nếu chúng ta đã điều trị cho các bệnh nhân này âm tính với SARS-CoV-2 thì có thể chuyển họ sang các cơ sở có điều kiện hồi sức cấp cứu, điều trị chuyên khoa sâu thì sẽ tốt hơn", ông Khuê nói. Một mạng lưới những bệnh viện có các chuyên khoa đầu ngành giỏi cùng các thầy thuốc có kinh nghiệm điều trị đang được hình thành, nhằm mục tiêu cứu chữa được các bệnh nhân COVID-19 nặng, cũng như các bệnh nhân COVID-19 có bệnh nền khi đã hết giai đoạn điều trị trong Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng cho biết, Tiểu ban Điều trị đã đề xuất cùng các tiểu ban khác, thống nhất nâng cấp lên một bước trong phòng ngừa dịch COVID-19 ở các bệnh viện và toàn bộ hệ thống khám, chữa bệnh. "Tức là coi những người bệnh đến khám, cấp cứu và bệnh nhân mới ở tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh như là đối tượng có khả năng liên quan đến COVID -19 để các bệnh viện nâng cao cảnh giác, tránh việc bỏ sót, không kịp phát hiện cũng như lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế", PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Tất cả người dân đến khám ở các cơ sở khám, chữa bệnh cần liên hệ trước, tìm hiểu thông tin trước khi đến khám. Các cơ sở y tế củng cố đường dây nóng tư vấn cho người bệnh thật đầy đủ, chỉ khi nào thật cần thiết mới đến khám, cấp cứu tại cơ sở y tế.

Một việc nữa là bệnh viện xem xét các ca cần phẫu thuật, mổ phiên thì hoãn, hoặc có thể giãn chậm lại nếu được. Trước đây, việc cho thuốc bệnh nhân mãn tính như huyến áp, tim mạch, tiểu đường… là 1 tháng/lần, nay tùy tình trạng bệnh nhân có thể cấp từ 2-3 tháng/lần. Với trường hợp người bệnh được đến khám, điều trị tại bệnh viện, phải thực hiện đúng quy định các giường bệnh cách 2m; người khám cũng cách nhau 2m trong lúc chờ đợi.

Bộ Y tế khuyến cáo, tất cả người dân cần tự bảo vệ mình, hạn chế tối đa phải đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế trừ trường hợp cần thiết, cấp cứu. Khi bắt buộc phải đến khám, phải đảm bảo phương tiện phòng hộ, đeo khẩu trang, làm theo đúng hướng dẫn, quy trình của bệnh viện. Đây là những việc làm cần thiết với người dân và các cơ sở y tế có được thế trận tốt nhất phòng ngừa và chiến đấu chống lại đại dịch này.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 4 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top