Tiêm mũi sởi kết hợp sau bao lâu cần nhắc lại?
GiadinhNet - Con trai em đã tiêm 1 mũi sởi đơn lúc 20 tháng vào ngày 4/3/2014, sau đó cháu tiêm tiếp mũi phòng viêm não Nhật Bản vào các ngày 8/4/2014 và 18/4/2014. Vậy cháu có thể tiêm mũi sởi nhắc lại bằng mũi đơn hay mũi 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) và tiêm vào ngày tháng nào là hợp lý nhất?
Hỏi: Bác sĩ cho em hỏi, con trai em đã tiêm 1 mũi sởi đơn lúc 20 tháng vào ngày 4/3/2014, sau đó cháu tiêm tiếp mũi phòng viêm não Nhật Bản vào các ngày 8/4/2014 và 18/4/2014. Vậy cháu có thể tiêm mũi sởi nhắc lại bằng mũi đơn hay mũi 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) và tiêm vào ngày tháng nào là hợp lý nhất?
Cat Anh (anh…@yahoo.com)
Trả lời: Bạn Cat Anh mến!
- Đối với mũi viêm não Nhật bảB B: Bạn lưu ý mũi nhắc lại
sau 1 năm (4/2015).
- Đối với sởi: Bạn cần phân biệt mũi sởi đơn
(trong chương trình tiêm chủng quốc gia) và mũi sởi kết hợp (mũi mở rộng -
MMR). Đối với mũi sởi đơn: Bé sẽ chích 2 lần vào 9 tháng tuổi và 18
tháng tuổi (theo QĐ 845 của Bộ Y tế). Ngoài ra, sẽ có những đợt tiêm
vét, nhằm thanh toán bệnh sởi tại địa phương, nhà trẻ hay trường học thì
bé đều có thể tham gia.
Đối với mũi sởi kết hợp (MMR): Theo hướng dẫn của
nhà sản xuất, bé sẽ được tiêm sau 12 tháng tuổi và sau đó lặp lại lúc
bé được 4-6 tuổi.
Tư vấn bởi TS BS Cao
Hữu Nghĩa
Trưởng khoa xét
nghiệm sinh học lâm sàng, Viện Pasteur TP HCM
Hỏi: Con tôi hiện tại 18 tháng tuổi, lúc 9 tháng tuổi
do bệnh viện hết thuốc nên chưa tiêm vắc xin sởi cho cháu được, tới tháng 12
cháu được tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella. Xin Bác sĩ cho tôi hỏi như vậy con tôi đã có kháng thể với virus sởi
hay chưa? Hiện tại chúng tôi muốn tiêm vắc xin sởi mũi đầu tiên cho cháu có được
hay không? Xin cảm ơn Bác sĩ!
Nga nguyen (nn..@gmail.com)
Trả lời: Bạn Nga Nguyen mến!
Hiện nay các Trạm Y tế phường xã đang tổ chức tiêm
vét vaccine sởi cho các cháu bé từ 9 đến 36 tháng. Phụ huynh nên đưa bé đến Trạm y tế
phường xã nơi mình cư ngụ để tiêm ngừa sởi
trong 2 trường hợp sau:
-Trẻ 9 tháng đến 36 tháng chưa tiêm vaccine sởi.
- Trẻ 18 tháng đến 36 tháng đã tiêm mũi thứ nhất vaccine sởi (hoặc vắc xin sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella) nhưng chưa tiêm mũi thứ 2 vaccine sởi, khoảng thời gian từ mũi thứ nhất đến ngày tiêm vét là trên 1 tháng. (Căn cứ công văn số 198/TB-TTYTDP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh về việc tiêm vét sởi phòng chống dịch)
Hiện tại, con bạn 18 tháng tuổi. Lúc bé 12 tháng, bé
đã được tiêm vaccine sởi-quai bị-rubella mũi thứ 1. Vậy nay bạn nên cho bé tiêm
mũi thứ 2 vaccine sởi hoặc sởi-quai bị-rubella.
Tư vấn bởi BS Nguyễn Văn Thực
Phòng Khám Nhi – PK Hoàn Mỹ Tân Bình
Bạn đọc gửi câu hỏi vào email: bandoc@giadinh.net.vn, chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Tập Đoàn Y Dược Bảo Thanh Đường |

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcKhi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?
Sống khỏe - 7 giờ trướcVitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric
Sống khỏe - 22 giờ trướcMùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...

Gìn giữ và phát huy tinh hoa chữa bệnh không dùng thuốc bằng phương pháp Thập chỉ gia truyền
Sống khỏe - 1 ngày trướcSáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.

4 biện pháp giúp tránh xa bệnh tật mùa nắng nóng
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế thế giới, vào mùa hè nhiệt độ cao, kéo dài gây ra căng thẳng tích tụ trong cơ thể con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến thời tiết.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.