Tiêm vaccine rồi, F0 có gặp tình trạng COVID kéo dài?
F0 đã tiêm vaccine ít bị COVID kéo dài và nếu có thường nhẹ và qua mau. Phòng ngừa và dự đoán yếu tố nguy cơ dẫn đến COVID kéo dài.
Gần 65% người dân Mỹ đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, nước Mỹ bước vào một chương mới trong cuộc chiến với COVID-19. Quy định bắt buộc đeo khẩu trang đã được gỡ bỏ trên toàn quốc và các quy định giãn cách xã hội cũng đang được nới lỏng.
Như đã rõ ràng, đã tiêm vaccine rồi bạn vẫn có thể mắc COVID-19 do ổ dịch siêu lây nhiễm.
Gần đây hơn, vẫn có khả năng gặp tình trạng COVID kéo dài ở người đã tiêm phòng đủ 2 mũi (thậm chí đã tiêm liều tăng cường) nếu mắc COVID-19, tuy nhiên nguy cơ này giảm đáng kể.
1. Vaccine hiệu quả đáng kể ngăn ngừa COVID kéo dài
"Dữ liệu cho thấy vaccine giảm đáng kể tình trạng COVID kéo dài nếu bạn gặp nhiễm trùng đột phá.", TS. Linda Geng, giám đốc phòng khám hội chứng cấp tính hậu COVID-19 Standford, phó giáo sư y khoa, y tế cơ sở và dân số, Đại học Standford cho biết.

Tiêm vaccine làm giảm đáng kể nguy cơ COVID kéo dài nếu chẳng may mắc COVID-19
Một đánh giá toàn diện do Cơ quan An ninh Y tế Anh, thu thập dữ liệu từ 15 nghiên cứu quốc tế khảo sát xem liệu tiêm phòng COVID-19 trước khi bị dương tính với COVID-19 có bảo vệ F0 khỏi các triệu chứng mệt mỏi, khó thở và sương mù não hay không.
Mặc dù nghiên cứu về vấn đề này đang được tiến hành và còn cần thêm nhiều nghiên cứu khác, bản đánh giá của Cơ quan An ninh Y tế Anh cho thấy những bệnh nhân COVID-19 đã tiêm đủ 2 liều vaccine ít gặp các triệu chứng COVID kéo dài. Kể cả trong trường hợp F0 gặp triệu chứng COVID kéo dài, thường là nhẹ và mau chóng qua.
Dữ liệu ở người đã tiêm phòng cho thấy vaccine thực sự có hiệu quả ngăn ngừa tình trạng COVID kéo dài ở F0.
Đặc biệt, 6 trong số 8 nghiên cứu đánh giá hiệu quả vaccine trước khi nhiễm COVID-19 cho thấy ở những trường hợp đã tiêm phòng (1 hoặc 2 mũi) ít bị các triệu chứng COVID kéo dài kể cả về ngắn hạn (4 tuần sau nhiễm), trung hạn (12-20 tuần sau nhiễm) và dài hạn (6 tháng sau nhiễm), theo bản đánh giá của Cơ quan An ninh Y tế Anh.
2. Các triệu chứng COVID kéo dài thường gặp
COVID kéo dài, còn được gọi là các triệu chứng hậu COVID, điển hình thường bao gồm các triệu chứng COVID-19 kéo dài dai dẳng, thường là hàng tuần, hàng tháng, thậm chí nhiều năm. Các triệu chứng này thường bao gồm mệt mỏi, thở dốc và ho dai dẳng.
Nghiên cứu của Cơ quan An ninh Y tế Anh cũng cho thấy người trưởng thành (18-59 tuổi) đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ít bị các triệu chứng COVID kéo dài (28 ngày hoặc hơn) so với người chưa tiêm phòng ở cùng độ tuổi.
"Mặc dù có một tỷ lệ nhỏ người đã tiêm phòng rồi vẫn trải qua triệu chứng COVID kéo dài, phần lớn người mắc hội chứng COVID kéo dài chưa tiêm phòng vaccine", chuyên gia y tế công cộng Bernadette Boden-Albala, Đại học California cho biết.
Ngoài ra, các bản đánh giá nghiên cứu của Anh cũng chỉ ra những lợi ích đối với tiêm phòng vaccine COVID-19. Người tiêm đủ 2 mũi vaccine dù có bị triệu chứng COVID kéo dài thì cũng trong thời gian ngắn hơn. Ở F0 mắc COVID-19 rồi mới tiêm vaccine, triệu chứng COVID kéo dài cũng đỡ hơn.
Một nghiên cứu khác do Israel thực hiện cũng cho thấy F0 đã tiêm phòng ít bị các triệu chứng COVID kéo dài hơn so với người chưa tiêm phòng.
Nghiên cứu của Israel trên 951 người nhiễm COVID-19 và 2437 người chưa bị nhiễm. Ở người mắc COVID-19, 67% đã tiêm phòng (637 người). Kết quả cho thấy các F0 đã tiêm phòng 2 mũi ít gặp các triệu chứng điển hình của COVID kéo dài như mệt mỏi, đau đầu, người yếu mệt hay đau cơ.
Báo cáo của Israel cũng đưa ra kết luận rằng "ngoài giảm nguy cơ trở nặng khi mắc COVID-19, tiêm phòng vaccine còn bảo vệ bạn khỏi hội chứng COVID kéo dài".
3. Yếu tố nguy cơ dẫn tới COVID kéo dài
Theo một bản báo cáo mới đây trên tập san y học Cell, có nhiều nhân tố có thể dự đoán F0 nào sẽ gặp COVID kéo dài hay không?
Phân tích liệt kê ra một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới hội chứng COVID kéo dài bao gồm:
- Sự hiện diện và nồng độ của kháng thể tự miễn (kháng thể của hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, thường gặp ở bệnh tự miễn).
- Virus Epstein-Barr ở trong máu.
- Tải lượng virus (lượng vật liệu gene virus SARS-CoV-2 ở trong máu).
- Tình trạng đái tháo đường tuýp 2.
4. Làm thế nào để bảo vệ cơ thể khỏi COVID kéo dài?
Trong khi nhận thức rõ về tình trạng bệnh lý nền có thể tiên lượng về tình trạng COVID kéo dài, các chuyên gia tiếp tục chỉ ra rằng tiêm phòng là cách tốt nhất để trước hết chống lây nhiễm COVID-19, và do đó cũng ngăn ngừa COVID kéo dài.
"Cần thêm nhiều nghiên cứu trên những đối tượng dân số đa dạng khác nhau với phân tích về tác động lâu dài để hiệu rõ hơn về hiệu lực của vaccine đối với ngăn ngừa và giảm nhẹ COVID kéo dài.", TS. Geng nói. "Vaccine ngoài giảm lây nhiễm COVID-19, thì cũng góp phần ngăn ngừa COVID kéo dài nếu như trước hết đã không nhiễm COVID-19".
Chuyên gia Boden-Albala đưa ra lời khuyên những đối tượng phù hợp nên đi tiêm liều tăng cường vaccine COVID-19. Ngoài ra, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách cũng là cách phòng ngừa thích hợp để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19. Để bảo vệ bạn và những người xung quanh khỏi hội chứng COVID kéo dài, hãy tuân thủ các biện pháp phòng chống lây nhiễm COVID-19 theo quy định.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 8 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 8 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 10 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...