Tiền công 2 triệu/ngày vẫn không thuê nổi nhân viên chạy tàu du lịch
Du lịch Hạ Long (Quảng Ninh), nhà hàng, khách sạn trên bờ thiếu đầu bếp, bồi bàn; tàu du lịch dưới biển thiếu nhân viên đang là hiện trạng diễn ra khiến nhiều DN đau đầu.
Hơn 2 năm qua, tới 90% nhà hàng, khách sạn tại địa phương đã phải đóng cửa, nếu hoạt động cũng chỉ cầm chừng. Để giảm chi phí phát sinh, toàn bộ nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh phải nghỉ việc, những vị trí chủ chốt cũng làm việc bán thời gian.
Ngay tại thủ phủ du lịch của Hạ Long, Bãi Cháy cũng chuyển chế độ "ngủ đông" khi những tuyến phố như Vườn Đào, khu phố cổ, các cảng tàu du lịch vắng bóng người. Để có đủ tiền trang trải cuộc sống, hầu như nhân viên làm việc tại các nhà hàng đã chọn đi làm công nhân ở các công ty với mức lương ổn định.
Kể từ đầu năm, du lịch Quảng Ninh bắt đầu vào giai đoạn "rã đông", dần hồi phục sau ảnh hưởng dịch Covid-19. Lượng khách nội địa tăng theo từng tuần, song các khách sạn, DN du lịch lại phải đối mặt với bài toán thiếu nhân lực.
Khảo sát một vòng quanh các nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ ở Hạ Long trước thời điểm mùa du lịch cận kề, nhất là dịp lễ 30/4 và 1/5, nơi đâu cũng treo biển tuyển nhân viên.
Anh Nguyễn Công Hải (chủ nhà hàng Hải Quân, khu phố cổ Bãi Cháy) cho biết, từ khi nhà hàng mở lại, anh kiêm luôn đầu bếp, chạy bàn và mời khách. Tuần vừa rồi khách du lịch trở lại, đông đúc vào thứ 7, Chủ nhật, anh Hải quay cuồng. Nhiều khi chuẩn bị đồ ăn lâu quá, khách không chờ được bỏ đi.
"Cứ hễ thời gian rảnh, tôi liên hệ với tất cả người quen, đăng bài lên Facebook để tuyển nhân viên chạy bàn với mức lương 7 triệu/tháng bao ăn ở, nhưng đều nhận lại lời từ chối", anh Hải chia sẻ.
Là hướng dẫn viên du lịch đã nhiều năm, anh Nguyễn Thái Dương (28 tuổi) chưa từng nghĩ mình sẽ phải kiêm nhân viên nhà hàng mỗi khi dẫn khách đi ăn trưa và tối.
Bởi, mỗi đoàn khách trung bình hơn 20 người đi ăn, do thiếu người chạy bàn nên anh Dương phải tự đi xếp bàn ghế, gọi món xong lại lao đi bê món ăn cho khách. Khách thiếu đồ gì cần gọi, anh cũng tất tả phục vụ.
"Dẫn khách đi tour đứng nói cả buổi, tưởng đến trưa được nghỉ nhưng lại phải làm bồi bàn bất đắc dĩ vì nhà hàng thiếu người, đồ ăn lên lâu thì khách họ khó chịu, vả lại thời gian không cho phép chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến chuyến đi", cậu hướng dẫn viên than thở.
Chủ tàu du lịch lo phải nằm bờ vì thiếu nhân viên
Trước đây, trung bình một tháng, mỗi tàu sẽ đi từ 20 đến 25 chuyến chở khách tham quan vịnh. Nay dù đã mở cửa du lịch, nhưng cũng chỉ được hơn 5 chuyến. Nhân viên bếp, nhân viên phục vụ mỗi tàu cần khoảng gần 10 người thì mới hoạt động trơn tru, thế nhưng hiện tại, đội ngũ này đã lên bờ chuyển sang công việc khác có mức lương ổn định hơn.
Mặt khác, với số lượng chạy tuyến chở khách nhỏ giọt như hiện nay, các chủ tàu cũng chỉ thuê nhân viên theo kiểu thời vụ, theo chuyến tiền công khoảng 2 triệu/2 ngày.
Lý giải về việc này, một số chủ tàu cho rằng làm vậy để giảm chi phí, tránh bù lỗ vì nếu thuê theo hợp đồng nguyên tháng thì phải trả từ 8-10 triệu đồng/tháng/người. Trong khi thời điểm này khách du lịch lúc có lúc không thì việc thuê theo tháng là bất khả thi.
Liên quan vấn đề nhân sự du lịch, Phó giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh - bà Nguyễn Thuỳ Yên cho rằng, để mở cửa du lịch, thu hút mạnh mẽ và phục vụ khoảng 10 triệu khách trong năm nay, du lịch Quảng Ninh cần có lực lượng nhân sự đảm bảo. Tuy nhiên, đây cũng là bài toán không chỉ với du lịch địa phương mà còn của cả nước.
Tỉnh Quảng Ninh đã giao Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh rà soát nhân lực phù hợp để đào tạo. Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động đang gặp khó khăn.
Thời gian qua, có trên 70% người lao động ngành du lịch bị ảnh hưởng phải nghỉ việc, mất việc và giãn việc. Để nhóm nhân lực này quay trở lại hoặc đào tạo nhân lực mới thì cần phải có thời gian. Sở Du lịch Quảng Ninh đang lấy ý kiến từ hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội du lịch và các ban, ngành địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo, phục hồi nhân lực du lịch.
Các đối tượng đào tạo gồm cán bộ, người lao động ngành du lịch và các công chức, viên chức của các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương về du lịch, có thể là các cán bộ của xã, phường.
"Nội dung đào tạo là nâng cao trình độ, chuyên môn về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ đồng thời cũng có nội dung về quản lý rủi ro về khủng hoảng. Những đợt dịch Covid-19 vừa qua là ví dụ điển hình cho việc khủng hoảng du lịch, vì vậy các cơ sở du lịch cũng cần có đội ngũ phản ứng được với rủi ro để tránh bỡ ngỡ và giảm thiểu thua lỗ sau này", bà Yên cho biết.
Phạm Công
Nhiều người chọn cách này để tiết kiệm chi phí về quê ăn Tết
Xu hướng - 31 phút trướcGĐXH - Mặc dù chưa đến tháng 12/2024, nhiều người đã bắt đầu săn vé tàu về quê ăn Tết 2025. Thay vì phải xếp hàng dài để mua vé, họ chọn mua online để tiết kiệm thời gian.
Lấy công làm lãi, nhiều hộ dân 'bỏ túi' hàng trăm triệu nhờ trồng na trên đất đá
Xu hướng - 9 giờ trướcNgười dân ở xã Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) trồng cây na trên vùng đất đá cằn cỗi, mỗi năm cho thu hoạch hai vụ, lãi 250 triệu đồng/ha.
Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này
Xu hướng - 23 giờ trướcGĐXH - Trào lưu xé túi mù chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhiều người trẻ sẵn sàng chi 3-4 triệu đồng/tháng chỉ để tiếp tục được 'đập hộp mù' với hy vọng sở hữu Labubu phiên bản 12 con giáp.
Nghịch lý người dân không mặn mà vay vốn giá rẻ mua nhà
Xu hướng - 3 ngày trướcDù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà.
Người giàu Hà Nội tìm mua chung cư hạng sang, siêu sang nhiều nhất
Xu hướng - 3 ngày trướcTheo báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, Hà Nội dẫn đầu về tỷ lệ người tìm kiếm chung cư hạng sang, siêu sang trong năm 2024.
Người phụ nữ bị phản đối vì bán gia tài lấy 35 tỷ mua 15000 mẫu đất sa mạc: 13 năm sau trở thành tỷ phú nhờ 1 công thức
Xu hướng - 4 ngày trướcCông thức thành công này của người phụ nữ rất đáng để mọi người học hỏi.
Thay đổi cách nuôi con chỉ sống trong bùn bằng dây nilon, anh nông dân thu lãi hàng trăm triệu
Xu hướng - 5 ngày trướcAnh Thái Hoàng Phong, nông dân ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn giống và bán lươn thương phẩm nhờ vào cách nuôi lươn không bùn khoa học.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướng - 1 tuần trướcAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.
'Tuyệt chiêu' giúp lão nông Cà Mau 'cãi vợ' nuôi cá chình thu lãi tiền tỷ
Xu hướng - 1 tuần trướcVOV.VN - Ông Bảy Ánh tính nuôi cá chình bị vợ cản đến giận nhưng vẫn quyết nuôi. Hiện mỗi năm gia đình ông kiếm lời khoảng 3 tỷ đồng từ mô hình. Bí quyết thành công của lão nông “dám cãi vợ” đến từ “tuyệt chiêu” chuyển cá.
Mạnh dạn nuôi con vật có trong sách Đỏ, anh nông dân 'bỏ túi' 500 triệu đồng
Xu hướng - 1 tuần trướcTốt nghiệp đại học với công việc ổn định nhưng anh Nguyễn Văn Phương ở xã An Lâm (Nam Sách) quyết định bỏ việc về quê, mở trang trại nuôi chim và có thu nhập lên tới 500 triệu đồng/năm.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướngAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.