‘Tiếng Việt 1 chỉ là ngữ liệu tham khảo, giáo viên có thể thay đổi’
Bà Bùi Thị Diệu Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Du (Hà Nội), cho biết sách giáo khoa chỉ là ngữ liệu. Khi dạy, giáo viên có thể thay đổi cho phù hợp.
Bước sang tuần thứ 6 của năm học 2020-2021, tại các trường dạy Tiếng Việt theo bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, học sinh đã học hết phần âm, bắt đầu chuyển sang phần vần.

Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Du trong giờ học Tiếng Việt. Ảnh: N.S. |
Tốc độ này từng bị đánh giá là quá nhanh so với khả năng tiếp thu của học sinh, khiến cả giáo viên lẫn phụ huynh đều mệt khi dạy con.
Thời gian gần đây, cuốn Tiếng Việt của bộ Cánh diều lại nhận chỉ trích vì từ ngữ, câu chuyện trong sách. Những điều trên cho thấy năm học mới với chương trình mới có khởi đầu bỡ ngỡ.
Trao đổi với Zing, cô Trịnh Thị Kim Quế, giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Du (Hà Nội), thừa nhận khi bắt tay vào điều gì mới cũng có khó khăn. Chương trình cũ kéo dài nhiều năm, khá quen thuộc nên giáo viên biết bài học tiếp theo sẽ dạy gì.
Với chương trình này, giáo viên cần nghĩ nhiều hoạt động để các con ghi nhớ bài học, không phải đọc chép như trước. Ở chương trình mới, tiến độ bài nhanh, cô trò không có vài tuần làm quen các nét như chương trình cũ.
Cùng quan điểm, cô Đào Thu Thuỷ, giáo viên trường Tiểu học Tràng An (Hà Nội), cho rằng năm đầu tiên thực hiện SGK mới, họ gặp khó khăn do chương trình Tiếng Việt có tốc độ nhanh hơn chương trình cũ.
Tuy nhiên, giáo viên có lợi thế khi chương trình theo hướng mở, thầy cô chủ động hơn trong công việc dạy học. Họ có thể tự phân bố thời gian giữa các môn học, các nội dung trong bài học tùy thuộc vào tình hình thực tế.
![]() |
Học sinh trường Tiểu học Tràng An học vần "ây", "ay" qua hoạt động vẽ tranh, tô màu. Ảnh: N.S. |
Thực tế, theo quan sát, khi cùng dạy về vần "ây" và "ay", cô Thủy và cô Quế có cách tiếp cận khác nhau.
Cô Quế hướng dẫn học sinh sử dụng bộ dụng cụ học tập với các chữ cái có sẵn để các em tự ghép thành từ có vần vừa được học. Cô Thủy lại cho học trò thông qua hoạt động vẽ tranh để nhớ vần mới.
Sự chủ động, linh hoạt trong dạy học của giáo viên cũng là yếu tố bà Bùi Thị Diệu Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Du, nhấn mạnh khi nói về việc triển khai dạy học theo sách giáo khoa mới.
Cô thông tin trong quá trình chọn sách, giáo viên đã nghiên cứu, tìm hiểu cách triển khai. Sau khi có quyết định chọn bộ nào, giáo viên, ban giám hiệu cùng nghiên cứu cách dạy học, lên yêu cầu cần đạt trong từng tuần cho từng môn học.
Giáo viên căn cứ vào đó cùng tình hình thực tế để điều tiết việc dạy học. Nếu trong tiết học, học sinh chưa đạt yêu cầu đề ra, thầy cô có thể chuyển sang dạy ở tiết sau hoặc các tiết củng cố.
Bà nhấn mạnh giáo viên cần hiểu sách giáo khoa, bao gồm cả môn Tiếng Việt, chỉ là ngữ liệu, chương trình mới là pháp lệnh. Do đó, trong quá trình dạy học, giáo viên có thể thay đổi ngữ liệu phù hợp với học sinh.
"Cùng hoạt động đó, các cô có thể chủ động sử dụng ngữ liệu từ bộ sách khác, không nhất thiết của bộ sách đã chọn", cô Ngọc nói.
Theo Zing

Vụ dùng xe biển xanh để vận chuyển ma túy: Tử hình 2 cựu cán bộ công an
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Chiều 2/7, TAND TP Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm 12 bị cáo trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia liên quan bà trùm Nguyễn Thị Kim Hương (tức Hương "Mẩu").

Nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu và chèn ép xe khác
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu, dừng đón trả khách như xe tuyến cố định. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Người phụ nữ tử vong thương tâm sau va chạm với xe bồn
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Một vụ tai nạn vừa xảy ra trên địa bàn xã Đức Thọ (Hà Tĩnh) khiến người phụ nữ tử vong thương tâm.

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, giải trí Vườn quốc gia Vũ Quang
Xã hội - 4 giờ trướcGĐXH - Mục tiêu xuyên suốt của đề án là phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị cảnh quan, văn hóa, đồng thời tạo động lực thúc đẩy kinh tế địa phương.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có tuổi trẻ vất vả
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Người có ngày sinh Âm lịch kết thúc ở 4 số này khi còn trẻ nhiều thăng trầm, vất vả nhưng sau này lại có cơ hội phất nhanh, gia đình hạnh phúc.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH – Xem tử vi tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ về sự nghiệp, tài chính.

Công bố hình ảnh làm giả 70 nghìn chai dầu gió của vợ chồng doanh nhân
Pháp luật - 8 giờ trướcChồng nghiên cứu rồi cùng vợ chỉ đạo nhân viên dùng hoá chất pha chế để sản xuất lượng lớn dầu gió ngoại các loại, tuồn bán ra thị trường, thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng.

Chạy theo người lớn qua đường, bé trai bị xe container cán tử vong
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Bé trai trong lúc chạy theo người lớn để băng qua đường đã bất ngờ bị một xe container đang lưu thông đi tới tông trúng. Cú va chạm mạnh khiến nạn nhân bị cuốn vào gầm xe, tử vong tại chỗ.

Đây là cách đơn giản xem hình ảnh quá khứ qua Google Maps gây bão mạng
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Gần đây trên mạng xã hội lan truyền những đoạn video ngắn xem cảnh làng quê, nhà cũ trong quá khứ được nhiều người chia sẻ. Các video đơn giản thu về hàng triệu lượt xem, tạo thành trào lưu (trend) ở nền tảng.

Từ ngày 15/8 tới, người chuyên trách về chuyển đổi số, an ninh mạng nhận tin vui khi được tăng tiền hằng tháng
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định số 179/2025/NĐ-CP, từ ngày 15/8, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng được hưởng mức hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng.

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?
Đời sốngGĐXH - VNeID là công cụ số quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt trong đời sống của người dân. Từ ngày 1/7/2025, người dân cần lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID?