Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tìm được người thân nhờ câu hò xứ Nghệ

Thứ ba, 19:52 17/02/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Một ngày, chợt nghe được câu hò xứ Nghệ trên ti vi, người lính bị thương trong chiến tranh, lưu lạc đến độ “quên” mất quê cha đất tổ suốt hơn 30 năm trời bỗng giật mình xúc động nghẹn ngào. Đôi mắt rưng rưng, giọng nói khàn đục, ông thốt lên hai tiếng “Yên Thành”. Và từ đó, ruộng lúa, bờ khoai, hình bóng quê hương, người thân dần dần trở lại, dắt lối đưa ông về với quê nhà.

Năm 1974, anh Nguyễn Xuân Thuận (quê ở xã Viên Thành, Yên Thành, Nghệ An) mới 18 tuổi. Sức trẻ phơi phới, chàng trai quê lúa xung phong vào Nam chiến đấu với lời thề son sắt: Bao giờ đất nước thống nhất, con sẽ trở về! Thế nhưng, một năm sau, hòa bình lập lại cũng là lúc anh Thuận bặt tin. Phải đến 34 năm sau, chàng trai tóc xanh ngày nào giờ đã ngả màu sương mới tìm được quê nhà trong nỗi mừng mừng tủi tủi…

Con còn sống hay đã chết?

Bà Hảo vẫn 
mong từng ngày 
anh Thuận 
và các cháu 
tiếp tục 
trở về quê hương. 
Ảnh: Hồ Hà

Bà Hảo vẫn mong từng ngày anh Thuận và các cháu tiếp tục trở về quê hương. Ảnh: Hồ Hà

Hai miền Bắc - Nam thống nhất, đất nước mừng vui ngày đoàn tụ, ông Nguyễn Xuân Ưng và bà Nguyễn Thị Hảo ở quê nhà trào nước mắt. Vậy là đứa con trai cả Nguyễn Xuân Thuận sắp trở về rồi! Nhưng năm này qua tháng khác, anh Thuận vẫn bặt tin. Năm đầu tiên đi chiến đấu, anh Thuận vẫn đều đặn viết thư về. Nhưng từ ngày giải phóng, không một lá thư, không một tờ điện báo.

Rồi những người lính từ chiến trường lần lượt trở về, ông bà lại ngóng đợi tin con với niềm hi vọng. Cứ nghe tin có chiến sĩ từ phía Nam trở về Nghệ An, ông bà lại lặn lội đạp xe đến hỏi thăm. Ông bà cũng đã viết rất nhiều thư gửi vào Nam cho con nhưng không có hồi âm. Đến cả tờ giấy báo tử cũng không thấy. Ông Ưng, bà Hảo nhiều lần lên xã, lên huyện hỏi: “Con tôi đâu? Nó hy sinh hay còn sống?”. Hỏi thăm những đồng đội cùng nhập ngũ với con, ông bà đau đáu: “Các chú nói thật đi, thằng Thuận nhà tui sống hay chết rồi, hay nó đi vượt biên!”, nhưng cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu: Sau khi chuyển sang chiến trường biên giới phía Tây Nam không ai biết tin gì về Thuận nữa!

Bà Hảo nhớ lại: “Những ngày lễ Tết, nhớ con, chỉ biết khóc. Nghĩ con chết ở trong rừng hay ở nơi đâu đó mà không ai biết. Chúng tôi lập bàn thờ cho con dù không có giấy báo tử. Vào các ngày lễ Tết, tủi thân lắm! Vợ chồng tôi nuôi con vất vả, sinh ra không có sữa phải bồng con đi bú nhờ khắp xóm. Năm Thuận 4 tuổi thì… cháy nhà, tui chỉ kịp lao vô ôm con rồi chạy…Nuôi đến khi con khôn lớn, đi bộ đội, cuối cùng không có tin tức chi…”.

Kể từ đó, xóm làng coi như “thằng” Thuận mất tích. Thời gian trôi đi, mọi thứ đổi thay, những người con khác của ông Ưng, bà Hảo lớn lên, lấy vợ, gả chồng, sinh con đẻ cháu. Nhưng sâu thẳm trong lòng người cha, người mẹ vẫn khắc khoải mong ngóng đứa con đi từ ngày ấy chưa về…

Câu hò thức tỉnh ký ức

Sông Lam, núi Hồng, 
nơi có những 
câu hò ví, giặm 
thức tỉnh lòng người. 
	Ảnh: T.M
Sông Lam, núi Hồng, nơi có những câu hò ví, giặm thức tỉnh lòng người. Ảnh: T.M

Về phía chàng trai Nguyễn Xuân Thuận - theo gia đình kể lại - tháng 4/1975, đơn vị của anh được lệnh tấn công vào hướng Tây Bắc Xuân Lộc rồi tiến về giải phóng Sài Gòn. Sau ngày 30/4/1975, Nguyễn Xuân Thuận cùng đơn vị tiếp tục chiến đấu trên tuyến biên giới Tây Nam. Trong một trận đánh quân Pôn Pốt ở Hà Tiên, anh Thuận bị thương ở đầu và ngất đi.

Lần bị thương ấy đã lấy đi của anh Thuận gần như toàn bộ kí ức. Lúc tỉnh dậy, anh ngơ ngác, rồi đi lạc vào nhà dân. Một người mẹ ở Hà Tiên (Kiên Giang) đã nhận anh làm con nuôi, đặt cho cái tên mới là Nguyễn Thành Tâm. Sau đó, anh lại tiếp tục được một bà mẹ ở Hòn Chuông cưu mang, rồi gả con gái là chị Tạ Thị Đầm cho anh. Sau khi cưới, bố mẹ nuôi cho vợ chồng anh ruộng để làm ăn, sinh sống.

Thời gian thấm thoát trôi đi, 3 đứa con của anh Thuận, chị Đầm lần lượt ra đời. Anh cùng vợ chăm chỉ làm ruộng, nuôi các con khôn lớn. Nhưng trí nhớ của người “lính lạc” vẫn chẳng hề khôi phục. Anh mất toàn bộ ký ức của mình về cha, mẹ, người thân, quê hương, làng xóm, về đơn vị và đồng đội cũ. Chỉ duy nhất một thứ anh vẫn còn giữ được, mà chính anh cũng không nhận thức được, chính là tiếng Nghệ.

Giọng nói của anh vẫn pha đậm chất nằng nặng miền Trung. Các con anh lớn lên, nghe giọng cha và không khỏi thắc mắc: Quê quán mình ở đâu, tại sao cha không biết quê mình ở đâu? “Cha tôi rất hiền lành, thương vợ con. Chỉ có điều quê hương, ông bà, họ hàng thì cha không nhớ, không kể được gì”, Nguyễn Thành Nhân, con trai anh Thuận cho biết.

Một ngày tình cờ, anh Thuận bỗng nghe trên ti vi câu hò xứ Nghệ. Câu hò sâu lắng như đánh thức, phá vỡ lớp băng bao phủ quá khứ trong anh. Anh thẫn thờ lắng nghe từng nhịp điệu thân thương có từ trong tiềm thức, môi mấp máy rồi thốt lên hai tiếng “Yên Thành”.

Vợ con anh ngỡ ngàng, ký ức của anh đã thức tỉnh! Lúc ấy, Nguyễn Thành Nhân, con trai đầu của anh Thuận đang là sinh viên đại học. Thương cha, muốn tìm quê cho cha và cũng là tìm gốc gác, nguồn cội của mình, cậu quyết tâm tìm bằng được quê nội.

“Tôi bắt đầu hỏi chuyện cha, từng tý từng tý một. Lúc đó, cha đã nhớ ra tên quê là Yên Thành, Nghệ An, nhưng không nhớ rõ ở xã nào, cũng không nhớ được tên ông bà, anh em, họ hàng…Hồi đó, ở trong này, nghe mỗi tên Yên Thành, Nghệ An tôi mù mờ lắm, không hình dung được gì cả”, Nguyễn Thành Nhân kể lại.

Nhân lên mạng tra tên Yên Thành, Nghệ An, rồi gửi thư điện tử về nhiều địa chỉ dò hỏi, nhưng không có kết quả. Cuộc kiếm tìm như rơi vào bế tắc, nhưng những lúc đó lại có một chút thông tin lóe lên. Nhân đi tìm những người bạn của cha để hỏi xem họ có còn nhớ được điều gì không?

Sau đó, có người bạn quê Nghệ An cho Nhân số điện thoại Công an huyện Yên Thành, cậu bắt đầu gọi về đó hỏi dò. “Tôi gọi điện hỏi xem năm 1974 có những ai vào bội đội. Làng nào, xã nào đợt đó có nhiều người đi miền Nam chiến đấu nhất, rồi xin số điện thoại từng xã để hỏi. Đến khi hỏi được số điện thoại gọi về UBND xã Viên Thành thì gặp văn thư xã là cô Nguyễn Thị Chương. Thật là một sự trùng hợp may mắn kỳ diệu: Cô Chương là chị em với gia đình tôi. Nghe tôi kể xong chuyện, cô lặng đi một lúc rồi nói: Đúng rồi, con ơi, ông bà nội con vẫn còn sống! Ông bà con đi tìm cha con từ lúc con chưa sinh ra đến tận bây giờ”, Nhân kể.

Rồi Nhân nối điện thoại cho cha nói chuyện với ông bà. Nghe giọng nói của cha mẹ, của quê hương, trí nhớ của Nguyễn Xuân Thuận được dắt lối trở về, dù còn lộn xộn, lờ mờ, nhưng đã cảm nhận được khung cảnh làng quê, nhớ tên cha mẹ, nhớ tên các em…

Bà Hảo xúc động nhớ lại: “Lúc đó, Chương ở trên xã chạy về bảo Thuận còn sống, nó chưa chết, con nó gọi điện về tìm ông bà, mà tui không tin nổi vào tai mình. Bao nhiêu năm tìm kiếm, có tin tức chi của nó đâu. Mãi đến lúc nói chuyện điện thoại với Thuận, tôi mới dám tin là thật. Ông nhà tôi sau đó phá luôn bàn thờ con!”.

Trùng phùng ngày trở về

Bức ảnh úa màu của bố con anh Thuận là kỷ vật duy nhất mà bà Hảo đưa ra ngắm mỗi khi nhớ đến con (ảnh do gia đình cung cấp).
Bức ảnh úa màu của bố con anh Thuận là kỷ vật duy nhất mà bà Hảo đưa ra ngắm mỗi khi nhớ đến con (ảnh do gia đình cung cấp).

Giữa năm 2008, Nhân đưa cha trở về quê, về với ông bà sau tròn 34 năm cách biệt. Ở nhà, mọi người tập trung lại nhà ông Ưng, bà Hảo nóng lòng chờ đợi. “Chúng tôi xuống ngã 3 Diễn Châu để đón anh Thuận, chờ từng phút, không biết bây giờ anh ra sao, vì ngày anh đi bộ đội chúng tôi còn nhỏ quá. Nhưng khi nhìn thấy anh Thuận cùng con bước xuống xe, chúng tôi vẫn nhận ra...”, anh Nguyễn Văn Tứ, em trai anh Thuận kể lại.

Ngôi nhà nhỏ chật kín người thân, làng xóm đến chia vui “thằng Thuận mất tích trở về”. Rồi khi thấy bóng dáng cha con anh về, mọi người đứng dậy, rẽ sang hai bên. Ông Ưng, bà Hảo run run chạy đến ôm chầm lấy con, cháu òa khóc nức nở. Hạnh phúc, niềm vui mừng, tủi hờn sau hơn 30 năm vỡ òa theo nước mắt của người cha, người mẹ bạc tóc đợi con.

Bà Hảo lặng người nhớ lại: “Tôi chỉ biết ôm con khóc, không nói được chi. Hai cha con nó trên đường về đến Huế thì gặp tai nạn, may mà thoát chết. Thằng Thuận bị thương bầm dập khắp người, lúc nó về thấy đầy vết băng bó. Còn cháu Nhân rất giống bố, đẹp trai lắm!”.

Mọi người lần lượt giới thiệu cho anh Thuận các em trai, em dâu, các cháu, dẫn anh Thuận đi khắp làng, nhắc cho anh nhớ từng kỷ niệm. Các đồng đội cũ nghe tin anh về cũng tổ chức liên hoan ăn mừng. Buổi tối, các em và mẹ nhường cho anh ngủ với cha, để hai cha con tâm sự, nhắc cho anh Thuận nhớ về gốc gác, nguồn cội của mình.

“Sau đó, vào dịp Tết năm 2010,  Nguyễn Thành Nhân cưới vợ, ở ngoài này, chúng tôi vào dự đám cưới cháu, thăm nơi ở của anh thế nào và cảm ơn cha mẹ nuôi của anh. Vào đến nơi, anh Thuận dẫn chúng tôi ra đồng, mấy anh em vẫn tranh thủ cùng làm đất, gieo lúa xong rồi mới tổ chức đám cưới”, anh Tứ vui vẻ cho biết.

Bố anh Thuận đã mất cách đây 3 năm. Trước khi nhắm mắt, ông nói mình mãn nguyện vì đã được gặp lại đứa con trai yêu quý bặt vô âm tín suốt 34 năm. Còn giờ đây, bà Hảo vẫn ngày ngày mang chiếc ghế nhựa ra giữa sân, rồi ngóng ra ngoài đường chờ con. Thấy có khách vào nhà, bà giật mình hỏi: Có phải vợ chồng thằng Thuận không? Sau cuộc trùng phùng đầy nước mắt năm 2008 đến giờ, anh Thuận chưa có dịp trở lại thăm mẹ và các em, các cháu.

Nhớ con, bà lại lôi ảnh con ra ngắm. Rồi đôi mắt nhăn nheo, nụ cười móm mém, bà nhớ lại trong ký ức đứa con trai cả mà ông bà vất vả, khó nhọc nuôi lớn thành người. Bà nhớ con trai nghịch ngợm, nhưng tốt tính, 15, 16 tuổi đã đòi trốn nhà đi dân công hỏa tuyến, hát dân ca xứ Nghệ hay đến nỗi ai cũng biết tên. Câu hát nuôi dưỡng anh từ thuở bé thơ, câu hát ăn sâu vào máu thịt, để sau này, hơn 30 mất dấu quê hương, đã đánh thức anh, để từ đó người con trai tìm đường đưa cha trở về cố hương.

Theo thông tin gia đình cung cấp, anh Nguyễn Xuân Thuận nhập ngũ vào đơn vị 22B, Đoàn 22, Hà Tĩnh, sau đó được biên chế vào đơn vị E270, Sư đoàn 341 – Sông Lam. Trong chiến tranh, anh Thuận bị thương 3 lần, đặc biệt lần sau cùng bị thương vào đầu nên sức khỏe yếu, trí nhớ giảm sút. Thời gian qua, gia đình anh Thuận đã làm thủ tục xin hưởng chế độ. “Khi tìm được quê cho cha và trở về Viên Thành, Yên Thành, Nghệ An, tôi đã đưa hồ sơ gốc của cha vào Kiên Giang, làm thủ tục xin chế độ. Tuy nhiên, cha không có giấy xuất ngũ, lúc cha bị thương, mất trí nhớ, lạc đơn vị… không ai biết. Sau này, khi cha đã nhớ được quê và đơn vị, nhiều đồng đội đã đến thăm và viết giấy xác nhận cho cha, nhưng đến giờ cha vẫn chưa được chế độ nào cả”, Nguyễn Thành Nhân, con trai anh Thuận cho biết.

Hồ Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Giáo dục - 18 phút trước

Ngoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.

Danh tính bốn người cùng nhà tử vong trong vụ tai nạn ở Chương Mỹ

Danh tính bốn người cùng nhà tử vong trong vụ tai nạn ở Chương Mỹ

Thời sự - 24 phút trước

Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Giáo dục - 25 phút trước

GĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.

Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao  Kỳ  Sơn

Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao Kỳ Sơn

Xã hội - 26 phút trước

GĐXH - UBND xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã huy động lực lượng và nguồn hóa chất để tiêu độc, khử trùng các khu vực trại chăn nuôi có trâu, bò chết hoặc mắc bệnh ung khí thán nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Hà Nội: Hơn 300 bộ hài cốt đã được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Hơn 300 bộ hài cốt đã được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 47 phút trước

GĐXH - Tính đến 25/11, trong quá trình thi công hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Tây Sơn, quận Đống Đa (TP Hà Nội), công nhân đã phát hiện hơn 300 bộ hài cốt.

Nam thanh niên bị xe tải cán trọng thương khi đang ngồi trước cửa kho hàng

Nam thanh niên bị xe tải cán trọng thương khi đang ngồi trước cửa kho hàng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe tải trong lúc di chuyển ra khỏi kho hàng thì bất ngờ cán trúng một nam thanh niên đang ngồi trước cửa kho. Vụ tai nạn khiến nạn nhân bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu.

Mê mẩn vườn hồng cổ đỏ rực, du khách khắp nơi đổ xô về săn những bức ảnh triệu view

Mê mẩn vườn hồng cổ đỏ rực, du khách khắp nơi đổ xô về săn những bức ảnh triệu view

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Mùa hồng chín ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Vì vậy, đến núi Đại Huệ những ngày này, du khách sẽ được ngắm nhìn những vườn hồng rực rỡ ngút ngàn.

3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp những ngày cuối năm

3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp những ngày cuối năm

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tuần cuối cùng của tháng 11 này, đây là 3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Người bị rối loạn nhận biết 3 màu này có thể không được lái xe từ 1/1/2025

Người bị rối loạn nhận biết 3 màu này có thể không được lái xe từ 1/1/2025

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về sức khỏe đối với lái xe trong đó có lưu ý các bệnh về mắt. Những người có vấn đề về mắt cần lưu ý điều gì?

Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương

Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương

Thời sự - 4 giờ trước

Ngọn đồi sạt lở vùi lấp một phần ngôi nhà có 8 thành viên ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) khiến hai người bị thương, tài sản chưa thể di dời ra ngoài.

Top