Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tìm hiểu về tình trạng tim đập nhanh và cách cải thiện hiệu quả

Thứ ba, 11:16 04/06/2024 | Sống khỏe

Tình trạng tim đập nhanh có thể là phản ứng sinh lý của cơ thể khi xúc động, gắng sức hoặc là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng tim đập nhanh, mức độ nguy hiểm và phương pháp để cải thiện.

Tim đập nhanh là bệnh gì?

Nhịp tim của người bình thường ở trạng thái nghỉ ngơi là từ 60-100 nhịp/phút. Nhịp tim nhanh là khi tim đập >100 nhịp/phút. Khi tần số tim bình thường thì hoạt động ở buồng tim nhịp nhàng, khả năng bơm máu vào hệ tuần hoàn của cơ thể ổn định. Ngược lại, tim đập nhanh sẽ làm giảm hiệu quả bơm máu và lưu lượng máu đến các cơ quan, khi đó tim cũng sẽ bị thiếu oxy. Tình trạng này lâu dài có thể khiến cơ tim bị suy yếu, gây biến chứng nhồi máu cơ tim.

Tìm hiểu về tình trạng tim đập nhanh và cách cải thiện hiệu quả- Ảnh 1.

Tim đập nhanh nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết tim đập nhanh

Khi bị nhịp tim nhanh, cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:

- Hồi hộp: Luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng.

- Đánh trống ngực: Cảm giác khó chịu ở lồng ngực.

- Hụt hẫng: Cảm giác như tim bị hẫng một nhịp, tương tự như bị tim bỏ nhịp.

- Hít thở khó khăn: Hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, làm việc hay cả nghỉ ngơi cũng khiến người bệnh bị khó thở.

- Chóng mặt: Hai mắt tối sầm, dễ ngất xỉu, không thể nhìn rõ đồ vật.

- Run tay, chân: Khó cầm nắm đồ vật, đi lại và sinh hoạt khó khăn.

Nguyên nhân làm tim đập nhanh

Một số nguyên nhân khiến tim đập nhanh bất thường như:

- Tâm lý căng thẳng, lo lắng, hoảng sợ.

- Dùng các chất kích thích như caffeine, rượu bia, thuốc lá, cocaine…

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc ho, thuốc cảm cúm, thuốc hen suyễn, kháng sinh….

- Hoạt động hoặc luyện tập quá sức.

- Phụ nữ trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh bị thay đổi nội tiết tố.

- Ăn quá nhiều tinh bột, chất béo, đồ mặn, bột ngọt, nitrat...

Bên cạnh đó, tim đập nhanh cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc các bệnh lý như:

- Bệnh tim mạch bẩm sinh hoặc thứ phát như hở/hẹp van tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, cơ tim phì đại, suy tim…

- Rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu, trầm cảm.

- Cường giáp.

- Huyết áp thấp hoặc huyết áp cao.

- Rối loạn điện giải, khiếm khuyết gen di truyền (thường gặp ở hội chứng Brugada).

- Đường huyết cao.

- Bệnh phổi.

Tìm hiểu về tình trạng tim đập nhanh và cách cải thiện hiệu quả- Ảnh 2.

Người mắc các bệnh lý tim mạch cũng có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh

Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh sẽ làm giảm hiệu quả bơm máu, từ đó ảnh hưởng đến lưu lượng máu đi tới các cơ quan. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến cơ tim bị suy yếu và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng có thể gặp phải ở người bị tim đập nhanh như:

- Ngất xỉu: Tim đập nhanh có thể khiến huyết áp giảm đột ngột và làm người bệnh ngất đi.

- Tim ngừng đập: Biến chứng này hiếm gặp nhưng một khi đã xảy ra thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

- Đột quỵ: Trường hợp này thường gặp ở người mắc bệnh rung nhĩ, cơ thể hình thành cục máu đông khiến tắc mạch máu não.

- Suy tim: Khả năng co bóp của tim kém hiệu quả sẽ gây rối loạn nhịp tim như nhanh thất, rung thất, rung nhĩ…

Tìm hiểu về tình trạng tim đập nhanh và cách cải thiện hiệu quả- Ảnh 3.

Tim đập nhanh có thể khiến hình thành cục máu đông gây đột quỵ

Các phương pháp cải thiện tình trạng tim đập nhanh

Để điều trị nhịp tim nhanh hiện nay có rất nhiều phương pháp như dùng thuốc, điều chỉnh lối sống, can thiệp phẫu thuật… Cụ thể về các phương pháp cải thiện tình trạng tim đập nhanh như sau:

- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt: Người bệnh tim đập nhanh nên ăn uống khoa học kết hợp tập thể dục, thể thao thường xuyên. Không ăn các thực phẩm nhiều muối, đường, mỡ. Bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi. Nên lựa chọn các bài tập vừa sức, không nên tập gắng sức vì có thể làm tim đập nhanh hơn.

- Dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ: Một số thuốc phổ biến như thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi, thuốc chống loạn nhịp... Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý tăng hoặc giảm liều. Cần thận trọng với một số tác dụng phụ của thuốc tây như giảm nhịp tim quá mức, co thắt phế quản, mất ngủ…

- Can thiệp phẫu thuật: Phương pháp này được cân nhắc khi các biện pháp kể trên kém hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện đốt điện tim, đặt máy khử rung tim… để phục hồi chức năng tim, từ đó giúp ổn định nhịp tim.

Tìm hiểu về tình trạng tim đập nhanh và cách cải thiện hiệu quả- Ảnh 4.

Điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ góp phần ổn định nhịp tim

TPBVSK Ninh Tâm Vương - Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim an toàn, hiệu quả

Song song với các phương pháp kể trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ tăng cường hiệu quả ổn định nhịp tim. Một trong những sản phẩm từ thảo dược có khả năng hỗ trợ giảm nguy cơ tim đập nhanh, đó là TPBVSK Ninh Tâm Vương.

Ninh Tâm Vương có chứa thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, Khổ sâm có chứa matrine và oxymatrine giúp hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, hỗ trợ giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Nhờ đó mà Ninh Tâm Vương sẽ giúp hỗ trợ giảm nguy cơ tim đập nhanh dẫn đến hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu.

Tìm hiểu về tình trạng tim đập nhanh và cách cải thiện hiệu quả- Ảnh 5.

TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm nguy cơ tim đập nhanh

Bài viết trên đã tổng hợp lại một số thông tin về tình trạng tim đập nhanh và các phương pháp cải thiện hiệu quả. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị và thay đổi lối sống, bạn đừng  quên sử dụng Ninh Tâm Vương mỗi ngày để hỗ trợ nhịp tim ổn định vững vàng, sợ chi hồi hộp, chẳng màng lo âu nhé.

Thanh An

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giảm cân nên tránh 3 loại thực phẩm màu trắng

Giảm cân nên tránh 3 loại thực phẩm màu trắng

Sống khỏe - 35 phút trước

Mục tiêu giảm cân của bạn có thể đạt được nếu tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy tránh xa 3 loại thực phẩm màu trắng dưới đây vì chúng ảnh hưởng đến quá trình giảm cân.

Bất ngờ tác dụng phụ của rau muống, rất nhiều người không biết

Bất ngờ tác dụng phụ của rau muống, rất nhiều người không biết

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Một trong các thức ăn mà người bị gout (gút) cần kiêng chính là rau muống.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh vôi hóa cột sống

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh vôi hóa cột sống

Sống khỏe - 5 giờ trước

Vôi hóa cột sống là bệnh lý thuộc nhóm thoái hoá cột sống gây cảm giác khó chịu, đau đớn vùng cột sống cổ và lưng. Ngoài các nguyên nhân liên quan đến lão hóa, sinh hoạt, vận động thì dinh dưỡng kém cũng là yếu tố góp phần phát sinh và làm nặng thêm tình trạng tổn thương cột sống.

Chuyên gia chỉ ra 5 sai lầm thường gặp khi muốn thải độc gan

Chuyên gia chỉ ra 5 sai lầm thường gặp khi muốn thải độc gan

Sống khỏe - 6 giờ trước

Nếu bạn đang xem xét một kế hoạch thải độc gan để làm sạch cơ thể, hãy đọc bài viết này để hiểu về 5 quan niệm sai lầm thường gặp và có hướng đi phù hợp nhất.

7 lợi ích từ đậu giúp cơ thể khỏe mạnh, chậm lão hóa

7 lợi ích từ đậu giúp cơ thể khỏe mạnh, chậm lão hóa

Sống khỏe - 23 giờ trước

Với những lợi ích mang lại cho sức khỏe, đậu được coi là một 'siêu thực phẩm' giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lão hóa.

Giật mình với những thói quen dùng quạt đang "bào mòn" sức khỏe bạn mỗi ngày

Giật mình với những thói quen dùng quạt đang "bào mòn" sức khỏe bạn mỗi ngày

Sống khỏe - 23 giờ trước

Quạt là thiết bị điện gia dụng quen thuộc, mang lại sự mát mẻ trong những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, sử dụng quạt sai cách có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây là một số thói quen dùng quạt sai lầm mà bạn nên tránh ngay.

Đang làm việc trong phòng điều hòa, người đàn ông 54 tuổi ở Vĩnh Phúc phải đi cấp cứu trong tình trạng liệt nửa người

Đang làm việc trong phòng điều hòa, người đàn ông 54 tuổi ở Vĩnh Phúc phải đi cấp cứu trong tình trạng liệt nửa người

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Khi đang ngồi làm việc trong phòng điều hòa, ông L. cảm thấy cứng đờ nửa người bên phải, không cử động được, không nói được, không đi và đứng được.

Bé gái 7 tuổi ở Yên Bái suy thận mạn giai đoạn cuối, bà nội 56 tuổi đã quyết tâm làm việc ý nghĩa này

Bé gái 7 tuổi ở Yên Bái suy thận mạn giai đoạn cuối, bà nội 56 tuổi đã quyết tâm làm việc ý nghĩa này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bà nội của bé gái bị suy thận mạn giai đoạn cuối bày tỏ quyết tâm: “Tôi sẽ hiến thận cho cháu, dù chỉ còn một tia hy vọng cũng mong các bác sĩ cứu sống cháu”.

Nam thanh niên 20 tuổi gặp tai nạn giao thông vỡ gan nguy kịch được cứu sống nhờ phương pháp này

Nam thanh niên 20 tuổi gặp tai nạn giao thông vỡ gan nguy kịch được cứu sống nhờ phương pháp này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân bị chấn thương gan độ IV, ổ chảy máu hoạt động, gãy đa xương sườn bên phải, tràn khí, tràn dịch màng phổi phải.

Bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức làm Thứ trưởng Bộ Y tế

Bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức làm Thứ trưởng Bộ Y tế

Y tế - 1 ngày trước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 29/6/2024 bổ nhiệm ông Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.

Top