Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 3/11: Tái bùng dịch, học sinh Hà Nội trở lại trường như thế nào; danh tính người đàn ông chỉ tay quát "mày công tác ở đội nào"?

Thứ tư, 07:08 03/11/2021 | Thời sự

GiadinhNet - Do tình hình dịch COVID-19 đang phức tạp nên Hà Nội phải tính tiếp về việc bao giờ cho học sinh trong nội thành trở lại trường học; ông H. đã xin lỗi chiến sĩ công an và bị lập biên bản vi phạm hành chính với mức phạt 2,5 triệu đồng.

Tin sáng 2/11: Hà Nội "đổi màu" từ xanh thành vàng, yêu cầu số lượng người tham dự lễ cưới; TP HCM cách ly tại nhà người về chưa tiêm đủ liều vaccine COVID-19Tin sáng 2/11: Hà Nội 'đổi màu' từ xanh thành vàng, yêu cầu số lượng người tham dự lễ cưới; TP HCM cách ly tại nhà người về chưa tiêm đủ liều vaccine COVID-19

GiadinhNet - Hà Nội siết chặt phòng dịch, hàng ăn uống đóng cửa trước 21h, học sinh ở một số huyện nội thành có thể đi học trở lại vào tuần sau, Sở Y tế TP HCM có hướng dẫn tạm thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến/về TP HCM nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Hà Nội cần sẵn sàng cho tình huống dịch xấu hơn

Hôm nay 2/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với TP.Hà Nội về công tác phòng chống dịch COVID-19.

Theo Phó Thủ tướng, Hà Nội là đô thị lớn, nhu cầu giao lưu rất lớn, nhưng đến nay thành phố đã làm rất tốt công tác phòng, chống dịch. Dù vậy, Hà Nội vẫn phải cảnh giác vì thực tế dịch đã ngấm rất sâu trong cộng đồng, khi hằng ngày cả nước vẫn ghi nhận khoảng 5.000 ca nhiễm mới qua công tác xét nghiệm giám sát.

"Chúng ta thích ứng linh hoạt nhưng phải an toàn, sẵn sàng tình huống xấu hơn. Thành phố đã lập kịch bản ứng phó với 40.000 ca nhiễm nhưng cần bàn bạc, tính toán kỹ. Các giải pháp tuyên tuyền, vận động người dân thực hiện phòng, chống dịch phải thống nhất, không để lúc chặt quá, khi lỏng quá", báo Thanh niên trích lời Phó Thủ tướng.

Hà Nội: Vùng xanh "đổi màu", học sinh đi học như thế nào?

Tin sáng 3/10: Tái bùng dịch, học sinh Hà Nội trở lại trường như thế nào? - Ảnh 1.

Hiện vẫn chưa có lịch trở lại trường của học sinh khu vực nội thành Hà Nội.

Theo văn bản mới nhất của UBND TP Hà Nội ngày 1/11, hiện chỉ có học sinh ở 18 huyện, thị xã được trở lại trường học. Các trường học của Hà Nội được ưu tiên đi học trực tiếp đầu tiên thuộc 18 huyện và thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1 và 2, trong 14 ngày tính đến thời điểm 8/11 không có các ca F0 trong cộng đồng.

Cụ thể, 18 huyện, thị xã ở Hà Nội học sinh được đi học trở lại ở một số cấp từ ngày 8/11 bao gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa và Sơn Tây.

Tuy nhiên, trong số các huyện, thị xã trên đây, một số địa phương đang tái bùng phát dịch như huyện Quốc Oai và Mê Linh, sau khi phát hiện nhiều ca F0 trong cộng đồng, việc cho học sinh trở lại trường sẽ được triển khai như thế nào?

Trao đổi với PV Dân trí ngày 2/11, ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh cho biết, Mê Linh có tổng cộng 16 xã và 2 thị trấn.

Hiện dịch COVID-19 đang tái bùng phát ở xã Tiến Thắng và có hai ca liên quan ở xã Văn Khê.

"Phòng GD-ĐT Mê Linh đang họp với Trung tâm Y tế để rà soát và báo cáo UBND huyện. Dưới sự giám sát và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, căn cứ thực tế mức độ dịch trên địa bàn các xã thuộc các vùng 1,2,3,4 ra sao để chúng tôi xây dựng phương án cho học sinh trở lại trường phù hợp. Trên cơ sở này, Phòng GD-ĐT sẽ báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện", ông Hậu cho biết.

Được biết, trước khi có văn bản của UBND TP Hà Nội, một khảo sát của Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh cho thấy, khoảng 60% phụ huynh ủng hộ HS đến trường từ ngày 1/11.

Trao đổi thêm với PV, ông Hậu cho hay, học sinh tiểu học và THCS chủ yếu ở xã nào học trên địa bàn xã đó. Cá biệt có một số em do công việc của bố mẹ nên phải đi liên xã để học trái tuyến nhưng con số này không nhiều.

"Sau khi rà soát học sinh trên địa bàn và vẫn kiểm soát được dịch bệnh, huyện sẽ cho học sinh đầu, cuối cấp đi học theo quy định.

Điều chúng tôi băn khoăn nhất là các trường THPT do đặc trưng tuyển sinh trên toàn huyện nên sẽ có nhiều em ở có liên quan đến vùng dịch khó khăn khi trở lại trường", ông Hậu nói.

Cũng là điểm "nóng" tái bùng phát dịch, huyện Quốc Oai cũng đang khẩn trương rà soát toàn bộ học sinh ở các xã trên địa bàn.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Hoàng Nguyên Ưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cho hay, hiện địa phương đang đánh giá cấp độ dịch của các xã.

Trên cơ sở đó, từ nay đến ngày 8/11, xã nào đủ điều kiện sẽ chuẩn bị cơ sở vật chất trường học sẵn sàng.

Nếu tình hình kiểm soát dịch ở các địa phương đó vẫn ổn định, huyện sẽ cho học sinh trở lại trường theo đúng hướng dẫn của UBND thành phố nhưng nếu tình hình phức tạp thì sẽ lùi lại.

Hiện toàn Thành phố Hà Nội có 12 quận nội thành học sinh vẫn tiếp tục học trực tuyến gồm: Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Tây Hồ và Nam Từ Liêm.

Mặc dù có nhiều phường trên địa bàn các quận này được đánh giá mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp 2 nhưng hiện học sinh chưa biết bao giờ trở lại trường học.

Một số ý kiến cho rằng nhiều trường ở nội thành có học sinh ở cả vùng "xanh, vàng, đỏ" lẫn lộn. Thậm chí trong một lớp, có học sinh chỉ ở cách nhau một con đường nhưng lại thuộc hai nhóm "xanh, đỏ" nên rất khó để tổ chức lớp.

Theo ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, để học sinh một số khối lớp của trường nội thành đi học trước sẽ khó thực hiện bởi nhà trường sẽ phải chia ca để vừa dạy trực tuyến vừa dạy trực tiếp sẽ rất khó khăn.

Do vậy, ông đề xuất thành phố cho phép học sinh các trường ở ngoại thành đi học, sau 1-2 tuần theo dõi diễn biến của dịch bệnh, tiếp tục cho tất cả học sinh các cấp tới trường.

Khi đi học trở lại, các trường sẽ phải tính toán về việc học 2 buổi/ngày và bán trú ra sao vì học sinh trường ngoài công lập ở nội thành sinh sống trên địa bàn rất nhiều quận và nhu cầu bán trú khá lớn.

Chi tiết những địa bàn ở Hà Nội cho học sinh đến trường từ 8/11Chi tiết những địa bàn ở Hà Nội cho học sinh đến trường từ 8/11

Hà Nội cho phép học sinh của 18 huyện và thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, trong vòng 14 ngày tính đến ngày 8/11 không có các ca F0 trong cộng đồng, được đi học trở lại.

Dịch ngấm sâu trong cộng đồng tại 3 huyện

Tin sáng 3/10: Tái bùng dịch, học sinh Hà Nội trở lại trường như thế nào; danh tính người đàn ông chỉ tay quát "mày công tác ở đội nào" - Ảnh 4.

Hà Nội có 3 huyện dịch ngấm sâu trong cộng đồng

Trong cuộc họp diễn ra tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội vào hôm nay, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh việc Hà Nội phải kiên trì xác định phòng, chống dịch ở mức độ cao hơn; vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cầu thị, lắng nghe chỉ đạo của Trung ương.

"Điều này càng cần thiết hơn trong bối cảnh hiện nay, khi nguy cơ dịch bệnh rất cao, đã có những khu vực dịch ngấm sâu trong cộng đồng như những ổ dịch phát hiện tại các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, gần nhất là huyện Phú Xuyên", Phó Bí thư Nguyễn Văn Phong nói.

Theo ông, nguy cơ do người về từ vùng dịch cũng rất cao, không chỉ là người về từ các tỉnh phía Nam mà ở các phía như trường hợp F0 ở huyện Mê Linh vừa qua là người về từ tỉnh Hà Giang.

Hà Nội luôn xác định phải chủ động trong phòng, chống dịch; đây còn là trách nhiệm của Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, đầu mối giao thương, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; công tác phòng, chống dịch có ảnh hưởng, tác động rất nhiều đến các tỉnh, thành phố xung quanh.

Kinh nghiệm chống dịch vừa qua càng đặt ra yêu cầu cao hơn đối với Hà Nội, vì nếu để bùng phát dịch nặng như TPHCM hay các tỉnh phía Nam thì sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn lực quốc gia.

Hà Nội thêm 62 ca COVID-19 mới, 12 ca cộng đồng và ổ dịch mới ở Gia LâmHà Nội thêm 62 ca COVID-19 mới, 12 ca cộng đồng và ổ dịch mới ở Gia Lâm

GiadinhNet - Trong 62 ca COVID-19 mới phát hiện ở Hà Nội ngày 2/11, có 31 ca đã tiêm đủ 2 mũi. Các ổ dịch phức tạp vẫn liên tiếp ghi nhận ca mới. Nhiều người phát hiện dương tính từ dấu hiệu ho, sốt.

Phê bình nhiều lãnh đạo huyện, yêu cầu khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh ở Bắc Giang

Tin sáng 3/10: Tái bùng dịch, học sinh Hà Nội trở lại trường như thế nào; danh tính người đàn ông chỉ tay quát "mày công tác ở đội nào" - Ảnh 6.

Lực lượng chức năng làm công tác phòng chống dịch ở tỉnh Bắc Giang - Ảnh: Diệu Hoa


Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn gửi UBND huyện, TP; các Sở: Nội vụ, Y tế, Công an tỉnh về việc chấn chỉnh việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, trong ngày 1/11, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã phát sinh ổ dịch mới tại huyện Yên Thế, bước đầu xác định có 10 trường hợp F0, nguyên nhân do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và các cấp chính quyền huyện Yên Thế, xã Hương Vĩ đã chủ quan, lơ là, không quản lý chặt chẽ theo quy định đối với những người từ vùng dịch tỉnh Bắc Ninh về địa phương (trường hợp Nguyễn Văn H. là công nhân Công ty TNHH Tùng Thành làm ở Quế Võ, Bắc Ninh). Đây là ổ dịch rất phức tạp do các trường hợp F0 tiếp xúc nhiều người (liên quan đến quán ăn, đám cưới, trường mầm non…).

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nghiêm khắc phê bình Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch huyện Yên Thế, cá nhân Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch huyện và Chủ tịch UBND huyện Yên Thế.

Để nhanh chóng kiểm soát, khống chế ổ dịch tại xã Hương Vĩ, đồng thời tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, kịp thời phát hiện, ngăn chặn không để dịch từ bên ngoài xâm nhập vào địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Yên Thế tập trung cao lực lượng, thực hiện khẩn trương khoanh vùng, truy vết, điều tra, xét nghiệm, cách ly nhằm ngăn chặn sự lây lan của ổ dịch. Tạm dừng các hoạt động tập trung đông người và áp dụng các biện pháp khác trong phạm vi thẩm quyền để khống chế thành công ổ dịch trong 1 tuần.

Yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo công an huyện Yên Thế khẩn trương điều tra, khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn huyện Yên Thế, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Huyện ủy Yên Thế tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan để lây lan dịch bệnh trên địa bàn.

Trên 99% F0 xuất viện, Bình Dương đóng cửa bệnh viện dã chiến

Tin sáng 3/10: Tái bùng dịch, học sinh Hà Nội trở lại trường như thế nào; danh tính người đàn ông chỉ tay quát "mày công tác ở đội nào" - Ảnh 7.

Bệnh viện dã chiến Thới Hòa trống giường Ảnh: chụp từ camera

Ngày 2/11, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Bình Dương thông tin, hiện địa phương đã có 99% F0 được xuất viện.

Hiện tại, Bình Dương còn 6.688 bệnh nhân đang điều trị (qua xét nghiệm RT-PCR và test nhanh). Trong đó, điều trị tại nhà là 2.574 bệnh nhân, tại cơ sở điều trị là 4.114 bệnh nhân.

Trong 10 ngày qua, số ca mắc mới COVID-19 ở Bình Dương trong khoảng từ 500 đến hơn 600 ca/mỗi ngày, hầu hết trong khu vực phong tỏa. Toàn tỉnh này đang có 517 điểm, khu vực phong tỏa.

 Người đàn ông chỉ tay vào mặt chiến sĩ công an hỏi "Mày công tác ở đội nào?" lên tiếng

Tin sáng 3/10: Tái bùng dịch, học sinh Hà Nội trở lại trường như thế nào; danh tính người đàn ông chỉ tay quát "mày công tác ở đội nào" - Ảnh 3.

Ông H. chỉ tay vào lực lượng phòng chống dịch (Ảnh: Báo Bình Thuận)


Ngày 2/11, UBND phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cho biết người đàn ông chỉ tay vào thượng úy cảnh sát đang tham gia kiểm tra phòng chống dịch COVID-19 rồi lớn tiếng quát "mày công tác ở đội nào?" đã đến làm việc với cơ quan chức năng.

Theo UBND phường Phú Thủy, người này là ông N.V.H, trước đây công tác tại TAND tỉnh Bình Thuận, hiện đã nghỉ việc.

Theo tường trình của ông H, khi đoàn kiểm tra liên ngành của TP Phan Thiết kiểm tra nhà hàng Hoa Phượng (trên đường Hùng Vương, phường Phú Thủy), ông và 2 người khác đang có mặt để ăn uống. Do thời điểm này, phường Phú Thủy đang là địa bàn "vùng cam", không được ăn uống tại chỗ nên cơ quan chức năng đã vào kiểm tra. Ông H. cho biết khi bị quay phim, chụp ảnh, ông có ngỏ ý gặp trưởng đoàn kiểm tra để không bị đưa hình ảnh lên báo chí.

Cũng theo tường trình của ông H, lúc này, ông và thượng úy cảnh sát có lời nói qua lại với nhau. Ông đã nóng nảy nói lời không chuẩn mực: "Đồng chí công tác ở đội nào? Mày công tác ở đội nào?". Ông H. cho rằng những lời nói này là sai nên đã nhận lỗi và gửi lời xin lỗi đến thượng úy cảnh sát cũng như đoàn kiểm tra liên ngành.

Mời độc giả theo dõi video hấp dẫn trên giadinh.net.vn

Vi phạm phòng chống dịch, hành động đáng lên án trên mạng xã hội 



K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 8/9: Ấm áp tình người trong bão; Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 là ai?

Tin sáng 8/9: Ấm áp tình người trong bão; Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 là ai?

Thời sự - 17 phút trước

GĐXH - Dù đoạn clip chỉ dài 13 giây nhưng việc người đi xe máy được giúp qua cầu an toàn tạo nên một hình ảnh đẹp, ấm lòng trong gió bão; Theo công bố của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, ứng viên phó giáo sư trẻ nhất năm nay sinh năm 1992.

Bộ Công thương: Khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua

Bộ Công thương: Khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Công điện hoả tốc số 6814/CĐ-BCT ngày 7/9/2024 của Bộ Trưởng Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia và Sở Công thương 28 tỉnh ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại.

Bão số 3 về đến Hà Nội, gió giật ầm ầm, mưa ngập úng nhiều khu vực

Bão số 3 về đến Hà Nội, gió giật ầm ầm, mưa ngập úng nhiều khu vực

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Tâm bão số 3 đã đến Thủ đô Hà Nội, sức gió mạnh nhất cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12.

Video: Bão số 3 quần thảo, mái tôn, tường kính bị cuốn bay rơi lả tả

Video: Bão số 3 quần thảo, mái tôn, tường kính bị cuốn bay rơi lả tả

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Do ảnh hưởng của mưa bão, rất nhiều cửa kính, mái tôn bị cuốn bay để lại cảnh tượng hoang tàn và nguy hiểm.

Ấm lòng hình ảnh nhiều tài xế ô tô đi chậm dìu xe máy vượt gió bão Yagi

Ấm lòng hình ảnh nhiều tài xế ô tô đi chậm dìu xe máy vượt gió bão Yagi

Thời sự - 12 giờ trước

Thấy người đi xe máy di chuyển khó khăn, nhiều tài xế ô tô đã đi chậm trên cầu Nhật Tân (Hà Nội) để che chắn mưa giông gió giật từ bão Yagi, giúp đoàn xe máy lưu thông an toàn.

Ứng phó bão số 3: Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh thiệt hại về người

Ứng phó bão số 3: Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh thiệt hại về người

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 7/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người, trước khi bão số 3 đang di chuyển qua Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Hà Nội: Dừng tàu điện, xe buýt để đảm bảo an toàn khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Dừng tàu điện, xe buýt để đảm bảo an toàn khi bão số 3 đổ bộ

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Chiều 7/9, do ảnh hưởng của bão số 3, 2 tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Cầu Giấy sẽ dừng chạy. Các tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội sẽ chạy nốt đến điểm cuối trước khi dừng hẳn để tránh bão.

Bão số 3 sắp vào Hà Nội, tiểu thương vội vã thu dọn gánh hàng, trở về nhà an toàn tránh bão

Bão số 3 sắp vào Hà Nội, tiểu thương vội vã thu dọn gánh hàng, trở về nhà an toàn tránh bão

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH - Trước khi cơn bão số 3 đi qua địa phận Hà Nội và các tỉnh lân cận, nhiều tiểu thương đã nhanh chóng thu dọn gánh hàng, trở về nhà an toàn để tránh bão.

Bão số 3 vừa đổ bộ, Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều thiệt hại

Bão số 3 vừa đổ bộ, Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều thiệt hại

Thời sự - 15 giờ trước

Theo ghi nhận ban đầu sau khi bão số 3 đổ bộ, tại Quảng Ninh đã có nhiều ngôi nhà bị tốc mái, cây gãy đổ la liệt, tàu bị chìm, nhiều khu vực mất điện và sóng di động...

Bão số 3 giảm cấp đã vào vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, sức phá hoại vẫn cực kỳ lớn

Bão số 3 giảm cấp đã vào vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, sức phá hoại vẫn cực kỳ lớn

Thời sự - 17 giờ trước

GĐXH - Bão số 3 đã giảm xuống cấp 13, không còn là siêu bão khi vào vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, nhưng sức tàn phá vẫn ở thang cảnh báo cao nhất.

Top