Tin sáng 30/12: Thêm nhiều khối lớp học sinh ở TP.HCM sẽ đến trường trực tiếp; F0 ở Hà Nội điều trị tại nhà tự bổ sung nhiều vitamin C bị đau bụng, buồn nôn
GiadinhNet - Từ ngày 3/1/2022, học sinh của các khối lớp 7, 8, 10, 11 ở TP.HCM sẽ trở lại trường; Trong quá trình tư vấn cho F0 tại nhà, bác sĩ nhận thấy gần đây khi ca F0 tại Hà Nội tăng cao, nhiều người dân tự bổ sung vitamin C để nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh COVID-19.
Dịch COVID-19 ở Hà Nội
F0 điều trị tại nhà tự bổ sung nhiều vitamin C bị đau bụng, buồn nôn
Đây là thông tin từ ThS.BS Nguyễn Đình Tỉnh - giảng viên Bộ môn nhi, Khoa Y học lâm sàng, Trường đại học Y tế Công cộng.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Tỉnh cho biết trong quá trình tư vấn cho F0 tại nhà, bác sĩ nhận thấy gần đây khi ca F0 tại Hà Nội tăng cao, nhiều người dân tự bổ sung vitamin C để nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh COVID-19. Bác sĩ Tỉnh nhận được nhiều cuộc gọi của bệnh nhân gặp những triệu chứng rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, …
"Khi tôi hỏi thì biết được các bệnh nhân này đã bổ sung quá nhiều loại vitamin C. Có nhiều người bổ sung cả vitamin C dạng sủi và dạng viên.
Điều đáng nói là sử dụng nhiều hơn liều lượng mà nhà sản xuất khuyến cáo. Việc đưa lượng vitamin C quá nhiều vào cơ thể trong một thời gian ngắn sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, buồn nôn. Thậm chí có thể dẫn đến ứ sắt, sỏi thận" - bác sĩ Tỉnh khuyến cáo.
Hà Nội cần làm gì khi số ca chuyển nặng, tử vong tăng nhanh?
Trao đổi với Zing News, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết để tránh nguy cơ "vỡ trận" như từng xảy ra ở TP.HCM, ông Nga nhấn mạnh Hà Nội phải duy trì tỷ lệ tử vong dưới ngưỡng 1-1,5%. Thủ đô cần xác định rõ mục tiêu chống dịch hiện tại. Thành phố chỉ có thể ưu tiên một đến hai nhiệm vụ, không thể dồn toàn bộ lực để đạt Zero COVID-19 như trước.
"Có thể nhận thấy ngăn chặn lây nhiễm không khả thi lúc này, dấu hiệu nhận biết người mang virus đã không còn như trước. Hầu hết F0 đã tiêm vaccine đều khoẻ mạnh như người không nhiễm bệnh", ông Nga nói.
Chuyên gia nhìn nhận cần căn cứ vào số liệu ca thở máy, tử vong thay vì số liệu ca nhiễm hàng ngày để xác định các nhiệm vụ phòng chống dịch. "Số liệu ca nhiễm hàng ngày không còn là căn cứ quan trọng để xác định các nhiệm vụ chống dịch trong giai đoạn này", ông Nga nói.
Ông cũng kiến nghị Hà Nội chú trọng công tác điều trị, phòng bệnh cho nhóm nguy cơ tử vong cao, như người già, người nhiều bệnh nền, người không đủ sức khoẻ, điều kiện để tiêm vaccine. Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ phải tìm cách hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chuyển tầng, phát hiện sớm F0 điều trị tại nhà diễn biến nặng để kịp thời điều trị.
TP.HCM đề xuất cho học sinh khối lớp 7, 8 và 10, 11 đi học từ ngày 3/1
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa gửi đề xuất tới UBND thành phố về việc cho học sinh của một số khối lớp đi học trực tiếp trong tuần sau. Cụ thể, từ ngày 3/1/2022, học sinh của các khối lớp 7, 8, 10, 11 sẽ trở lại trường.
Lịch trình đi học trực tiếp của học sinh tiểu học, mầm non sẽ được công bố sau, tùy theo tình hình thực tế dịch COVID-19.
Nếu học sinh của các khối lớp nói trên được đi học lại trong tuần sau, thành phố hoàn tất việc cho học sinh của cấp THCS, THPT đi học trở lại.
TP.HCM: Bệnh viện đảm bảo 100% quân số trực Tết Dương lịch
Trước tình hình biến chủng Omicron của vi rút SAR-CoV-2 gây dịch COVID-19 xâm nhập vào Việt Nam qua ca nhập cảnh từ Anh (đã cách ly từ đầu), Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản gửi tất cả cơ sở y tế công lập đề nghị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2022.
Theo đó, ngành y tế và các lực lượng tham gia phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo 100% quân số trong các ngày nghỉ lễ để thực hiện công tác phòng chống dịch.
Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm công tác phòng chống dịch COVID-19 tại đơn vị, xây dựng phương án tuyên truyền, ứng phó với dịch bệnh, không tổ chức liên hoan tất niên, gặp mặt đầu xuân, dừng các hoạt động lễ hội, sự kiện tập trung đông người chưa cần thiết; phân công trực và đảm bảo cấp cứu 24/24.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cũng đã đi thăm, động viên các y bác sĩ đang làm việc tại một số bệnh viện dã chiến trên địa bàn.
Bộ Y tế điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19
Bộ Y tế cho biết hiện nay, tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát, tuy nhiên số ca mắc mới có xu hướng tăng tại một số tỉnh, thành phố. Để tiếp tục chủ động tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc, quản lý hiệu quả các ca bệnh COVID-19 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phù hợp với điều kiện và nguồn lực của các địa phương, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tổ chức thực hiện giám sát bệnh COVID-19 với nhóm đối tượng.
Cụ thể: Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp:
Người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như: Sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp. Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên. - Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.
Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) là người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền.
Quảng Nam: Vận động người dân ở nơi có dịch COVID-19 không về quê ăn Tết khi không cần thiết
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký ban hành chỉ thị về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 an toàn, vui tươi, lành mạnh, nghĩa tình và tiết kiệm.
Theo đó, để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân trong tỉnh đón mừng năm mới 2022 và vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần an toàn, Quảng Nam yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Các địa phương phải chủ động dự báo, đánh giá nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập vào địa bàn tỉnh và từng địa phương để xây dựng, thực hiện kịp thời, quyết liệt, hiệu quả các phương án, kịch bản phòng, chống dịch bệnh.
Đặc biệt, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu tuyên truyền nhân dân vận động người thân đang sinh sống, làm việc ở nơi có dịch không trở về địa phương này trong dịp Tết, khi không thật sự cần thiết.
Thêm 29 ca dương tính SARS-CoV-2 là học sinh, TP. Sơn La cho toàn bộ học sinh tạm dừng đến trường
Theo báo cáo nhanh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Sơn La, ngày 28/12, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã phát hiện 58 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 29 học sinh thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quyết Tâm, phường Quyết Tâm, TP.Sơn La.
29 học sinh trên là F1 có liên quan các học sinh F0 được phát hiện trong ngày 26 - 27/12, guy cơ lây nhiễm cộng đồng rất cao.
Bắc Ninh yêu cầu người dân không ra đường sau 22h, dừng phục vụ ăn uống tại chỗ
Tối 28/12, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các địa phương tăng cường biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh, thời gian thực hiện từ 29/12/2021 đến hết 12/1/2022, tùy thuộc diễn biến dịch bệnh có thể tiếp tục kéo dài.
Người dân được yêu cầu không ra ngoài từ 22h hôm trước đến 4h hôm sau, trừ các trường hợp như thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về… nhưng phải có giấy tờ liên quan là thẻ, giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp hoặc giấy tờ chứng minh khác.
Các hoạt động ngoài trời tập trung không quá 10 người, bảo đảm giãn cách tối thiểu 2m giữa người với người. Các nhà hàng, các quán ăn, cửa hàng dịch vụ ăn, uống, cà phê không phục vụ ăn, uống tại chỗ, chỉ bán hàng mang về.
Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục dừng hoạt động đối với các dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, phòng tập thể hình, yoga, spa, phòng game, quán bi-a, rạp chiếu phim…; không tổ chức tụ tập đông người liên hoan tất niên.
Xuất hiện biến chủng Omicron tại Việt Nam, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng dịch
Trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam là người trở về từ Anh, đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay sau khi nhập cảnh tại sân bay Nội Bài (Hà Nội).
Bệnh nhân đang được cách ly tại phòng riêng biệt tại Bệnh viện 108 và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Tình trạng sức khỏe bện nhân này ổn định, chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc COVID-19 không triệu chứng, nguy cơ thấp.
Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Bộ Y tế hướng dẫn xác định ca mắc COVID-19 bằng test nhanh
Về đề xuất sử dụng kết quả xét nghiệm kháng nguyên để xác định tình trạng khỏi bệnh và cho ra viện, theo Bộ Y tế, với người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi thời gian cách ly, điều trị đủ 10 ngày và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính. Trạm Y tế nơi quản lý chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
Với người bệnh điều trị các cơ sở thu dung, điều trị, nếu là người bệnh Covid-19 đơn thuần hay người có bệnh nền/bệnh kèm theo, thì các triệu chứng lâm sàng cần phải hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên; có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc Ct từ 30 trở lên hoặc test nhanh âm tính vào trước ngày ra viện.
Người bệnh COVID-19 đơn thuần sau khi ra viện cần ở tại nhà, tự theo dõi trong 7 ngày, tuân thủ 5K. Đồng thời, đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời.
Sơn La ghi nhận 703 F0, điểm du lịch Nông trường Mộc Châu chuyển 'màu đỏ'
Theo CDC Sơn La, từ ngày 5/10 đến ngày 28/12, Sơn La đã phát hiện 703 trường hợp dương tính là công dân trở về từ các địa phương, lây nhiễm thứ phát và tại cộng đồng; 14.267 người được theo dõi, cách ly, theo dõi sức khỏe.
Đáng chú ý, trong các ngày 26, 27 và 28/12, tỉnh Sơn La ghi nhận thêm hàng trăm trường hợp F0, trong đó có nhiều ca mắc tại cộng đồng.
Để kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, các địa phương trong tỉnh Sơn La hiện đang khẩn trương truy vết những trường hợp tiếp xúc gần với các F0; khoanh vùng các địa điểm có nguy cơ cao. Cùng với đó là triển khai lấy mẫu xét nghiệm diện rộng để xác định nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
OMICRON đã xuất hiện tại Việt Nam
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 5 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 10 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 21 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.