Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 6/1: Vì sao Hà Nội chưa cho mở lại các dịch vụ karaoke, bar, massage? Thực hư việc UBND xã "buộc" người lao động về ăn Tết trước 22 ngày

Thứ năm, 06:41 06/01/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Dù tỷ lệ bao phủ vaccine ở Hà Nội gần tương đồng với TPHCM nhưng thành phố chưa có kế hoạch cho quán karaoke, bar, massage… hoạt động trở lại trong thời gian tới.

Tin sáng 5/1: TP.HCM mở lại karaoke, bar, vũ trường, massage; lý do bất khả kháng khiến phim 'Phố trong làng' phải ngừng phát sóngTin sáng 5/1: TP.HCM mở lại karaoke, bar, vũ trường, massage; lý do bất khả kháng khiến phim "Phố trong làng" phải ngừng phát sóng

GiadinhNet - Các cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage được phép mở lại từ ngày 10/1; đạo diễn phim "Phố trong làng" cho biết đoàn phim tạm ngưng quay vì diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại Hà Nội trong giai đoạn này.

Việt Nam trong top 6 nước bao phủ vaccine cao nhất thế giới

Từ chỗ tiêm vaccine rất thấp, Việt Nam đã vượt lên là một trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới, theo Phó thủ tướng Phạm Bình Minh.

Sáng 5/1, tại hội nghị Chính phủ với các địa phương, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết cuối tháng 4/2021, đợt dịch thứ tư bùng phát, cả nước mới tiêm được 320.000 liều vaccine. Đầu tháng 10/2021, khi Chính phủ chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, cả nước đã tiêm dược 47 triệu liều.

Đến nay, Việt Nam đã bao phủ vaccine mũi một cho tất cả dân số từ 18 tuổi; bao phủ 90% mũi hai. Tỷ lệ dân số 12-17 tuổi được tiêm mũi một là 86%; mũi hai là 57%. Các cơ quan cũng đang đặt mua vaccine để tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

Các biện pháp phòng chống dịch được kế thừa và liên tục điều chỉnh, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn. "Khi dịch bệnh thâm nhập nhanh, nhiễm sâu tại đô thị, vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, trong khi chưa có vaccine, thuốc đặc trị, chúng ta phải áp dụng biện pháp hành chính nghiêm ngặt, nhanh chóng điều chỉnh tổ chức thực hiện, lấy cấp xã là pháo đài, người dân là chiến sĩ", ông nói.

Ngày 5/1: Cả nước có 17.017 ca mắc COVID-19, Hà Nội vẫn nhiều nhất với 2.505 caNgày 5/1: Cả nước có 17.017 ca mắc COVID-19, Hà Nội vẫn nhiều nhất với 2.505 ca

Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 5/1 cho biết có 17.017 ca mắc COVID-19 tại 63 tỉnh, thành phố, Hà Nội vẫn nhiều nhất với 2.505 ca.

Phó tổng tham mưu trưởng nói về việc 'điều động quân đội lớn nhất sau chiến tranh'

Tin sáng 6/1: Vì sao Hà Nội chưa cho mở lại các dịch vụ karaoke, bar, massage? - Ảnh 2.

Trung tướng Ngô Minh Tiến: Thủ tướng đã ra quyết định rất kịp thời, sáng suốt, quyết đoán khi không ban bố tình trạng khẩn cấp mà quyết định sử dụng một lực lượng có lựa chọn, chủ yếu là y tế, quân đội, công an để chi viện cho các tỉnh phía nam phòng chống dịch. Ảnh: VGP

Câu chuyện này được trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía nam, chia sẻ tại buổi tọa đàm "Nhìn lại 2021 - Những chuyển hướng chiến lược" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 4.1.

Tướng Tiến kể trước tình hình dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 tại TP.HCM và các tỉnh phía nam diễn biến phức tạp, biến chủng Delta lây lan rất nhanh và sâu trong cộng đồng, đặc biệt là số ca tử vong ngày càng tăng nhanh, các địa phương phía nam có đề nghị Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh nhằm kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía nam.

"Đây là đề nghị hết sức cân não, không chỉ cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ mà còn cho các cơ quan, bộ, ngành, chức năng", ông Tiến nhớ lại, và kể tiếp, khi ấy Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ nhận thấy có mấy vấn đề cần phải quan tâm, sau nhiều lần họp và làm việc trực tiếp với các địa phương, chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng chống dịch, và thực tế trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía nam.

Đó là, thứ nhất, nếu áp dụng Chỉ thị 16 tăng cường trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía nam thì sẽ rất khó khăn cho công tác kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, bởi với thành phố đông dân như thế, không có lực lượng nào bảo đảm được việc giãn cách xã hội, phường giãn cách phường, nhà giãn cách nhà.

Vấn đề thứ hai là bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là nhu yếu phẩm cho người dân.

Thứ ba là hệ thống y tế của TP.HCM và các tỉnh phía nam không đủ sức để bảo đảm phân tầng điều trị và giải quyết các vấn đề về xét nghiệm và chữa trị cho các bệnh nhân theo phân tầng điều trị như hướng dẫn của Bộ Y tế.

"Tôi thấy đề nghị của các địa phương cũng có lý do của họ. Nhưng trên cơ sở cân nhắc và phân tích các yếu tố, sự tham mưu của Tổ Công tác đặc biệt của Thủ tướng, bám sát vào mục tiêu đặt ra là tính mạng của người dân là trên hết, trước hết, Thủ tướng đã ra quyết định rất kịp thời, quyết đoán là sử dụng một lực lượng có lựa chọn, chủ yếu là y tế, quân đội, công an để chi viện cho các tỉnh phía nam tham gia phòng chống dịch", ông Tiến nói, và cho rằng đó là lần điều động lực lượng, phương tiện lớn chưa từng có kể từ sau chiến tranh.

Theo Phó tổng tham mưu trưởng, đây chính là quyết định có tính bước ngoặt để sau đó một thời gian ngắn (khoảng 3 tháng), chúng ta đã kiểm soát, ổn định tình hình dịch bệnh, ghi nhận của báo Thanh niên.

Dịch COVID-19 ở Hà Nội

4.000 cuộc gọi tư vấn F0 mỗi ngày

28 nhóm y bác sĩ phụ trách bệnh nhân COVID-19 ở 30 quận, huyện, thị xã, mỗi ngày thực hiện khoảng 4.000 cuộc gọi chăm sóc F0.

Thông tin trên được đại diện Thành đoàn Hà Nội cho biết ngày 5/1. 28 nhóm y bác sĩ thuộc Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, hoạt động từ ngày 17/12, thăm hỏi và tư vấn cho F0, hỗ trợ y tế cơ sở. Mỗi nhóm có một bác sĩ quản lý, 7-10 bác sĩ tư vấn; mỗi bác sĩ tư vấn sàng lọc khoảng 40-50 F0 mới một ngày. Từ ngày 17 đến 30/12/2021, 28 nhóm y bác sĩ đã thực hiện 29.741 cuộc gọi, trong đó 17.105 cuộc kết nối thành công. Họ sàng lọc, thăm khám, tư vấn, hỗ trợ 11.147 trong tổng số 16.653 F0 tại nhà, tỷ lệ 66,93%.

Ngoài ra, một nhóm khác nhận cuộc gọi đến từ F0, 7 ngày một tuần trong các khung giờ: 9-11h, 14-17h và 19-21h, tại tổng đài 0241022 nhánh số 3. Từ ngày 31/12/2021, nhóm này hoạt động liên tục 24 giờ.

Khi F0 gọi đến tổng đài 1022, người trực lưu số liên hệ và thông tin cơ bản. Sau đó, bác sĩ Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành gọi lại, sàng lọc, hỏi họ tên, năm sinh, địa chỉ, tình trạng sức khỏe, bệnh lý nền... để đánh giá nguy cơ. Nếu F0 có 3-4 yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ báo y tế địa phương để hỗ trợ, chuyển cấp cứu kịp thời.

Hà Nội tiếp tục vượt ngưỡng 2.500 ca mắc COVID-19 mới với 594 ca cộng đồngHà Nội tiếp tục vượt ngưỡng 2.500 ca mắc COVID-19 mới với 594 ca cộng đồng

GiadinhNet - Chỉ trong 24h, Hà Nội đã ghi nhận đến 2.506 ca mắc COVID-19 mới. Nhiều ổ dịch vẫn tiếp tục có dấu hiệu chưa hạ nhiệt.

Vì sao Hà Nội chưa cho mở lại các dịch vụ karaoke, bar, massage?

Tin sáng 6/1: Vì sao Hà Nội chưa cho mở lại các dịch vụ karaoke, bar, massage? - Ảnh 3.

Hà Nội chưa quyết định việc cho quán bar, karaoke... hoạt động trở lại vì loại hình dịch vụ này hoạt động trong phòng kín, dễ lây lan virus, trong khi dịch ở Hà Nội đang căng thẳng (Ảnh minh họa).

Lý giải về quyết định trên với PV Dân trí sáng 5/1, một lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, do các ngành nghề này có đặc thù hoạt động trong phòng kín, dễ lây lan virus nên thành phố chưa quyết định cho hoạt động trở lại.

Bên cạnh đó, theo vị lãnh đạo này, trong bối cảnh hiện tại, Hà Nội ghi nhận hàng nghìn ca F0/ngày, trong đó có nhiều ca ngoài cộng đồng.

"Việc cho quán karaoke, bar, massage… hoạt động trở lại sẽ do thành phố quyết định. Hiện Sở Y tế chưa tham mưu gì về việc này" - vị lãnh đạo này cho hay.

Hiện Hà Nội chưa cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, massage… hoạt động trở lại. Riêng các quận, huyện có dịch ở cấp độ 3 (tức vùng cam), chính quyền sở tại thường áp dụng biện pháp hành chính hạn chế các hoạt động không thiết yếu; yêu cầu các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán hàng mang về và đóng cửa trước 21h hàng ngày… để phòng, chống dịch.

Ca COVID-19 tăng cao, Hà Nội điều trị F0 tại nhà thế nào?

Văn bản nêu rõ nhiệm vụ của Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã; các Trạm Y tế phường xã; Mạng lưới thầy thuốc đồng hành...

Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà với lực lượng nòng cốt là Đoàn thanh niên, được giao nhiệm vụ nhập thông tin F0 lên hệ thống phần mềm, chỉnh sửa dữ liệu F0 đã đăng ký trên phần mềm để thông tin của F0 chính xác.

Lực lượng này hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà biết cách khai báo thông tin sức khỏe hàng ngày vào phần mềm, khai hộ thông tin cho người không có điện thoại thông minh hoặc người già yếu. Đồng thời lực lượng này liên hệ với F0 để nhắc họ khai báo đúng giờ, đủ thông tin sức khỏe.

Tổ cũng có trách nhiệm thông báo cho nhân viên y tế nếu F0 đang theo dõi tại nhà có dấu hiệu chuyển nặng hoặc triệu chứng bất thường.

Sản phụ mắc COVID-19 thoát cửa tử sau 1 tháng 'quay cuồng' trong cơn bão Cytokine

Tin sáng 6/1: Vì sao Hà Nội chưa cho mở lại các dịch vụ karaoke, bar, massage?; thực hư việc xã "buộc" người lao động về ăn Tết trước 22 ngày - Ảnh 6.

Mới đây, bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) đã tiếp nhận bệnh nhân L.T.G mang thai tuần thứ 34, nhập viện Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 (C2). Những ngày đầu, sản phụ tỉnh táo, ho khan, niêm mạc da hồng, không phù, không sốt, chỉ khó thở khi gắng sức vận động.

Mặc dù chưa có nhiều triệu chứng nặng và nguy hiểm nhưng do sản phụ chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 nên các bác sỹ trong khu điều trị C2 và Ban chỉ đạo chống dịch đều tiên lượng đây là ca bệnh phức tạp, có nguy cơ diễn biến nhanh, đòi hỏi phải theo dõi sát sao và điều trị tích cực.

Vài ngày sau, tình trạng lâm sàng của sản phụ nặng dần. Sản phụ ho nhiều hơn, khó thở tăng lên ngay cả lúc nghỉ ngơi. Kết quả chụp X-quang phổi cho thấy tổn thương phổi tăng dần. Xét nghiệm máu báo hiệu các chỉ số bão Cytokine ở mức rất cao (Bão Cytokine là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với virus gây bệnh, cuối cùng quay ngược lại tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, gây tổn thương đa tạng).

Nên uống nước trước khi đi tiêm vaccine mũi 3

Tiêm vaccine COVID-19 mũi tăng cường sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như đau ở chỗ tiêm, sốt và mệt mỏi, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ. Tuy nhiên, CDC Mỹ khuyến cáo những trường hợp ngất xỉu sau khi tiêm chủng tuy hiếm nhưng cũng rất đáng lo ngại.

"Tăng thể tích nội mạch bằng cách hydrat hóa (bổ sung phân tử nước) có thể ngăn ngừa việc ngất xỉu do rối loạn vận mạch", Matt Blanchette, phát ngôn viên của CVS Health (Mỹ), nhận định trên trang tin Health.

Theo bác sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Giáo sư Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ), mọi người sẽ có nhiều khả năng bị ngất xỉu khi cơ thể mất nước, việc cung cấp đủ nước cũng có thể giúp chúng ta cảm thấy đỡ buồn nôn và dễ chịu hơn. Uống đủ nước mang lại rất nhiều lợi ích và không gây hại hay ảnh hưởng đến việc tiêm vaccine. Vì vậy, uống nước trước khi tiêm vaccine là điều nên làm.

TP. Thanh Hóa gửi thư ngỏ, vận động người dân xa quê không về đón Tết

Thành ủy, UBND, HĐND, Mặt trận tổ quốc TP. Thanh Hóa ngày 30/12/2021 gửi đi thư ngỏ về việc chung tay phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, thành phố vận động và thông báo cho con em, người thân trong gia đình đang sinh sống, công tác xa quê biết được tình hình và tạm thời không trở về quê nếu không cần thiết, nhất là trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Thành phố cũng đề nghị người dân tự giác chấp hành và vận động người thân chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, hạn chế tối đa việc đi lại, thăm hỏi, chúc Tết, liên hoan, gặp mặt…

Thực hư việc xã "buộc" người lao động về ăn Tết trước 22 ngày

Sáng 5/1, một lãnh đạo UBND xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) cho biết UBND xã đã có văn bản đính chính lại văn bản có nội dung yêu cầu người lao động ngoài tỉnh có nhu cầu trở về địa phương trong dịp Tết Nguyên Đán, phải chủ động về trước ngày 10/1/2022 (tức mùng 8 tháng Chạp âm lịch), trước 22 ngày tính đến Tết.

Theo vị này, sau khi nhận thấy có sự sai sót, địa phương đã họp và đưa ra hướng điều chỉnh, đính chính lại nội dung thay vì yêu cầu người lao động phải về quê trước ngày 10/1/2022 thì mọi người cần thực hiện kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình tại nơi đang làm việc, để đảm bảo sức khỏe, an toàn trước khi trở về địa phương.

Văn bản đính chính nêu rõ do sơ xuất trong khâu thẩm định văn bản trước khi ký ban hành, trong công văn có nội dung chưa phù hợp với thực tế. UBND xã Chiềng Yên xin đính chính lại nội dung 2 trong văn bản, theo đó Ban quản lý các bản thông báo cho các hộ gia đình có người thân đi lao động, đang làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, lao động tự do ngoài tỉnh có nhu cầu trở về địa phương trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022, chủ động thời gian và các điều kiện cần thiết để về đón Tết nguyên Đán cùng gia đình. Với điều kiện phải đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trước đó, ngày 30/12/2021, UBND xã Chiềng Yên đã ra văn bản số 74/UBND về việc đôn đốc lao động có nhu cầu trở về địa phương trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần năm 2022.

Nội dung số 2 trong văn bản có nội dung: "Lên kế hoạch cho các hộ gia đình có người thân đi lao động, đang làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, lao động tự do ngoài tỉnh có nhu cầu trở về địa phương trong dịp Tết nguyên Đán Nhân dân năm 2022, phải chủ động về trước ngày 10/1/2022 (tức ngày 8 tháng Chạp) để đảm bảo cách ly y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế".

Trẻ em mắc COVID-19 tại TP.HCM có xu hướng giảm

Tin sáng 6/1: Vì sao Hà Nội chưa cho mở lại các dịch vụ karaoke, bar, massage? - Ảnh 4.

Trẻ mắc COVID-19 đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN

Theo số liệu cập nhật đến sáng 5/1 từ Sở Y tế TP.HCM, hiện toàn TP ghi nhận 149 trẻ em mắc COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn, trong đó chủ yếu có triệu chứng nhẹ và trung bình.

Hầu hết các trường hợp này đang được theo dõi, chăm sóc và điều trị tại 3 bệnh viện nhi của thành phố, gồm Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng TP.

Cả 3 bệnh viện đều có khoa điều trị COVID-19 với đầy đủ phương tiện vật chất, trang thiết bị và cơ số giường đảm bảo thu dung điều trị cho các trường hợp bệnh nhi mắc COVID-19 trên địa bàn TP.

Bắc Giang bắt đầu điều trị F0 tại nhà

Tin sáng 6/1: Vì sao Hà Nội chưa cho mở lại các dịch vụ karaoke, bar, massage? - Ảnh 5.

Nguồn lây ban đầu tại Trường Tiểu học Ngô Sỹ Liên được xác định liên quan đến thầy giáo dạy tiếng Anh là người nước ngoài

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh Bắc Giang bắt đầu điều trị F0 tại nhà để thích ứng linh hoạt với diễn biến dịch COVID – 19 hiện nay.

Những ngày gần đây, tỉnh Bắc Giang phát hiện hàng chục ca mắc COVID – 19/ngày. Riêng ngày 4/1, tỉnh Bắc Giang có hơn 200 ca. Theo lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, phần lớn những ca mắc COVID – 19 đã được tiêm vắc xin, có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng.

Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, tính đến ngày 4/1, toàn tỉnh có 643 ca mắc COVID – 19 đang điều trị tại 4 cơ sở y tế. Đồng thời, tỉnh có 34 trường hợp F0 đang được điều trị tại nơi lưu trú trên địa bàn thành phố Bắc Giang, huyện Yên Thế, Sơn Động và Hiệp Hòa. Các F0 điều trị tại nhà được kết nối liên lạc thông suốt với cơ quan chức năng, tổ COVID cộng đồng.

TP Quy Nhơn cho phép mở lại karaoke, massage từ ngày 5/1

Cụ thể, nhà hàng, quán án, kinh doanh dịch vụ ăn uống, chợ truyền thống; các cơ sở kinh doanh các dịch vụ karaoke , massage, Internet, trò chơi điện tử, làm đẹp, gym, fitness, yoga, aerobic, khiêu vũ, bida được hoạt động kinh doanh trở lại.

Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được mở cửa trở lại với điều kiện hoạt động không quá 50% công suất, chỉ được hoạt động từ 5h đến 21h hàng ngày; thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K ; tổ chức khai báo y tế, quét mã QR, bố trí khoảng cách tối thiểu theo đúng quy định.

Hà Nội có hơn 300 bệnh nhân COVID-19 nặng

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 5 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 10 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 21 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.

Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm

Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.

Top