Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tình dục an toàn vẫn là “chuyện khó nói”

Nữ công nhân phá thai, giấu bầu, tự sinh con rồi vứt bỏ là hệ quả tất yếu của một sự thiếu hụt kiến thức sức khoẻ sinh sản, tình dục an toàn…

Do các cơ quan chức năng, doanh nghiệp chưa có sự quan tâm đầy đủ nên lĩnh vực này vẫn là những “cơn khát”, thậm chí tệ hơn là ''con số không'' về hiểu biết. Và theo như một cán bộ công đoàn Bình Dương: Đã thế kỷ 21 rồi mà người ta vẫn nghĩ tình dục an toàn là chuyện khó nói!

Đánh đổi cả cuộc đời

Yêu vội, yêu không “thẩm định”, yêu cho bằng bạn bằng bè, để rồi nhiều nữ công nhân sau khi mới nếm có một chút mật ngọt của tình yêu đã phải tự mình đi giải quyết “hậu quả” do đối phương cao chạy xa bay. Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình Marie Stopes International Bình Dương, thuộc Dĩ An, Bình Dương luôn đông nghịt và có đến 80% số đối tượng đến thăm khám ở đây là nữ công nhân.

Bà Nguyễn Thị Lệ - Giám đốc trung tâm này - cho tôi một con số giật mình: Trong số các nữ công nhân đến chấm dứt thai chỉ có 50% có người thân đi cùng, số còn lại phải tranh thủ giờ nghỉ trưa công ty, tự đến, “xử lý” xong rồi tự về. Có chị em thì đợi tan ca, ghé vào làm rồi về ngay mà không cần nghỉ ngơi, sáng mai... đi làm tiếp.

Bà Lệ nói, lý do được các nữ công nhân giải thích cho việc chấm dứt thai của mình là chưa kết hôn nên không chủ động sử dụng hoặc không biết các biện pháp tránh thai. Có người chỉ vì bạn trai không thích, không hỗ trợ “công cụ” nên dù biết có thể sẽ dính bầu nhưng vẫn cứ nhắm mắt làm liều. Có em bảo không bỏ thai thì người yêu sẽ chia tay; có em thì nói bố nó đã có gia đình nên không thể chấp nhận có con...; thế là phải phá bỏ. Bà thở dài: “Có nữ công nhân tâm sự đã 3 lần phá thai”.

Để đáp ứng cho nhu cầu chấm dứt thai của công nhân, các phòng khám sản phụ khoa tư nhân quanh các KCN-KCX của Bình Dương mọc lên như nấm. Chi phí cũng dao động lên, xuống- mà theo lời một bác sĩ trong nghề thì “các phòng khám cũng nhìn mặt mà lấy chi phí”, thường là từ vài trăm đến cả triệu đồng cho một lần phá thai và chất lượng theo đó cũng... tuỳ!

Bà Lệ kể: “Trường hợp các nữ công nhân đến trung tâm để chấm dứt thai 3 - 4 lần không phải hiếm, trường hợp chấm dứt 2 lần thì rất nhiều. Việc chấm dứt thai nhiều lần, chấm dứt thai không an toàn có những ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân như bị nhiễm khuẩn đường sinh sản, băng huyết, thủng tử cung, vô sinh, tử vong. Công nhân sẽ mất tự tin trong cuộc sống, mệt mỏi, suy nhược cơ thể do họ không dám công khai để được hưởng các chế độ, không được nghỉ ngơi dưỡng sức, tốn kém tiền bạc, lao động kém hiệu quả...”.

Với những trường hợp nữ công nhân bó bụng, giấu bầu rồi một mình vượt cạn, bà Lệ cho biết: “Việc đó quá nguy hiểm, nhiều khi phải đánh đổi bằng cả tính mạng của chính mình”. Bà dẫn chứng: Những nữ công nhân giấu bầu tinh thần không được thoải mái, do lúc nào cũng hồi hộp lo sợ dẫn đến căng thẳng, hành động sai lầm. Mặt khác, thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng, phát triển không cân đối do bị mẹ “bó chặt”, không được thăm khám, tầm soát các bất thường.

Đứa trẻ thường sinh ra trong điều kiện không tốt, không có bác sĩ chăm sóc, không được vô trùng nên dễ mắc bệnh, đặc biệt là đứa trẻ thường bị mẹ vứt bỏ. Rồi tự sinh con dễ gặp phải việc tổn thương cơ quan sinh dục như rách âm đạo, rách tầng sinh môn, rách cổ tử cung, có thể vỡ tử cung dẫn đến tử vong; băng huyết sau sinh nếu nặng sẽ dẫn đến tử vong, nhiễm trùng hậu sản, nhiễm trùng rốn... nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời thì rất dễ tử vong...

Kiến thức sức khoẻ sinh sản chỉ tới được… cán bộ?

Trở lại với nhân vật Võ Thị Hương - hộ lý ở Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em Bình Dương - người có 11 năm đi nhặt những bào thai bị chối bỏ đem về chôn cất mà tôi đã tiếp xúc trong những ngày đi tìm gặp nữ công nhân 16 tuổi tự sinh rồi vứt con vào thùng rác, chị kể: “Có nhiều đứa khờ dại đến mức không hình dung được. Đến giờ sau nhiều năm, nhưng tui vẫn còn nhớ chuyện một cô bé chừng 15- 16 tuổi tự phá thai nhưng cái thai không chịu ra hết, bị băng huyết, may mắn được bạn bè đưa đến kịp thời, nếu không thì... Tụi nhỏ chẳng hiểu gì sức khoẻ sinh sản, hoặc những nguy hiểm mà chúng có thể gặp phải. Tui hỏi tại sao các con liều mạng thế, thì chúng bảo con sợ quá, nghe mấy chị đi trước nói chuyện rồi học lỏm làm theo”.

Chị Hương cũng là người trực tiếp chăm sóc cho đứa trẻ bị “bà mẹ nhí” 16 tuổi có tên Lan vứt thùng rác mà tôi đã kể ở kỳ trước, cho đến ngày đứa trẻ được trả về với gia đình. Chị kể: “Khi tui hỏi, nghĩ lại con có sợ không? Cô bé im lặng một lúc rồi nói con rất sợ, nhưng vì không biết làm thế nào cả nên mới làm liều như vậy...”.

“Công đoàn có thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sức khoẻ sinh sản và an toàn tình dục cho công nhân trong khu công nghiệp hay không?" - tôi đặt câu hỏi này lên bàn ông Lê Nho Lượng - Chủ tịch Công đoàn KCN VISIP, Bình Dương và nhận được sự thừa nhận rằng, mảng tuyên truyền sức khoẻ sinh sản cho công nhân còn rất hạn chế: “Hằng năm, công đoàn cũng chỉ có thể tổ chức 1 - 2 kỳ tuyên truyền sức khoẻ sinh sản tới cán bộ công đoàn, cán bộ nữ công. Nhưng các cán bộ đó có về tuyên truyền lại cho công nhân của mình hay không thì mình cũng... đành chịu”.

Theo ông Lượng, công đoàn cũng rất muốn được tổ chức tuyên truyền, cung cấp kiến thức sức khoẻ sinh sản tới cho nữ công nhân, nhưng cái khó là doanh nghiệp không quan tâm, không chịu hợp tác. Lý do được các doanh nghiệp đưa ra là không có thời gian, thiếu cả địa điểm để tổ chức, trong khi tổ chức công đoàn lại không có quyền quyết định về thời gian, con người. Trong thực tế, khi tham gia các buổi tuyên truyền, công nhân rất hào hứng đặt câu hỏi, và sẵn sàng nhận bao caosu, chứ không hề e ngại như chúng ta vẫn tưởng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ cho rằng, sự hiểu biết về sức khoẻ sinh sản của công nhân như thế nào là phụ thuộc vào chế độ của doanh nghiệp đối với vấn đề này. Bà nói: “Nếu sắp xếp cho công nhân đi nghe truyền thông mà không phải trừ lương hoặc nếu ngoài giờ được tính tăng ca thì các bạn rất nhiệt tình, ngược lại thì số lượng công nhân tham gia rất ít”.

Theo bà Lệ, mỗi năm sự thay đổi nhân sự ở các công ty rất lớn, nếu doanh nghiệp thực sự quan tâm đến vấn đề này thì doanh nghiệp cần lồng ghép chương trình truyền thông cung cấp kiến thức về sức khoẻ sinh sản, tình dục an toàn cho công nhân mới, xem nó như một nội dung không thể thiếu trong chương trình huấn luyện công nhân mới. Ngoài ra, doanh nghiệp cần khuyến khích công nhân sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại bằng cách hỗ trợ cho họ chế độ nghỉ dễ dàng, có sẵn các biện pháp tránh thai tại phòng y tế miễn phí, tính điểm thưởng cho công nhân nữ có sử dụng biện pháp tránh thai tuỳ theo mỗi loại...

Đặc biệt, không chỉ riêng công nhân nữ được cung cấp kiến thức về sức khoẻ sinh sản, tình dục an toàn mà cả các công nhân nam cũng cần phải nắm rõ, vì khi quyết định chọn lựa một biện pháp tránh thai nào đó và sử dụng nó một cách tốt nhất thì cần có sự đồng tình của cả hai người và nếu gặp phải các tác dụng không mong muốn thì cần có sự hỗ trợ từ phía bạn tình để vượt qua được các khó khăn khi sử dụng chúng. Các cơ sở y tế cần tư vấn, cung cấp kiến thức về các biện pháp tránh thai một cách tích cực, rõ ràng.

“Nếu mỗi người, mỗi tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đều quan tâm, có trách nhiệm bằng các biện pháp, chính sách thiết thực thì tôi tin rằng chúng ta có thể giảm được tỉ lệ công nhân có thai ngoài ý muốn, hạn chế tình trạng phá thai tràn lan, dẫn đến các hậu quả đáng tiếc khác...” - bà Lệ hy vọng.
 
Theo Lao động
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top