Tình hình dịch COVID-19 sáng 23/4: Hàng triệu người Mỹ nhận cứu trợ lương thực, dịch bệnh càn quét khắp nước Nga
GiadinhNet - Đến 8h00 sáng 23/4 (theo giờ Việt Nam), Mỹ có ngày thứ 20 liên tiếp số ca tử vong ở trên mức 1.500 người. Hiện có ít nhất 22 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp và các ngân hàng lương thực đang phải chật vật đáp ứng nhu cầu ngày một lớn.

Hàng triệu người Mỹ tìm đến các ngân hàng lương thực nhận cứu trợ
Tính đến 8h00 sáng 23/4 (giờ Việt Nam), thế giới có 2.637.414 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó 184.204 trường hợp đã tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh trên toàn cầu là 717.625 người. Thế giới vẫn còn tới 56.674 bệnh nhân COVID-19 đang trong tình trạng nguy kịch.
Mỹ đã có thêm 29.973 người nhiễm, 2.341 người tử vong trong 24 giờ qua. Trong bối cảnh các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tiếp tục tăng mạnh, ít nhất 22 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp và các ngân hàng lương thực đang phải chật vật đáp ứng nhu cầu ngày một lớn.

Hàng trăm gia đình ngồi trên ô tô xếp hàng chờ đến lượt bên ngoài Ngân hàng lương thực San Antonio (bang Texas). Ảnh: Reuters
Đường phố quanh các khu trung tâm mua sắm, nhà kho, nhà hàng và sân vận động trước đó được tận dụng để thành "ngân hàng lương thực" luôn trong tình trạng tắc nghẽn với những hàng xe ô tô nối đuôi nhau kéo dài gần 10 km.
Một ngân hàng lương thực khẩn cấp tại thành phố San Antonio thuộc bang Texas cho biết mỗi ngày, cơ sở này phục vụ tới 10.000 gia đình đến nhận cứu trợ. Trong khi đó, hàng trăm hộ khác cũng đã phải xếp hàng từ 4h sáng để nhận thực phẩm từ một cơ sở ở Atlanta.

Hàng trăm người xếp hàng chờ phát đồ ăn tại Chelsea, Massachusetts. (Ảnh: Reuters)
Bà Claire Babineaux-Fontenot, Giám đốc Điều hành tổ chức cứu trợ Feeding America lớn nhất tại Mỹ, cho biết đơn vị dự kiến sẽ hỗ trợ thêm cho 17,1 triệu người trong 6 tháng tới do ảnh hưởng vì dịch COVID-19. Feeding America cũng ước tính khoảng 37 triệu người, trong đó có 11 triệu trẻ em và 5,5 người cao tuổi, không được đảm bảo về lương thực, thực phẩm.
"Tôi chưa từng chứng kiến việc hệ thống bị quá tải như hiện nay. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi phải từ chối một vài người. Và đó là điều chúng tôi không bao giờ muốn làm", bà Claire cho biết.
Tại hạt Skagit (bang Washington), các ngân hàng thực phẩm lo lắng họ có thể hết nguồn hàng cứu trợ trong 3 tuần tới nếu như số lượng người Mỹ đến nhận vẫn nhiều như hiện nay.

Một gia đình tranh thủ ăn sáng khi phải xếp hàng từ sớm nhận cứu trợ. (Ảnh: Reuters)
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump trên mạng Twitter ngày 22/4, đã bày tỏ ủng hộ các thống đốc của một số ít các bang miền Nam đang nới lỏng các quy định về giãn cách xã hội, từng khiến các doanh nghiệp phải đóng cửa và buộc người dân phải ở trong nhà. Ông viết: "Các bang đang trở lại an toàn. Đất nước chúng ta đang bắt đầu nối lại các hoạt động kinh tế".
Châu Âu: Một số nước qua đỉnh dịch, Italy vượt 25.000 ca tử vong
Tây Ban Nha vẫn đang là quốc gia có số người nhiễm cao thứ hai sau Mỹ. Đến sáng nay, quốc gia này có thêm 4.211 người nhiễm, 435 người tử vong. Tổng số ca nhiễm và tử vong tại đây là 208.389 và 21.717 người.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết chính phủ nước này có kế hoạch đến trung tuần tháng Năm tới sẽ bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế hoạt động vốn được áp đặt để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy thông báo nước này đã ghi nhận thêm 3.370 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 tại quốc gia Nam Âu này lên 187.327 trường hợp. Trong đó, số ca tử vong tăng 437 ca lên 25.085 trường hợp.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy ngày 20/4. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chính phủ Italy đã công bố giai đoạn 2 nhằm ứng phó với dịch COVID-19, bắt đầu từ ngày 4/5. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nêu rõ chính phủ sẽ thông qua sắc lệnh mới về tình trạng khẩn cấp với gói hỗ trợ khoảng 50 tỷ euro. Trong giai đoạn 2, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn khi mà vẫn chưa có liệu pháp điều trị bệnh và vaccine phòng ngừa.
Tại Anh, Ngoại trưởng Dominic Raab khẳng định tới cuối tháng 4, quốc gia này sẽ đạt được mục tiêu xét nghiệm 100.000 người nghi nhiễm virus trong một ngày. Các số liệu chính thức cho thấy nước này đã tiến hành 18.206 xét nghiệm vào một ngày trước. Ngoại trưởng Raab đang tạm thời đảm nhận vai trò điều hành đất nước thay Thủ tướng Boris Johnson đang trong quá trình phục hồi sau khi phải nhập viện điều trị COVID-19.
Hiện Anh ghi nhận 133.495 ca nhiễm và 18.100 ca tử vong. Phát biểu trước Quốc hội, ông Raab cũng nhận định quốc gia này đang bắt đầu bước qua giai đoạn đỉnh dịch.
Dịch COVID-19 càn quét khắp nước Nga; lây nhiễm tập thể tại các bệnh viện, trường học Nhật Bản tăng cao
Chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) đang "càn quét" trên khắp nước Nga. Tại các bệnh viện tuyến đầu chống dịch tại thủ đô Moskva, các y bác sĩ đang phải gồng mình giành lại sự sống cho bệnh nhân.

Các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện số 15 Moskva, Nga. Ảnh: RT
Đến sáng nay 23/4, với ít nhất 57.999 trường hợp (tăng 5.236) được xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2 và 456 ca tử vong (tăng 57), Nga vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm của dịch COVID-19. Các chuyên gia nhận định virus SARS-CoV-2 sẽ bùng phát mạnh mẽ nhất vào khoảng đầu tháng 5. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra hiện tại chẳng khác gì một cuộc chiến khốc liệt.
Tại các bệnh viện ở Moskva, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19, các y bác sĩ đang gấp rút chuẩn bị cho công tác đối phó với đại dịch nguy hiểm này. "Chúng tôi đang ở trên tuyến đầu của cuộc chiến chống lại ‘kẻ thù vô hình’. Không có súng hay đại bác, nhưng tôi nghĩ rằng cuộc chiến này thậm chí còn đáng sợ hơn", ông Valery Vechorko, bác sĩ tại Bệnh viện số 15 Moscow, chia sẻ.

Bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tích cực. Ảnh: RT
Bệnh viện của ông Vechorko tiếp nhận khoảng 150 đến 300 bệnh nhân mắc COVID-19 mỗi ngày. Hiện tại, hơn 1.500 giường bệnh trong cơ sở y tế này đã kín chỗ. Số ca nhiễm bệnh lớn đã khiến các bác sĩ nơi đây phải làm việc ngày đêm, các ca kéo dài suốt 12 giờ đồng hồ trong bộ đồ bảo hộ kín mít để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm.
Tại Nhật Bản, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, một điều có thể gây khủng hoảng cho y tế nước này khi nhiễm tập thể tại các bệnh viện, trường học ngày càng gia tăng.

Các trường học tại Nhật Bản cũng là nơi có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 cao. (Ảnh: Reuters)
Ngày 22/4, tại một bệnh viện nhi ở quận Minato, Tokyo, 8 người trong đó có các em bé được xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2. Bệnh viện Nerima Hikarigaoka, có ở quận Nerima, Tokyo cũng vừa xác nhận có thêm 15 người nhiễm mới tại bệnh viện này, nâng tổng số người nhiễm lên 24 người.
Ngoài Tokyo, một số địa phương khác như Osaka, Toyama… đang rơi vào tình trạng có bệnh viện và trường học bị lây nhiễm tập thể. Tại một trường tiểu học có ở thành phố Toyama, tỉnh Toyama, hôm nay cũng ghi nhận 3 em học sinh tiểu học bị mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm của tỉnh này lên 130 người. Bên cạnh đó, tại tỉnh này một bệnh viện cũng đang trong tình trạng bị lây nhiễm tập thể với tổng cộng 31 người.
Châu Á: Singapore đã có khoảng 5.000 người nhiễm bệnh trong nhóm nhập cư
Singapore hôm nay tiếp tục ghi nhận 1.016 trường hợp mới dương tính với virus SARS-CoV-2 nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 10.141 trường hợp và đa phần vẫn là trong đối tượng lao động nhập cư đang ở trong những khu nhà bị cách ly. Chỉ có 15 ca nhiễm là trong cộng đồng người dân Singapore.
Trong tuần qua, số lượng ca nhiễm tại Singapore đã tăng chóng mặt khi bùng phát ổ dịch tại các khu nhà cho lao động nước ngoài nhập cư tại nước này. Singapore có tổng cộng 323.000 lao động nước ngoài sống tại 43 khu nhà, đến nay đã có trên 5.000 người nhiễm virus SARS-CoV-2. Giới quan sát nhận định rằng với điều kiện sống chật chội, tỷ lệ nhiễm trong lao động nước ngoài có thể lên tới 5%, khoảng 15.000 người.
Các lao động nhập cư làm việc tại Singapore đang được yêu cầu không di chuyển và họ bắt đầu được bố trí giãn cách tại các cơ sở do chính quyền nước này bố trí như một động thái để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm qua cũng đã tuyên bố gia hạn lệnh giãn cách xã hội tại nước này thêm 4 tuần và đồng thời khẳng định sẽ có trách nhiệm với các lao động nước ngoài nhập cư làm việc có giấy phép tại đây. Hầu hết các lao động nhập cư tại Singapore đều làm việc trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ và đa phần tới từ các nước Nam Á.
Các con số nhiễm và tử vong tại các nước Đông Nam Á lần lượt ở Indonesia là 7.418 (tăng 283) và 635 (tăng 19), ở Philippines là 6.710 (tăng 111) và 466 (tăng 9), ở Malaysia là 5.532 (tăng 50) và 93 (tăng 1).
H.Anh (th)

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống
Y tế - 13 phút trướcTừ một người đàn ông chết não sinh sống ở Quảng Ninh đã hiến tạng giúp 7 người được nối dài sự sống. Điều xúc động, trân quý hơn khi vợ của người hiến tạng đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi địa phương này.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 3 ngày trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 4 ngày trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 5 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 5 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 6 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tếGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.