Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tóc rụng cả nắm hậu COVID-19, đừng quá lo lắng, hãy kiên trì chăm sóc tóc theo cách này, mái tóc sẽ khỏe đẹp như xưa

Thứ sáu, 19:19 11/03/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, tình trạng rụng tóc sẽ không thể cải thiện ngay tức thì mà cần có thời gian hồi phục dần dần. Bởi vậy, mọi người không nên quá lo lắng, sốt ruột khiến tình trạng tóc rụng càng nặng thêm.

Chuyên gia lý giải F0 đã khỏi bệnh vẫn không được chủ quan, nhất là nhóm người có nguy cơ tái nhiễm cao, để lại hệ luỵ xấu đến sức khỏeChuyên gia lý giải F0 đã khỏi bệnh vẫn không được chủ quan, nhất là nhóm người có nguy cơ tái nhiễm cao, để lại hệ luỵ xấu đến sức khỏe

GiadinhNet – Các chuyên gia nhận định, những người chưa tiêm vaccine, người cao tuổi, sức khỏe yếu, người có bệnh nền sẽ dễ bị tái nhiễm COVID-19 hơn so với những người khác.

Sau khi khỏi COVID-19 cách đây 3 tháng, chị Hoài (38 tuổi, TP.HCM) hoang mang, lo lắng phải đến bệnh viện khám vì tóc rụng quá nhiều. Người phụ nữ này cho biết, trước đây, khi chưa mắc COVID-19, tóc chị rất dày và đen mượt, tuy nhiên, một thời gian sau khỏi bệnh, mỗi lần gội đầu hay chải tóc, chị đều gặp tình trạng tóc rụng cả nắm trông rất đáng sợ.

Thực tế, chị Hoài chỉ là một trong những trường hợp gặp tình trạng rụng tóc hậu COVID-19. Theo các bác sĩ, rụng tóc sau khi khỏi COVID-19 là di chứng nhiều người gặp. Một khảo sát ở Hoa Kỳ cho thấy, trong 6 tháng xảy ra dịch COVID-19, số người đến khám vì rụng tóc tăng gấp 3 so với 6 tháng trước khi dịch bệnh xảy ra.

Bên cạnh đó, thống kê trên nhiều quốc gia cũng chỉ ra rằng, khoảng 25% bệnh nhân COVID-19 gặp vấn đề rụng tóc trong vòng 3-6 tháng sau khi khỏi bệnh.

Tóc rụng cả nắm hậu COVID-19, đừng quá lo lắng, hãy kiên trì chăm sóc tóc theo cách này, mái tóc sẽ khỏe đẹp như xưa - Ảnh 2.

Nhiều người bị rụng tóc hậu COVID-19. Ảnh minh họa

Theo BS.CK2 Trần Kim Phượng, Trưởng Khoa thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, nhiều người bệnh bị rụng tóc sau khi mắc COVID-19 đã lo lắng đến bệnh viện khám và điều trị. Những người này không biết vì sao bị rụng tóc, chỉ khi bác sĩ hỏi, họ mới kể đã bị nhiễm COVID-19 trước đó.

BS Phượng cho biết, bệnh nhân nhiễm COVID-19 càng nặng sẽ bị rụng tóc càng sớm và càng nhiều. Họ bị rụng tóc do nhiều nguyên nhân như: Sốt cao, mệt mỏi, liên quan đến phản ứng miễn dịch, stress, dinh dưỡng kém, vệ sinh da đầu kém, hoặc sử dụng một số thuốc điều trị COVID-19 gây rụng tóc. 

Phương pháp khắc phục tình trạng rụng tóc hậu COVID-19

Theo các bác sĩ, hầu hết mọi người đều thấy tóc rụng rõ rệt từ 2 - 3 tháng sau khi bị nhiễm COVID-19. Một số ít tóc có thể bung ra khi tắm hoặc chải, vuốt tóc. Song điểm lạc quan là thường các nang tóc không bị ảnh hưởng quá mạnh gây mất nang trong quá trình nhiễm COVID-19. Do đó, cơ hội tóc mọc phát triển lại bình thường là khá cao.

Tuy nhiên, tình trạng rụng tóc sẽ không thể cải thiện ngay tức thì mà cần có thời gian hồi phục dần dần. Bởi vậy, người bệnh không nên quá lo lắng, sốt ruột khiến tình trạng nặng thêm.

Thay vào đó, nên giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, hạn chế tiếp cận các thông tin tiêu cực liên quan đến dịch bệnh, dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục đều đặn. 

Hơn nữa, để giảm rụng tóc cũng như giúp tóc mọc khỏe trở lại, các bác sĩ cũng khuyến cáo, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho mái tóc.

Những thực phẩm tốt cho tóc cần bổ sung như:

- Biotin (Vitamin B7): Có nhiều trong bột đậu nành, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt 

- Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm: Cá hồi, thịt bò, hàu …

- Omega – 3: Đây là chất béo quan trọng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, chỉ có thể bổ sung bằng thực phẩm hàng ngày như: Cá thu, hạt bí ngô, quả óc chó

- Sắt: Khoáng chất này có nhiều trong thịt đỏ, súp lơ, xà lách

- Vitamin C: Có nhiều trong các loại hoa quả như cam, kiwi, ổi, đu đủ …

- Nước: Cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng là cách để cung cấp đủ độ ẩm cho mái tóc khỏe đẹp.

Ngoài ra, nên chọn dầu gội phù hợp với da đầu kết hợp massage tóc, hạn chế tạo kiểu, thường xuyên "chống nắng" cho tóc, gội đầu bằng nước lạnh, kết hợp sử dụng các loại tinh dầu... Những việc này có thể hỗ trợ chăm sóc tóc nhanh khỏe đẹp trở lại.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 16 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 17 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 19 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 21 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 1 ngày trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Top