Tôi đi tiêm vaccine COVID-19
GiadinhNet - Hồi hộp, lo lắng hơn tất cả các loại vaccine mà tôi từng tiêm trước đó! Thế nhưng kết quả lại là không đáng ngại như tưởng tượng, mà tràn trề năng lượng hơn sau mũi tiêm quý giá trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
Tôi là một trong hơn 80 phóng viên đầu tiên tại TP.HCM được tiêm vaccine COVID-19. Lịch tiêm được thông báo sẽ diễn ra ngay sau kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1/5, nên những ngày nghỉ, anh em phóng viên đã lập group messenger để tìm hiểu thông tin, động viên nhau trước khi đi tiêm. Mặc dù có một số thông tin trái chiều trên mạng xã hội, song hầu hết mọi người đều hân hoan, háo hức vì nằm trong đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine ngừa, được góp phần miễn dịch cộng đồng, bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình và xã hội.

Phóng viên Kim Dung, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP.HCM, được tiêm vaccine COVID-19 vào sáng 4/5/2021. Ảnh: Kim Vân
Trước đó, nhiều lần tác nghiệp tại các điểm tiêm ngừa vaccine cho nhân viên y tế, tôi cũng đã được họ chia sẻ về cảm nhận lúc tiêm, phản ứng phụ sau tiêm đều chỉ là triệu chứng đau nhẹ, đơn giản và qua nhanh… Bản thân tôi cũng coi như sẽ được trang bị "vũ khí" phòng vệ nhưng vẫn khá hồi hộp vì tôi thi thoảng bị huyết áp thấp.
Để yên tâm hơn, tôi gọi điện cho em trai, em dâu và ...cả em họ, đều là y bác sĩ trong các bệnh viện, kết quả mọi người báo lại là chỉ bị đau nhức nhẹ ở vết tiêm vài ngày. Đáng nói là em trai tôi trước đó từng dị ứng nặng một hải sản, sốc nặng tím tái khiến cả nhà hoảng sợ, nhưng sau khi tiêm vaccine COVID-19 về cũng rất bình thường.
Tại Viện Pasteur TP.HCM, cảm nhận chung là mọi công đoạn để tiêm chủng được chuẩn bị rất chặt chẽ, chuyên nghiệp. Ngoài bác sĩ thăm khám và kiểm tra sức khỏe cho người tiêm, y tá tiêm chuyên nghiệp thì còn có 2 bác sĩ cấp cứu từ Bệnh viện Chợ Rẫy đến theo dõi tình hình sau tiêm. Trước tôi, đã có hơn 40 đồng nghiệp tiêm xong và ra về sau thời gian theo dõi trong tinh thần thoải mái, hân hoan. Anh em phóng viên còn đùa nhau: "bác sĩ cấp cứu bị "ế" việc, vì không ai phản ứng phụ để trợ giúp".
Trước khi vào tiêm, tôi được khảo sát về tất cả các tình trạng bệnh lý như có dị ứng nào, có đang thai không, có rối loạn loãng máu hoặc đã từng tiêm vaccine COVID-19 trước đó hay chưa…. Sau đó, tôi được đo thân thiệt, đo huyết áp, tất cả đều ổn định. Chỉ trong vài giây, tôi chưa kịp "lọt" vào ống kính của đồng nghiệp thì mũi kim đã được rút ra khỏi bắp tay mà không hay biết.
Không giống với mọi người, sau hơn 15 phút được tiêm, tôi có một chút cảm giác buồn nôn và nhanh chóng báo với bác sĩ. Đây cũng là một trong những phản ứng phụ đã biết trước như nhiều lọai thuốc hay vaccine tôi từng tiêm. Bác sĩ nhanh chóng kẹp ngón tay đo nhịp thở, huyết áp, lượng oxy nhưng chỉ số đều ổn định.
Sau khi ói vài lần, tôi được yêu cầu ngồi lại tiếp tục theo dõi, 10 phút sau, sức khỏe ổn định bình thường, hết cảm giác buồn nôn. Đến 24h sau tiêm, người tôi sốt nhẹ, đau mỏi như cảm virus thông thường, tôi uống bổ sung vitamin C, ngủ sớm và nghỉ ngơi. Triệu chứng khó chịu nhanh chóng qua sau vài ngày, tôi bắt đầu thấy tinh thần thoải mái. Hiện nay, dù đã tiêm vaccine nhưng tôi vẫn tuân thủ 5K để đảm bảo phòng chống dịch.
Đến hiện tại, tôi là người duy nhất trong cơ quan được tiêm vaccine COVID-19. Giờ đây, tôi mong muốn nguồn vaccine sớm được xã hội hoá để bao phủ toàn dân, các đồng nghiệp tôi, người thân bạn bè tôi đều được tiêm.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 5 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 5 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 6 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 6 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.