"Tôi già rồi, nhưng con cần sự sống, vậy là tôi hiến thận cho con"
GiadinhNet - "Tôi bàn với gia đình, bản thân tôi sẽ cho con một quả thận. Điều tôi lo nhất lúc đó là không biết thận có hợp không, con tôi có kéo dài sự sống được lâu không, còn tôi chẳng có lăn tăn gì khác. Nó còn quá trẻ...” – bà Lý tâm sự
Tháng 7/2012, bà Lã Thị Lý (54 tuổi, ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) nhận được tin con trai duy nhất của gia đình đang làm nghề lái tàu tại Hàn Quốc bị suy thận giai đoạn 3.
“Lúc đó cháu mới đi xuất khẩu lao động được 1 năm tròn. Bên đó gọi về thông báo con trai tôi mổ ruột thừa, phát hiện thêm suy thận giai đoạn 3. Trời đất lúc đó như sụp đổ. Con mới đi xuất khẩu, tiền nợ cho con đi còn chưa trả hết, giờ lại gánh nặng bệnh tật, sống chết không biết thế nào. Tôi thấy cùng đường vô cùng” – bà Lý chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội.

Bà Lã Thị Lý đã hiến thận cho chính con trai duy nhất khi con bị suy thận. Ảnh: Thế Đoàn
Đón con trai trở về, bà Lý suy nghĩ rất nhiều. Các bác sĩ cho biết cách cứu duy nhất cho con trai bà – khi đó mới 21 tuổi - lúc này là ghép thận.
“Nhưng tìm đâu ra thận mà ghép bây giờ? Tôi bàn với gia đình, bản thân tôi sẽ cho con một quả thận. Điều tôi lo nhất lúc đó là không biết thận có hợp không, con tôi có kéo dài sự sống được lâu không, còn tôi chẳng có lăn tăn gì khác. Tôi già rồi, nhưng con tôi cần sự sống. Nó còn quá trẻ” – bà Lý tâm sự.
Nói là làm, 2 tuần sau khi phát hiện con bị suy thận, bà Lý quyết định đến chia sẻ với các bác sĩ khoa Thận - Tiết niệu (Bệnh viện Bạch Mai) về mong mỏi này. Nhưng khi tiến hành các kiểm tra, tầm soát các chỉ số sức khỏe, bà lại bị mỡ máu. Vậy là lại ròng rã 1 tháng trời, bà phải điều trị để ổn định bệnh và lại liên tục kiểm tra sức khỏe vì chỉ cần một yếu tố không đạt là hi vọng ghép thận cho con sẽ tan thành mây khói.
May mắn, 1 tháng sau, sức khỏe và các chức năng tạng của bà đã đủ tiêu chuẩn để ghép thận cho con trai. Tháng 9/2012, con trai bà đã được ghép thận thành công.
“Lúc vào phòng mổ, cháu nó chỉ còn 50 cân, dù trước đó 1-2 tháng thôi, cháu nặng tới hơn 60 cân, vạm vỡ, khỏe mạnh lắm. Giờ ghép xong, 4 năm rồi, cháu đi làm công nhân, sức khỏe đã ổn định. Nó còn bảo năm sau sẽ lấy vợ. Nhìn con khỏe mạnh từng ngày, tôi không còn gì ân hận” - bà Lý phấn khởi chia sẻ.
Bà Lã Thị Lý là một trong số hàng chục ông bố, bà mẹ đã hiến thận cho con đẻ của mình tại Bệnh viện Bạch Mai. Chia sẻ bên lề sơ kết 107 trường hợp ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai sáng 14/12, ông Đàm Đức Hùng (50 tuổi, ở Hưng Yên) tâm sự: Khi phát hiện bị suy thận giai đoạn cuối vào năm 2014, cô con gái út của ông tên là Đàm Thị Thúy Q chỉ mới 18 tuổi, vừa mới thi đại học xong.

Ông Đàm Đức Hùng là một trong số hàng chục ông bố, bà mẹ đã hiến thận cứu sống con đẻ của mình. Ảnh: V.Thu
Trước đó, khi thấy con kêu thị lực suy giảm, mắt mờ, ông vội đưa con đi khám ở Bệnh viện Mắt Trung ương. Tại đây, đo các chỉ số cho thấy huyết áp của em Q quá cao, viện Mắt đã giới thiệu tới khoa Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy, em đã bị suy thận giai đoạn cuối.
Các bác sĩ chỉ định bệnh nhân Q phải chạy thận nhân tạo. Vậy là đều đặn tuần 3 lần, ông lại đưa con gái út lặn lội từ Hưng Yên lên Hà Nội chạy thận. Ông kể, có những ngày, hai bố con tay nải đi chạy thận, về tới nhà cũng 2h sáng. Cũng vì lịch đi chạy thận quá dày, lại không chủ động được thời gian, em Q đã phải từ bỏ giấc mơ làm cô giáo (em đỗ vào trường sư phạm ở tỉnh) để kéo dài sự sống.
Nhưng không thể để cô con gái mới ngày nào còn tràn đầy sức sống giờ phải lay lắt chạy thận như vậy được, ông Hùng quyết định hiến một quả thận cho con. Sau 7 tháng trời ròng rã chạy thận, bệnh nhân Q được ghép thận.
Đến nay, sau hơn 2 năm được ghép, em đã hồi phục hoàn toàn sức khỏe, tăng tới 5 kg. tham gia học tập ở trường Trung cấp Dược tại Hà Nội. Bản thân ông Hùng chỉ sau 1-2 tháng hiến thận, ông đã thấy khỏe mạnh trở lại.
Theo PGS.TS Đỗ Gia Tuyển – Trưởng khoa Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai, hiện khoa có khoảng hơn 600 bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ. Hàng ngày có tới hơn 20 bệnh nhân suy thận mới. 50% bệnh nhân thận phải điều trị thay thế.
Chia sẻ về nhu cầu ghép thận hiện nay, PGS Tuyển cho biết, tại khoa có hàng trăm bệnh nhân suy thận có nhu cầu được ghép, nhưng nguồn tạng hiến còn rất ít ỏi. Gia đình, người cùng huyết thống chính là đối tượng đầu tiên các bác sĩ vận động để hiến thận cho bệnh nhân, do thủ tục hành chính, pháp lý thuận lợi, cơ hội thận được ghép tồn tại trên cơ thể bệnh nhân được lâu hơn, sức chống thải ghép tốt hơn...
“Trong số 107 ca ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện, có khoảng hơn 60% nguồn tạng hiến là từ người không cùng huyết thống. Số ca cha – mẹ hiến thận cho con ruột cũng rất nhiều. Trên thực tế, rất nhiều ông chồng/bà vợ muốn được hiến thận cứu vợ/chồng mình nhưng không được do không có sự tương thích, cũng như những yếu tố khác” – PGS Tuyển cho biết.
Theo PGS Tuyển, trong số 107 ca ghép thận, đã có 2 bệnh nhân nữ chạy thận nhân tạo (trong đó có một trường hợp phải chạy thận tới 12 năm), sau khi được ghép thận đã lấy chồng, sinh con rất khỏe mạnh,. Với ca ghép thận đầu tiên tại khoa vào năm 2005, nam thanh niên đã trở lại làm việc bình thường, hiện công tác tại Nga.
Về độ tuổi được hiến thận, PGS.TS Đỗ Gia Tuyển cho biết, trên thế giới không có giới hạn tuổi cho việc hiến, nhưng ở Việt Nam thì giới hạn ở dưới 60 tuổi, trên 18 tuổi, các chỉ số sức khỏe phải hoàn toàn khỏe mạnh. Theo TS Tuyển, ca ghép thận sống lâu nhất mà ông đã gặp trên thế giới là 41 năm sau ghép.
Tính từ năm 2005-11/2016, đã có 107 ca ghép thận tại Bệnh viện Bạch Mai. Trong năm 2016, đã có 38 ca được ghép thận, có những tuần bệnh viện ghép tới 2 ca/tuần. Thời gian điều trị nội trú của bệnh nhân sau ghép giảm hẳn, từ 45 ngày (năm 2005) nay đã xuống 10 ngày. Với người cho thận, chưa phát hiện trường hợp nào biến chứng sau hiến.
Võ Thu

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 6 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.