Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tóm cổ rắn độc: Ông lão ôm vàng ròng đổi lấy ‘siêu xe’

Thứ năm, 21:05 07/02/2019 | Sản phẩm - Dịch vụ

Đang lúc đói nghèo, cơm không đủ ăn nhưng nhờ thuần hóa được con rắn độc, người dân đổi đời. Như nhà ông Quảng, sau 2 năm nuôi rắn, ông ôm vàng ròng đi sắm “siêu xe”, mua chiếc tivi đen trắng cho cả làng tới xem.

Cả làng đi săn bắt rắn độc

Không còn hình ảnh con trâu, bụi tre nơi đầu làng, về xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), nhiều người sẽ phải trầm trồ bởi dọc hai bên đường là những ngôi nhà cao tầng mọc san sát nhau, nhìn chẳng khác gì nơi phố thị. Những con đường trải nhựa, bê tông nối nhau chạy quanh làng. Cuộc sống của người dân nơi đây đã thay đổi thực sự nhờ loài rắn “tử thần”.

Cũng bởi thế mà khi đi dọc đường làng, không ít người còn giật mình, rợn tóc gáy vì tiếng phì phò phát ra từ những chuồng nuôi chứa đến hàng chục vạn con rắn độc. Đây cũng là lý do Vĩnh Sơn nổi tiếng khắp cả nước với tên gọi: “Làng tử thần”.

Dẫn chúng tôi vào trang trại với tiện nghi đầy đủ, ông Hà Văn Quảng, Chủ tịch làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn, chỉ vào chiếc rổ đựng những khúc cây đang cắt dở để ngoài sân rồi nói: “Tôi đang chuẩn bị mấy loại cây thuốc để ngâm rượu. Còn rắn thì giờ nhìn thấy là choáng, con tôi nuôi thôi chứ tôi bỏ nghề cũng đã chục năm nay rồi”.


Nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn có nguồn gốc từ cuối thế kỷ thứ 19

Nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn có nguồn gốc từ cuối thế kỷ thứ 19

Làm quen với con rắn từ khi là đứa trẻ lên ba, nay cũng đã gần 70 tuổi, nhưng ông Quảng phải thừa nhận, nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn có từ bao giờ ông không thể trả lời chính xác. Ông chỉ được nghe các cụ kể lại rằng, từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, quê ông làm nghề nông, cuộc sống nghèo khổ, bữa đói bữa no. Khi ấy, người dân đi khắp các cánh đồng bắt rắn về thịt, về ngâm rượu bán kiếm thêm thu nhập, giống kiểu ở những vùng quê khác đi bắt thêm con tôm con tép ngoài đồng để cải thiện bữa ăn ngày đói nghèo.

Song, thứ gì bắt nhiều, bắt mãi cũng hết. Rắn ở ngoài đồng dần cạn kiệt, dân làng Vĩnh Sơn lại kéo nhau vượt suối băng rừng, đi khắp các vùng rừng núi ở phía Bắc nước ta để săn bắt rắn. Mà thời đó thì bắt toàn rắn độc về ăn.

“Không chỉ săn bắt rắn độc đâu, ở làng còn có nghề đi bán rắn dạo. Cứ đem vài ba con rắn độc bỏ vào giỏ đi rao bán khắp làng trên xã dưới, ai mua thì bắt thịt luôn cho họ ngâm rượu”. Ông Quảng cho hay, cả làng kéo nhau đi bắt rắn. Rắn độc bắt về ăn và ngâm rượu không hết, người dân đem nhốt vào thùng nuôi tạm. Sau thấy những con rắn độc đó đẻ trứng, trứng lại nở thành con nên họ giữ lại nuôi lớn.

Cũng từ đó, dân quê ông nảy ra ý định nhân nuôi rắn. Rắn độc bắt về được thuần hóa bằng cách nhốt vào chuồng hay thùng để chúng quen dần với con người. Còn chuyện sinh sản thì hoàn toàn tự nhiên nên năng suất không cao như bây giờ.

Đến năm 1979, một trại nuôi rắn tập trung rộng tới 2ha được thành lập tại xã. Nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn cũng bắt đầu chuyên nghiệp hơn.

“Trại rắn lúc đó rất lớn, có cả các bác lãnh đạo cấp cao ở Trung ương về thăm, có các nhà khoa học nước ngoài về nghiên cứu. Rượu rắn làm ra thì bán mấy chục đồng/chai. Nổi tiếng khắp cả nước”, ông chia sẻ.


 Những con rắn độc bắt ngoài tự nhiên về được thuần hóa bằng cách nuôi nhốt trong chuồng

Những con rắn độc bắt ngoài tự nhiên về được thuần hóa bằng cách nuôi nhốt trong chuồng

Sắm “siêu xe”, tivi cho cả làng tới xem nhờ

Đưa chúng tôi ra cổng và chỉ tay về phía ngôi nhà cấp 4 đối diện chỗ mình ở, ông Quảng khoe đó là trại rắn nhà ông, nuôi khoảng 4.000 con rắn hổ mang - loại rắn độc cắn có thể gây chết người nếu không được cứu chữa kịp thời.

“Tôi theo nghề nuôi rắn từ năm 1983, dù lúc đó chỉ nuôi khoảng 100 con rắn hổ mang thôi nhưng cũng là một trong những hộ nuôi nhiều ở xã này”. Ông nói và cho biết, hồi mới vào nghề còn ít kinh nghiệm, rắn nuôi lại là rắn độc nên phải nhờ những người trong làng có nghề đến bắt hộ mỗi khi đến kỳ cho chúng ăn hay trị bệnh. Nuôi được một thời gian ông mới làm quen, tự tay thò vào chuồng bắt những con hổ mang.

Lứa rắn đầu tiên của ông nuôi, sau khi bán hết ông thu được chưa đầy chục triệu đồng. So với bây giờ thì không là gì, nhưng ở thời điểm ấy, giá trị đồng tiền cực lớn, vàng ròng chưa đầy 200.000 đồng/chỉ.

“Đang lúc đói kém, tự nhiên chỉ nhờ bán một lứa rắn mà được ôm cả một cục tiền, sung sướng vô cùng. Cầm tiền, tôi bỏ ra một phần quay lại tái đầu tư, tăng quy mô đàn”, ông nói.

Sau 2 năm đầu tiên nuôi rắn hổ mang, cuộc sống gia đình trở nên sung túc, ông sắm được chiếc tivi đen trắng với giá 2 cây vàng. “Hồi đó tôi nhớ, cả xã mới có duy nhất 2 chiếc tivi đen trắng, trong đó một chiếc là của nhà tôi. Hoành tráng lắm, tối nào dân làng cũng kéo đến ngồi chật kín sân nhà tôi để xem nhờ tivi”.


 Nhờ thuần hóa được con rắn độc để nuôi bán thịt mà có gia đình đổi đời, có cuộc sống sung túc hơn

Nhờ thuần hóa được con rắn độc để nuôi bán thịt mà có gia đình đổi đời, có cuộc sống sung túc hơn

Ngoài chiếc tivi, ông còn ôm 7-8 cây vàng ròng đi sắm chiếc xe máy mô kích (xe Simson). So với bây giờ thì không là gì nhưng ở thời đó nó chẳng khác nào “siêu xe”, ông Quảng tự hào kể lại.

Những năm tiếp theo, thu nhập của ông từ nghề nuôi rắn độc ngày càng nhiều. Tiền thu về giúp cuộc sống gia đình ông được cải thiện. Đàn rắn ông nuôi số lượng cũng tăng dần qua mỗi năm.

Nói làm giàu ở thời bấy giờ thì chưa phải, nhưng con rắn hổ mang đã giúp nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Sơn thoát khỏi đói nghèo, có cuộc sống khấm khá, sung túc hơn trước rất nhiều.

Theo ông Quảng, nuôi rắn độc có nhiều rủi ro, đánh cược cả mạng sống. Thực tế, nhiều người đã phải trả giá bằng tính mạng, bị mất đi một phần cơ thể vì rắn cắn. Như bản thân ông, sau 25 năm gắn bó với rắn hổ mang, cách đây chục năm ông đành phải truyền nghề lại cho các con, bởi ông trở nên dị ứng với loài bò sát cực độc này sau một lần bị rắn cắn suýt chết. Song, ông phải thừa nhận rằng, giờ nghề nuôi rắn giúp người dân Vĩnh Sơn làm giàu, trở thành tỷ phú, xây nhà lầu, tậu xe hơi.

“Hiện hai con tôi đang nuôi 4.000 con rắn, năm nay thu được tròn 2 tỷ tiền trứng rắn. Riêng rắn thương phẩm chưa bán, vẫn còn ở trong chuồng”, ông chia sẻ.

Theo Bảo Phương

Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Giá cả thị trường - 11 giờ trước

Nhật Bản nổi tiếng với những món ăn đắt đỏ, thực phẩm chất lượng đến từ quy trình sản xuất tỉ mỉ đến từng chi tiết. Vì thế, mức giá của chúng cũng khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Giá cả thị trường - 15 giờ trước

GĐXH - Hạt bàng - thứ quà vặt dễ tìm, miễn phí của học trò thời xưa nay được chế biến thành đặc sản bán với giá cả nửa triệu đồng/kg.

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trước

GĐXH - Theo Công an quận Hoàn Kiếm, thông tin xôn xao về người phụ nữ bán 500.000 đồng/3 quả dứa cho nữ du khách nước ngoài là chưa đúng. Sự thật là 50.000 đồng/túi dứa chín đã gọt sẵn.

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá cả thị trường - 18 giờ trước

GĐXH - Giá vàng nhẫn của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn 74,38 - 75,98 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 300.000 đồng/lượng so với sáng qua.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Xu hướng - 22 giờ trước

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Sản phẩm - Dịch vụ - 23 giờ trước

GĐXH - Dịp lễ 30/4 – 1/5, nhiều người đã tận dụng kỳ lễ này để đi du lịch. Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến mất ATTP. Du khách cần cẩn trọng với thức ăn đường phố, ẩm thực du lịch.

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Măng cụt xanh giá 100.000 đồng/kg khoảng 9-10 trái, loại gọt vỏ sẵn đến 600.000 đồng/kg nhưng vẫn được chốt đơn ào ào bởi món gỏi gà măng cụt đã sốt trở lại.

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

Cơm nắm thấm mồ hôi nách của các cô gái trẻ Nhật Bản, giá cao gấp 10 lần thông thường, hiện là món ăn gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 1 ngày trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Tổng cục Thống kế, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước; trong 8 nhóm hàng hóa dịch vụ, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng cao nhất.

Top