TP.HCM : Số ca mắc sốt xuất huyết ở người lớn và phụ nữ mang thai tăng cao dù chưa tới đỉnh dịch
Bệnh sốt xuất huyết Dengue tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang trong giai đoạn căng thẳng dù chưa tới đỉnh dịch. Tỷ lệ ca nhiễm sốt xuất huyết ở người lớn và phụ nữ mang thai tăng cao báo động.
Tính đến tuần 25, TP.HCM ghi nhận 18.976 trường hợp mắc bệnh SXH, tăng 151,6% với cùng kỳ năm 2021 là 7.542 ca. Trong đó, số ca sốt xuất huyết nặng là 311 ca chiếm 1.6% tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong tuần 25 (từ ngày 17/06/2022 đến 23/06/2022), TP.HCM ghi nhận 2.548 ca bệnh SXH, tăng 611 ca (31,6%) so với trung bình 4 tuần trước.
Số ca mắc sốt xuất huyết ở người lớn tăng cao
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, tuyến cuối chuyên tiếp nhận các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết hiện đang ghi nhận nhiều bệnh nhân bị sốc, nguy kịch, phải hồi sức tích cực do sốt xuất huyết.
Theo số liệu của phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, từ đầu tháng 6 đến ngày 236, BV có khoảng 1.600 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện điều trị, trong đó có 200 bệnh nhân nặng gồm 46 trẻ em và 154 người lớn.
Trong số các ca nặng, có 99 ca có địa chỉ ở TP và 101 ca có địa chỉ ở các tỉnh khác. Ngoài ra, số bệnh nhân đến khám liên quan tới sốt xuất huyết cũng tăng cao với hơn 4.800 ca.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Hảo, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, ngày xưa bệnh sốt xuất huyết chủ yếu xuất hiện ở trẻ em, nhưng hiện nay lứa tuổi mắc sốt xuất huyết đang ngày càng tăng lên, lứa tuổi trung bình mắc bệnh là lứa tuổi thanh niên từ 25-30 tuổi. Hiện nay tỷ lệ mắc sốt xuất huyết ở người lớn chiếm 60% và trẻ em chỉ còn 40%.

Một phòng bệnh điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM
Theo ghi nhận tại khoa Nhiễm D Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho thấy số lượng bệnh nhân lớn tuổi mắc sốt xuất huyết nhập viện điều trị nội trú ở đây rất đông. Bệnh viện phải kê thêm giường để bệnh nhân nằm điều trị dọc theo các hành lang.
BSCK2. Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết: "Số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú tại khoa Nhiễm D trong hai tuần gần đây khá cao. Khoa Nhiễm D đã dự trù 40 giường dành cho các bệnh nhân sốt xuất huyết. Nhưng cho tới nay, số bệnh nhân tăng hơn 60 người nên khoa buộc phải kê thêm các giường dọc ngoài hành lang. Hiện số bệnh nhân điều trị nội trú do sốt xuất huyết chiếm hơn 50% công suất giường của bệnh viện".
Trong 6 tháng đầu năm 2022 đã có 3 ca tử vong, 7 ca sốt xuất huyết nặng xin về. Trong đó, một sản phụ thai lưu 18 tuần, sốc, tổn thương đa cơ quan. Một phụ nữ khác sốc nặng, xuất huyết nặng, thai lưu 10 tuần. Nhiều ca sốc nặng, suy tạng, viêm cơ tim, xuất huyết thể não, mang theo bệnh nền như béo phì, tiểu đường,…
Tính tới ngày 27/6, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là 394 trường hợp, trong đó 27 ca bệnh nặng và 6 ca đang thở máy. Điều đáng chú ý là tất cả các trường hợp nặng đều là người lớn.
Người dân còn lơ là, thiếu kiến thức về sốt xuất huyết
Rất nhiều bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết muộn dẫn tới tình trạng sốc nặng, sốc kéo dài và gây tổn thương nhiều cơ quan, suy gan, suy thận thậm chí là tử vong.
Theo Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, đa phần các bệnh nhân còn chủ quan trước sốt xuất huyết. Khi phát hiện bệnh chỉ tự mua thuốc về điều trị cho tới khi thấy các dấu hiệu xuất huyết bất thường mới nhập viện. Đây cũng là lý do khiến cho số ca nặng tăng nhanh.

Lượng bệnh nhân nhập viện đông, bệnh viện phải tiến hành kê thêm giường tại các hành lang
Các chuyên gia cho rằng, người dân còn chủ quan và thiếu kiến thức về bệnh sốt xuất huyết nên thường bỏ lỡ giai đoạn điều trị sớm, thuận lợi nhất. Ngay tại khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM có rất nhiều trường hợp phát hiện bệnh trễ, nhập viện muộn. Thậm chí có bệnh nhân có các triệu chứng bệnh nhưng tới hơn một tuần sau mới nhập viện điều trị.
BSCK 2. Nguyễn Thanh Phong khuyên rằng: "Ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo bệnh, bệnh nhân nên tới các trung tâm, cơ sở y tế để được chẩn đoán phát hiện bệnh sớm. Tuyệt đối không được tự mua thuốc, dịch truyền điều trị tại nhà. Người dân không được chủ quan trước bệnh sốt xuất huyết vì đây là bệnh rất nguy hiểm và có thể diễn tiến nhanh gây tử vong trong khoảng thời gian khá ngắn".

Lý do trường hợp mắc COVID-19 ở Đắk Nông phải lọc máu, thở máy
Y tế - 1 ngày trướcCOVID-19 hiện chưa có biến thể đột biến gene, ở nước ta, COVID-19 đang được định danh bệnh nhóm B (giống bệnh cúm thường). Trường hợp mắc COVID-19 thở máy ở Đắk Nông là người bệnh có nhiều bệnh nền...

Số hóa y tế ở miền núi: Hướng đi khó nhưng là việc phải làm vì người bệnh
Sống khỏe - 2 ngày trướcĐiều bất ngờ giữa núi rừng miền núi phía Bắc, không chỉ ở bệnh viện tuyến tỉnh, chuyển đổi số y tế tại Yên Bái đang lan tỏa đến tuyến cơ sở, mở ra hướng đi mới cho các địa phương.

50 phút 'nghẹt thở' cứu sống ngoạn mục cụ bà 70 tuổi ngừng tim giữa chợ
Sống khỏe - 2 ngày trướcNhờ phản ứng nhanh của người dân, sự hỗ trợ của trạm y tế địa phương và hệ thống báo động đỏ nội viện, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời và tim đập trở lại sau 50 phút.

Người phụ nữ ở Hà Nội đi cấp cứu trong đêm sau khi làm điều này để giảm đau đầu
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Khoảng 30 phút sau khi uống thuốc, người bà T mềm nhũn, tay chân rũ rượi, không kiểm soát được vận động nên được đưa đi cấp cứu.

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống
Y tế - 2 ngày trướcTừ một người đàn ông chết não sinh sống ở Quảng Ninh đã hiến tạng giúp 7 người được nối dài sự sống. Điều xúc động, trân quý hơn khi vợ của người hiến tạng đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi địa phương này.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 6 ngày trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tếGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.