Trả lại "người hùng" cho các bà vợ
Bác sĩ - GS Trần Quán Anh cho biết: "Hạnh phúc làm cha, làm mẹ là một điều tự nhiên mà ai cũng muốn có, thế nhưng nhiều cặp vợ chồng mong mỏi mà chưa được. Có cặp vợ chồng đã phải kiên trì chữa bệnh đến ba năm mới có kết quả.
Những bệnh nhân nam chữa vô sinh thường có đặc điểm chung là sợ người khác biết, họ muốn mọi người nghĩ có con là do khả năng tự nhiên của mình chứ không phải nhờ đến y khoa.
Bởi thế, hầu như anh nào chữa xong cũng “lặn” mất tăm. Chỉ dịp Tết, khi năm nào cũng đón 4 - 5 cặp vợ chồng bế con đến cảm ơn, chúc Tết, hoặc gửi thư, tôi mới biết phương pháp chữa trị của mình hiệu quả với ai."
Bước ngoặt cuộc đời
Tại phòng khám Tâm Anh, tôi gặp một cặp vợ chồng đang ngồi ở phòng chờ với gương mặt hạnh phúc. Sau gần một năm chữa trị ở đây, vợ chồng chị đã có thai và hôm nay đến để cảm ơn GS Trần Quán Anh.
Theo lời người vợ kể lại, hai vợ chồng chị quê ở Quảng Ninh, họ cùng làng và hơn kém nhau 4 tuổi. Hoàn cảnh gia đình của chị Vy (tên người vợ - PV) rất éo le, mẹ mất khi chị mới 3 tuổi, không lâu sau đó, ông bố đi bước nữa với một người phụ nữ lỡ thì gần nhà.
Từ ngày có vợ mới, ông không thèm quan tâm đến chị nữa, mẹ kế cũng hắt hủi chị như đồ thừa trong nhà, thường xuyên bị đánh chửi vô cớ, thậm chí có lần, chị đi chơi về khuya, bố và vợ mới khóa cửa, không cho chị vào, mặc chị đứng co ro trong cái lạnh cắt da, cắt thịt mùa đông.
Thương cháu, người cậu đón chị về nhà nuôi, nhưng được mấy năm, thì người cậu cũng qua đời vì bệnh ung thư gan. Hết chỗ bấu víu, chị đi làm thuê cuốc mướn và sống một mình trong căn nhà tuềnh toàng cuối làng.
Vào một đêm mưa, một gã hàng xóm bệnh hoạn đã biến chị thành đàn bà, mặc dù ra sức chống trả nhưng với sức vóc con gái, chị không thể chạy thoát nổi. Nỗi đau đớn, ê chề càng tăng lên khi sau đêm mưa đó, chị đã mang thai và sinh một bé gái.
Cảm thương và thấu hiểu những gì chị đã trải qua, anh Toàn (tên người chồng - PV) dang tay đón hai mẹ con chị trong lúc chị tuyệt vọng nhất. Những tưởng, dù nghèo nhưng hai vợ chồng yêu thương nhau và có tiếng cười trẻ thơ thì mọi khó khăn cũng qua hết, nhưng đã 5 năm từ khi lấy chồng, chị vẫn chưa sinh cho anh đứa con nào.
Hạnh phúc của hai người càng héo hon khi hy vọng về một mầm sống chưa có. Có bao nhiêu tiền bạc làm ra, anh chị đều dùng vào việc chữa bệnh, cứ ai mách ở đâu có thuốc tốt là họ đều tìm đến với niềm tin sẽ gặp thầy, gặp thuốc. Hai vợ chồng chị tìm đến GS Quán Anh khi tâm trạng và kinh tế đã thật sự kiệt quệ.
Qua khám bệnh, GS biết được do hồi nhỏ, anh bị biến chứng về hoóc môn sinh dục nam, tinh trùng bị chậm và yếu, nên vợ không thể mang thai được. (Trong tờ kết quả, anh chỉ có khoảng 7% tinh binh di động nhanh, trong khi bình thường phải là trên 25%)...
Sau khi trò chuyện với anh Toàn, GS Trần Quán Anh đã tìm ra thủ phạm nữa gây nên tình trạng yếu tinh trùng của anh Toàn. Đó là, hồi còn thanh niên anh đã thường xuyên tự tạo cảm giác mỗi khi cảm thấy cơ thể có nhu cầu và đã quen với việc đó.
Đến khi lập gia đình, mặc dù vợ chồng quan hệ nhưng do đã quen với việc tự thỏa mãn, vợ anh lại quá thụ động nên anh Toàn không xuất tinh hết mỗi khi giao hợp nên lượng tinh trùng vừa ít lại vừa yếu khiến vợ chồng anh mãi không thể có con.
Biết được hoàn cảnh của anh Toàn, chị Vy, GS Trần Quán Anh đã nhận chữa miễn phí cho anh chị, để họ có thể làm tròn khả năng làm cha, làm mẹ. Sau gần một năm kiên trì uống thuốc, đến nay, chị Vy đang mang thai một bé trai tuổi rồng, vậy là hạnh phúc của anh chị đã vẹn tròn.
Theo GS Trần Quán Anh, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vô sinh ở nam giới, như rối loạn cương dương, nhiễm trùng hệ tiết niệu - sinh dục (viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt...), những bất thường bẩm sinh về nhiễm sắc thể giới tính hay mắc các tật như không tinh hoàn, tinh hoàn không xuống bìu, tắc ống dẫn tinh, cấu trúc bất thường của tinh trùng...
Cũng có thể do bệnh nhân mắc phải các yếu tố như nghiện rượu, hút thuốc lá, sau hoá trị liệu, nhiễm độc tia xạ, giãn tĩnh mạch tinh, suy sinh dục (tại tinh hoàn và ngoài tinh hoàn), kháng thể kháng tinh trùng gây hiện tượng ngưng kết và bất động tinh trùng...
Tuy nhiên, vô sinh nhưng không phải vô phương cứu chữa, nhất là khi bệnh nhân tìm đến cơ sở y tế để được phát hiện và điều trị bệnh sớm. GS Trần Quán Anh nhìn nhận: “Trong khi phụ nữ gặp rắc rối về vô sinh, họ có thể tìm đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được tư vấn và điều trị thì phần lớn bệnh nhân nam chữa vô sinh thường có đặc điểm chung là sợ người khác biết.
Đây chính là nguyên nhân cản trở cho việc điều trị vô sinh ở nam giới. Thực tế, không có một toa thuốc nào duy nhất chữa cho mọi bệnh nhân vô sinh. Tốt nhất, nếu thấy có bất thường ở bộ phận sinh dục, trục trặc khi quan hệ tình dục hoặc một năm sau khi cưới mà chưa có con, vợ chồng cùng nên đi khám để tìm nguyên nhân và chữa trị sớm”.
"Tây" cũng bị mặc cảm...
Một buổi chiều, khi đang ngồi trong phòng làm việc, có hai người đàn ông vào gặp GS Trần Quán Anh. Đó là một chàng trai người Việt và một anh chàng nước ngoài tầm 30 tuổi.
Theo anh bạn người Việt đi cùng làm phiên dịch, thì người cần sự giúp đỡ là anh chàng ngoại quốc kia. Đó là Michel, sang Việt Nam được hai năm, hiện đang làm giáo viên ở Hội đồng Anh tại Hà Nội. Michel cao trên 1m80, thân hình vạm vỡ với nước da nâu, gương mặt góc cạnh.
Anh “Tây” thổ lộ với GS rằng, người hộ pháp thế này mà "nó" bé tí, nên anh rất mặc cảm khi bắt đầu một mối quan hệ mới. Ở Anh - nơi mình được sinh ra, anh cũng chưa từng hẹn hò với ai, và cũng chưa từng đến cách phòng khám nam khoa, mặc dù ở nước ngoài, ngành Nam khoa học cũng đã rất phát triển.
Mới đây, Michel bắt đầu hẹn hò một cô gái Việt Nam, và trong các trường hợp tế nhị, anh đều không tự tin vào cơ thể của mình. Với mong muốn cải thiện được tình trạng này, anh đã kể cho một anh bạn thân người Việt Nam, nhằm tìm lại cảm xúc thăng hoa nhất khi ở bên người yêu.
Và anh bạn người Việt Nam đã dẫn Michel đến gặp GS Trần Quán Anh. Khi khám, bác sĩ thấy "cu tí" của anh này đúng là quá nhỏ, tinh hoàn xẹp lép. Ông đã hướng dẫn anh dùng thuốc để “nó” to ra một cách tự nhiên.
GS Trần Quán Anh cho biết, có rất nhiều trường hợp người Việt và cả nước ngoài tìm đến ông với mong muốn xin được chỉnh hình “thằng nhỏ”. Hơn nữa, kích thước “nó” không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với hình dáng của chủ nhân. Họ thường mang nỗi mặc cảm rất lớn khi nghĩ rằng, "vũ khí" của mình yếu thế hay không được “hoành tráng” như mơ ước. Có anh còn không dám lấy vợ vì sợ sẽ chê cười hay đòi bỏ chỉ vì "thằng nhỏ" quá khiêm tốn.
Theo ông, nam giới ai cũng muốn làm người hùng trong chuyện ấy. Họ rất sợ bị chê về kích thước và không làm cho bạn tình hài lòng. Người nước ngoài, tuy có thân hình cao lớn, thể trạng tốt, nhưng cũng có nhiều trường hợp "thằng nhỏ" cũng không tương xứng với cơ thể của họ.
Giáo sư Trần Quán Anh cho biết, trong phẫu thuật chỉnh hình “của quý” có hai hình thức: Làm dài và làm to. Phẫu thuật chỉnh hình “nó” chỉ thực hiện với người đã qua tuổi dậy thì, thường khoảng 30-40 tuổi.
Câu chuyện cảm động nhất mà ông và các đồng sự hay nhắc đến là về một người đàn ông Australia. Tốt nghiệp Đại học và đi làm, Alex - tên người đàn ông ấy - mới biết mình bị chứng tắc ống dẫn tinh hai bên.
Khao khát được khỏi bệnh và có con, anh đã đi khắp các bệnh viện nổi tiếng ở cả Indonesia, Thái Lan, Singapore... để chữa trị nhưng vẫn không khỏi. Vài năm trước, anh sang Việt Nam công tác, đã yêu thương và kết hôn với một cô gái người Việt. Tuy nhiên, hai người vẫn chưa được nghe thấy tiếng cười con trẻ.
Hai vợ chồng lặn lội khắp nơi tìm cách chữa bệnh, mong mỏi có một đứa con, nhưng chưa được. Rồi qua Internet và bạn bè giới thiệu, anh biết GS Trần Quán Anh có phòng khám ở phố Lý Nam Đế (Hà Nội). Sau khi khám, Alex đã được các bác sĩ khám và phẫu thuật thông ống dẫn tinh tại phòng khám Tâm Anh.
Mới đây, GS Trần Quán Anh vui mừng khi nhận được điện thoại từ vợ Alex thông báo mình đã mang thai 7 tháng. Chị kể, lúc biết tin này, người vui sướng nhất là chồng. Từ đó đến giờ, anh nhất nhất ưu tiên chăm sóc vợ và đi mua sắm đồ sơ sinh chuẩn bị đón đứa con yêu. Vợ chồng họ còn gửi hình ảnh siêu âm thai nhi và ảnh vợ mang bầu để mọi người ở phòng khám chia vui.

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Con gái có được thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng hay không?
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ chỉ vì "một nhà không được thờ hai họ". Nhưng đã có những chị em thờ cúng bố mẹ mình tại nhà chồng, họ cho rằng việc này là bình thường. Các nhà tín ngưỡng tâm linh nói sao về việc này?