Tránh bọ xít hút máu người bằng cách nào?
GiadinhNet - Bọ xít hút máu người thường làm tổ ở khe tường, sàn gỗ, gác xép nơi giường ngủ phòng trọ và các đống củi gỗ để lâu ngày ở trong hoặc quanh nhà.
![]() |
PGS. TS Nguyễn Văn Châu và mẫu bọ xít hút máu người được lưu giữ để nghiên cứu tại Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng Trung ương. Ảnh: HN. |
Thông tin bọ xít hút máu người xuất hiện trên 20 tỉnh, thành khiến rất nhiều người dân hoang mang. Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt (nhà ở quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Cách đây không lâu, tôi cũng bị bọ xít đốt mấy mũi ở lưng sưng tấy lên. Sau nhiều ngày, vùng bị đốt rất ngứa, khó chịu. Tôi đi khám da liễu được bác sĩ cho thuốc nên cũng thấy đỡ. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa yên tâm khi có thông tin cho rằng, ở nhiều nước, bọ xít này có khả năng lây bệnh, khi đốt vào sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch. Từ khi xuất hiện bọ xít và bị đốt, cả gia đình tôi lúc nào cũng ám ảnh nỗi lo bị bọ xít tấn công”.
PGS.TS Nguyễn Văn Châu khuyến cáo, trước sự xuất hiện gần như phổ biến của loài bọ xít hút máu người, người dân nên chủ động để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình. Nên dọn dẹp vệ sinh giường, tủ, nơi ở và khu vực quanh nhà để loại trừ trứng nở thành ổ bọ xít hút máu người phát tán. Nếu vô tình bị bọ xít hút máu người đốt, người dân nên rửa ngay vết đốt bằng xà phòng, không gãi tại chỗ vết đốt để tránh gây xước, viêm nhiễm và đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. |
Còn anh Trần Hoàng (đường Phạm Văn Đồng, tổ 3 Đồng Xá, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, nhiều người dân ở đây cũng thường nhìn thấy bọ xít hút máu người. “Nhiều người bị bọ xít hút máu người đốt, biểu hiện là ngứa và sưng đỏ phù lên, chỗ sưng mấy ngày mới hết. Những con bọ xít ở đây cũng giống những con bọ xít hút máu người từng bắt được tại nhiều địa phương khác hay những hình ảnh được mô tả trên các báo. Chúng có 6 chân, vòi chích dài, cứng và nhọn, sau lớp cánh mỏng trên lưng có những vạch ngang màu vàng nâu, phần bụng dẹt và to”, anh Hoàng mô tả lại.
PGS.TS Nguyễn Văn Châu (người từng bảo vệ đề tài khoa học về loài bọ xít hút máu người) cho rằng: Bọ xít hút máu người đã xuất hiện gần như phổ biến tại các tỉnh, thành phố. Riêng tại Hà Nội, bọ xít hút máu “phủ sóng tấn công” trên 29 quận, huyện. Trước năm 1979, bọ xít hút máu người rất phổ biến, xuất hiện nhiều sau đó ít dần đi và nay xuất hiện trở lại. Loài bọ xít hút máu người có thể bay vào nhà nhưng chủ yếu từ tầng 1, tầng 2. Bọ xít hút máu thường làm tổ ở khe tường, sàn gỗ, gác xép nơi giường ngủ phòng trọ và các đống củi gỗ để lâu ngày ở trong hoặc quanh nhà. Đặc biệt, chúng xuất hiện khi thời tiết mưa nhiều.
Tại Hội thảo “Thực trạng vai trò dịch tễ của bọ xít hút máu tại Việt Nam” được tổ chức vào ngày 20/6, các nhà khoa học đã nêu ra khả năng loài côn trùng này lan rộng trên thế giới nhưng chưa nghiên cứu sâu hơn về hiện trạng sinh trưởng, phát tán của nó.
Ông Jun Nakagawa, Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, cho biết: Bệnh Chagas - một bệnh do bọ xít hút máu người gây ra - được coi là vấn đề y tế ở Mỹ La tinh nhưng thực tế nó đã phát triển thành vấn đề toàn cầu.
Cụ thể, theo PGS.TS Nguyễn Văn Châu, tới đây Việt Nam sẽ lấy máu của những người bị bọ xít này đốt để tiếp tục nghiên cứu, xét nghiệm và rút ra kết luận. Đây là công việc cần phải làm nhưng kỹ thuật xét nghiệm của chúng ta hiện nay cũng chưa chuẩn.
GS Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam thông tin: Bệnh Chagas do bọ xít hút máu người truyền bệnh là bệnh gây tử vong từ từ. Nó làm con người yếu đi, dễ mắc các bệnh khác như tim mạch, thần kinh... Có hàng chục triệu người Châu Mỹ La tinh đã mắc bệnh này. Loài bọ xít hút máu người ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng nhưng nó có truyền bệnh hay không vẫn chưa biết và phải có nghiên cứu xem xét về vấn đề dịch tễ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?
Sống khỏe - 54 phút trướcVitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 13 giờ trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp
Sống khỏe - 16 giờ trướcKhi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 18 giờ trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...