Tranh cãi quanh đề xuất mua ô tô phải mở tài khoản ngân hàng
GiadinhNet - UBND TP Hà Nội vừa kiến nghị Bộ Công an ban hành quy định về đăng ký ô tô, trong đó phải có tài khoản được mở tại ngân hàng (NH) để khấu trừ vào tài khoản NH đối với các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông được xử lý bằng hình thức “phạt nguội”. Kiến nghị này ngay lập tức vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Nhiều chuyên gia cho rằng cần lấy ý kiến người dân trước khi ban hành quy định mua ô tô phải mở tài khoản ngân hàng và biện pháp này cũng chỉ nên khuyến khích chứ không thể bắt buộc. Ảnh: K.O
Khó áp dụng hình thức bắt buộc
Theo thống kê, tốc độ gia tăng trung bình hàng năm của ôtô TP Hà Nội là 10,2%, xe máy là 6,7% . Trong khi đó, tốc độ phát triển hạ tầng giao thông của thành phố chỉ ở mức bình quân 3,9%. Sự phát triển mất cân đối giữa phương tiện giao thông cá nhân với kết cấu hạ tầng giao thông, cùng với ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân chưa cao dẫn đến ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã kiến nghị Bộ Công an ban hành quy định về đăng ký ô tô, trong đó yêu cầu chủ phương tiện phải có tài khoản được mở tại ngân hàng (NH). Việc này được đưa ra để tăng tính thuận tiện cho việc xử phạt nguội đối với các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Đây cũng không phải lần đầu tiên chủ tưởng này được đưa ra. Trước đó, vào năm 2016, ông Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, đã đề xuất có quy định buộc các chủ ô tô mở tài khoản NH nhằm phục vụ cho việc xử phạt vi phạm giao thông. Theo Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, việc mở tài khoản sẽ tạo thuận lợi cho quá trình xử lý vi phạm giao thông, ý thức của lái xe cao hơn rất nhiều nếu việc vi phạm bị trừ thẳng tiền vào tài khoản.
Kiến nghị của UBND TP Hà Nội một lần nữa lại vấp phải phản ứng từ giới lái xe cũng như các doanh nghiệp vận tải. “Nếu như bắt buộc người dân mở tài khoản khi mua ô tô là hết sức vô lý. Bởi vì, việc mở tài khoản hay không là quyền của người dân, chưa có luật nào đề ra là người dân phải có tài khoản ngân hàng. Thêm nữa, nếu không thực hiện quy định này đồng nghĩa với việc không được sở hữu xe, như vậy là vi phạm quyền sở hữu tài sản của người dân”, tài xế Lê Anh Quân cho hay.
Còn theo ông Trần Anh Huy (quản lý của một đơn vị vận tải trên địa bàn Hà Nội) cho hay: “Nhà nước hãy cho chúng tôi thấy rằng đây là một hình thức thuận tiện với lái xe thì chúng tôi sẽ tự động đăng kí chứ cơ quan nhà nước không thể nào bắt người dân thực hiện cả những việc như vậy. Hơn nữa, việc trừ thẳng tiền vào tài khoản ngân hàng có đảm bảo được sẽ xử phạt đúng người, đúng tội hay không?”.
Chỉ nên khuyến khích
Theo chuyên gia Bùi Danh Liên – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng việc sử dụng tài khoản ngân hàng để nộp phạt vi phạm giao thông sẽ đem lại một số lợi ích như chống tham nhũng, tránh tình trạng rửa tiền, đỡ mất thời gian, song việc này cần phải có lộ trình để người dân hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này.
“Việc sử dụng tài khoản ngân hàng để nộp phạt vi phạm giao thông, các nước đã làm từ lâu rồi, hàng chục năm nay rồi. Cách đây vài năm, Công an Hà Nội cũng đã đề xuất biện pháp này nhưng lúc đó, doanh nghiệp vận tải cũng như cá nhân lái xe họ rất phản ứng. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, điều kiện kinh tế của người dân đã được nâng lên,việc có một tài khoản để đảm bảo cho việc xử phạt chính là có lợi với người dân, có lợi cho cơ quan Nhà nước. Theo hình thức truyền thống, lái xe vi phạm sẽ phải lấy biên bản đến kho bạc nộp phạt rồi lại quay lại lấy giấy tờ, việc làm này sẽ rất phiền hà cho người vi phạm. Thứ 2, việc mở tài khoản sẽ khiến cho việc nộp phạt được minh bạch hơn, số tiền nộp phạt chạy thẳng vào ngân hàng, chạy thẳng vào tài khoản của Nhà nước. Như vậy sẽ tránh hiện tượng “bôi trơn” giữa người vi phạm với lực lượng cảnh sát giao thông, gây ra nạn tham nhũng. Hơn nữa việc mở tài khoản ngân hàng không chỉ áp dụng cho việc nộp phạt mà còn áp dụng cho rất nhiều việc khác như mua xăng dầu, thanh toán tiền kiểm định, thanh toán phí đường bộ… Vậy nên tôi cho rằng đây là một chủ trương tốt”, ông Liên phân tích.
Ông Liên cũng đưa ra một số kiến nghị để việc mở tài khoản ngân hàng đạt được hiệu quả. “Chúng ta cần có sự kết nối giữa các ngân hàng để việc nộp phạt của người dân được thuận tiện. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan chuyên môn cần vào cuộc để xây dựng được một phần mềm tốt, tránh trường hợp đưa vào áp dụng rồi lại gặp vướng mắc này kia. Ngoài ra, chúng ta cần tuyên truyền cho người dân hiểu được lợi ích, sự thuận tiện của việc mở thẻ vì người dân là đối tượng bị điều chỉnh. Trước mắt, chúng ta có thể làm thí điểm đầu tiên ở một khu vực nào đó để rút kinh nghiệm rồi mới áp dụng. Chúng ta cũng không phải làm ngay, làm trong một sớm, một chiều mà cần có lộ trình cụ thể, có công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng” ông Liên nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Liên cũng cho rằng, việc mở tài khoản ngân hàng để khấu trừ vào lỗi vi phạm sẽ làm tăng ý thức tham giao giao thông của người dân. Trước kia, chỉ khi có lực lượng cảnh sát giao thông họ mới chấp hành nghiêm chỉnh thì nay với biện pháp xử phạt nguội, người dân sẽ ý thức hơn trong việc tham gia giao thông bởi vi phạm cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ bị trừ thẳng tiền trong tài khoản.
Dưới góc độ kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế-tài chính, cho rằng đề xuất trên phù hợp với chủ trương là khuyến khích người dân không sử dụng tiền mặt để minh bạch, chống tham nhũng, thất thoát thông qua việc mở tài khoản. Tuy nhiên, việc mở tài khoản này cần phải được xem xét và thăm dò ý kiến của người dân bởi việc mở tài khoản để xử phạt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của người dân. Và chỉ nên khuyến khích chứ không nên bắt buộc người dân phải mở tài khoản ngân hàng mới được mua ô tô.
Kim Oanh

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ
Thời sự - 1 giờ trướcNgười chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 5 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn, trong đó tâm điểm mưa to là các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến ngày 2/7 là trên 300mm. Cảnh báo ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra.