Tránh lây nhiễm khi cúm đã vào nhà
GiadinhNet - Cúm có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, nước bọt hay dịch tiết mũi họng. Bởi vậy khi một người trong nhà mắc cúm, nếu không có biện pháp phòng ngừa thì rất dễ khiến cho cả nhà bị nhiễm theo.
|
Nên sử dụng khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người bị cúm.Ảnh: Chí Cường |
TS.BS Lê Thanh Toàn, Trường Đại học Y Dược TPHCM cho hay, khi bị cúm, điều quan trọng đầu tiên là cần hạ nhiệt cơ thể. Ngoài ra, cúm thường làm cho cơ thể mỏi mệt, chán ăn vì vậy cần chú ý ngủ nghỉ, ăn đủ chất, bổ sung đủ nước đẩy nhanh sự bài tiết chất thải ra ngoài, giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Nguyên tắc của người nhiễm cúm là không ăn các thức ăn lạnh, cần ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu, uống nhiều nước (oresol, nước quả tươi như cam, chanh…), nhất là với người cao tuổi và trẻ em. Ngoài ra, nên cho bệnh nhân ăn các món ăn giải cảm như cháo hành tăm, cháo lá tía tô ăn nóng… Không nên ăn quá nhiều đường. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chứng minh, ăn 100g đường trong thời gian 5 giờ làm suy giảm đáng kể năng lực của bạch cầu trong cuộc chiến chống virus.
Hiện nay có 4 loại thuốc kháng virus đã được sử dụng. Các thuốc này ngăn sự nhân lên của virus cúm. Nếu uống thuốc trước khi bị bệnh hay trong hai ngày đầu của bệnh, có thể phòng được nhiễm bệnh hay giảm số ngày bị bệnh.
Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, khi có người trong gia đình mắc cúm cần cách ly bệnh nhân với những người không bị mắc bệnh ít nhất là 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng biểu hiện.
Đồ dùng của người ốm (như bát, đũa, thìa, cốc, chén…) hàng ngày nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người. Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bệnh.
Tất cả đồ vật xung quanh bạn đều có thể là nơi trú ngụ của virus. Do vậy, bạn cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Thay ga trải giường, chăn gối thường xuyên. Sử dụng các chất tẩy rửa dạng cồn để làm sạch đồ dùng và các vật dụng trong nhà. Virus chỉ có thể sống 2-3 giờ bên ngoài cơ thể con người, chúng không thích hợp trong môi trường không khí thoáng đãng, sạch sẽ. Vì vậy cần thường xuyên mở cửa sổ, cửa phòng ngủ để làm sạch không khí trong nhà. Mỗi ngày ít nhất mở cửa sổ khoảng 3 lần, mỗi lần từ 10 – 30 phút để tạo sự thông thoáng, cũng là để tiêu diệt virus cúm.
Trường hợp bị cúm là người mẹ đang cho con bú thì mẹ cần đeo khẩu trang mỗi khi gần con. Trong thời gian đang cúm trong vòng 5 ngày đầu, mẹ không nên ôm ấp con, nên ngủ riêng giường.
Trẻ em hay bị cúm vì hệ miễn dịch còn yếu nên không đủ khả năng chống lại virus khi xâm nhập vào cơ thể. Vì thế cần cho con đi tiêm vaccine phòng cúm ngay khi người trong gia đình nhiễm cúm.
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nếu nhiễm cúm có thể gây dị tật thai nhi. Do vậy, khi người trong nhà bị cúm mà bạn đang mang thai, tốt nhất bạn cần ở riêng một phòng, tránh giao tiếp và dùng chung các đồ dùng.
Nếu vợ hoặc chồng bạn bị nhiễm cúm, ngoài các biện pháp phòng tránh lây nhiễm trên, vợ chồng tạm thời kiêng “quan hệ” trong vòng 5 ngày đầu kể từ khi có biểu hiện sốt. Việc kiêng cữ này rất quan trọng bởi vừa tránh không bị lây cúm, vừa tránh dị tật cho thai nhi (nếu đậu thai), vừa tránh cho người bị cúm bệnh sẽ nặng hơn do phải cố sức khi “quan hệ”.
Để phòng tránh lây nhiễm cúm cho người già, ngoài việc tăng cường ăn uống đầy đủ, người già nên bổ sung thêm vi chất đặc biệt là vitamin C và kẽm. Đây là những chất giúp nâng cao hệ miễn dịch, tái tạo các tế bào bạch cầu và thúc đẩy kháng thể phục hồi nhanh, dễ dàng chống lại các bệnh lây nhiễm.
Người già có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng khi mắc cảm cúm vì thường hay bị các bệnh như tim, phổi, hen, bệnh thận mạn tính dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 5 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 15 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 18 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 19 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 1 ngày trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.