Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh: Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm

Thứ bảy, 10:56 26/04/2025 | Bệnh thường gặp

Chuyên gia cảnh báo trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi tai để chữa bệnh lan truyền trên mạng xã hội tiềm ẩn nguy hiểm.

Một tài khoản mạng xã hội gây tranh cãi khi chia sẻ bí quyết “làm sáng mắt, thông mũi, hết nghễng ngãng tai” bằng cách nhỏ nước cốt chanh trực tiếp vào mắt, mũi, tai.

Người này khẳng định: “Bạn nào bị các bệnh về tai, mũi, họng nhỏ vào rất xót, nhất là các bạn bị bệnh sẵn nhưng sau đó dịch tuôn ra, dần dần khỏi lúc nào không hay. Mắt sáng, mũi thích, tai đỡ nghễng ngãng hẳn”.

Bài đăng nhanh chóng thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận. Một số dân mạng hào hứng vì cho rằng “chanh có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch tự nhiên, không cần thuốc tây”.

Tuy nhiên, nhiều người dùng khác và đặc biệt là các chuyên gia y tế lên tiếng cảnh báo mạnh mẽ.

Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh: Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm - Ảnh 1.

Chuyên gia khuyên không nên nhỏ nước chanh vào mắt để chữa bệnh. (Ảnh: Pexels)

Theo bác sĩ Dương Minh Tuấn, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai để chữa các triệu chứng như viêm, nghẹt mũi hay đau tai là hành động tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tuyệt đối không nên áp dụng.

Nước cốt chanh có độ pH khoảng 2.0, mang tính axit mạnh. Khi tiếp xúc trực tiếp với mắt, axit trong chanh có thể gây bỏng rát, xung huyết kết mạc, viêm giác mạc, thậm chí loét giác mạc nếu tái diễn nhiều lần.

Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO) cảnh báo, mắt người độ pH trung tính (~7.0), mọi chất có tính axit hoặc kiềm mạnh đều có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho bề mặt nhãn cầu.

Tương tự, niêm mạc mũi vốn rất mỏng và nhạy cảm, việc nhỏ chanh có thể gây viêm mũi kích ứng, đau rát, chảy máu mũi.

Với tai, môi trường trong ống tai ngoài cũng có độ pH trung tính, dễ bị tổn thương bởi các chất có tính axit. Nhỏ nước chanh vào tai có thể gây viêm ống tai ngoài, và nếu axit đi sâu hơn, thậm chí có thể gây thủng màng nhĩ.

“Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa bao giờ công nhận nước cốt chanh là dung dịch điều trị tại chỗ cho mắt, mũi hoặc tai”, bác sĩ Tuấn nói.

Trong y học cổ truyền, quả chanh và các loại họ cam quýt thường được dùng để tiêu đàm, thanh nhiệt, hóa tích… dưới dạng uống (nước sắc, pha mật ong), xông hơi hoặc xoa bóp với tinh dầu. Không có tài liệu chính thống nào ghi nhận việc nhỏ trực tiếp nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai để chữa bệnh.

Việc tự ý sử dụng nước cốt chanh theo lời truyền miệng, đặc biệt với trẻ em và người lớn tuổi, có thể gây ra những hậu quả nặng nề, thậm chí không thể phục hồi nếu tổn thương lan rộng. Trong mọi trường hợp có triệu chứng bất thường ở tai, mũi, mắt, người dân nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, thay vì thử nghiệm các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 26 tuổi ở Nam Định phát hiện u tụy, có nguy cơ ung thư cao từ 1 việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua

Cô gái 26 tuổi ở Nam Định phát hiện u tụy, có nguy cơ ung thư cao từ 1 việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Khối u nhầy có nguy cơ tiến triển thành ung thư được các bác sĩ phát hiện hoàn toàn tình cờ trong một lần khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nhân hoàn toàn không có biểu hiện bất thường nào.

Liên tiếp 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ở Phú Thọ được cứu sống nhờ làm nhanh 1 việc này

Liên tiếp 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ở Phú Thọ được cứu sống nhờ làm nhanh 1 việc này

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ khẳng định việc phát hiện sớm, xử trí kịp thời, can thiệp chuẩn xác, đó là yếu tố quyết định cứu sống người bệnh bị nhồi máu cơ tim.

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Pickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Gừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

Top