Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ bật khóc vì học online quá dài

Thứ tư, 20:50 27/10/2021 | Xã hội

“Con cố gắng lắm rồi, giờ con không còn năng lượng để học online nữa”, con trai chị T.L. (Thanh Xuân, Hà Nội) bật khóc khi trò chuyện với mẹ sau 3 tháng học trực tuyến.

Tháng tám, hai đứa con của chị T.L. bước vào năm học mới đầy hào hứng dù không thể đến trường do dịch Covid-19. Được bố mẹ giải thích, các con hiểu đây là tình thế bắt buộc để đảm bảo an toàn.

“Tuần trước, con bật khóc nức nở khi nói với tôi về việc chán học online, mong ngóng ngày đến trường”, chị T.L. nhớ lại khoảnh khắc bất lực của con trai đang học lớp 5.

Ba tháng học online

Hai con chị T.L. đều học tại trường tư thục danh tiếng. Ngay khi dịch bùng phát, trường nhanh chóng tổ chức dạy học trực tuyến, đồng thời có thêm các phong trào như cho trẻ tập thể dục mỗi tuần một lần, làm việc nhà rồi chụp ảnh gửi giáo viên, tạo nhóm… Thời gian đầu, gia đình rất ủng hộ việc học online. Các con cũng học hăng say và thường xuyên được giáo viên khen vì hăng hái, tích cực học bài.

Trẻ bật khóc vì học online quá dài - Ảnh 1.

Con trai chị T.L. mệt mỏi, chán nản vì phải học online suốt 3 tháng. Ảnh: T.L.

Tuy nhiên, dù giáo viên cố gắng, nữ phụ huynh đánh giá chất lượng học tập chỉ đạt 30-40%. Ở lớp con trai nhỏ, học sinh thường xuyên vào muộn, cô giáo mất thời gian để điểm danh nên phải dạy bù sang giờ ra chơi. Tiết giải lao giảm từ 10 phút xuống 5 phút. Con cũng chỉ có thể quanh quẩn trong nhà. Thời gian nghỉ ít, con ngồi lại luôn trước máy tính, mở YouTube xem.

Như vậy, hàng ngày, con tiếp xúc màn hình từ 8h đến 11h rồi lại từ 13h30 đến 16h30 hoặc 17h. Bé lớn đang học lớp 7 của chị cũng ở trong tình trạng tương tự.

“Con đang ở giai đoạn dậy thì hoặc tiền dậy thì với rất nhiều thay đổi về mặt tâm, sinh lý nhưng lại phải ngồi cả ngày trước máy tính, gần như không được vận động”, người mẹ chia sẻ về nỗi lo con học online suốt 3 tháng.

Chị tâm sự hai tháng ở nhà thấy rất bí bách, dù vẫn còn công việc, thường xuyên tương tác với đồng nghiệp, bạn bè. Trong khi đó, những đứa trẻ học online suốt ngày. Các con không tiếp xúc bạn bè, thầy cô, thiếu sự vận động. Bé trai lớp 5 đang học trong môi trường gần như chỉ “một chiều” khi giáo viên không đủ thời gian để cho học trò phát biểu nhiều.

Trong khi đó, ở lớp của con học khối 7, các bé tắt camera khi học. Giáo viên đặt câu hỏi, nếu không biết hoặc không muốn trả lời, các con tìm đủ lý do như mạng không ổn định, mic hỏng.

Chị T.L. từng rất buồn khi nhận được tin nhắn của cô giáo tâm sự việc những đứa trẻ luôn giữ im lặng trong lớp học cùng lời nhắn nhủ “các con không làm được cũng phải nói với cô, cứ im lặng như vậy, cô không biết các con đang làm gì, lo lắng lắm”.

Thời gian gần đây, vợ chồng chị đi làm trở lại. Hai con ở nhà, tự học online trong nỗi lo lắng của bố mẹ. Có hôm về nhà, chị kiểm tra lịch sử trình duyệt và thấy con xem YouTube cả ngày.

“Không phải chúng tôi không biết chặn nhưng con ở nhà học trực tuyến đã khổ lắm rồi. Nếu chặn kênh giải trí nữa, các con biết làm gì? Không thể chỉ bắt chúng ngồi trước màn hình, nghe mãi một người nói”, nữ phụ huynh nói.

Vì thế, khi con trai khóc nức nở tâm sự “con chịu hết nổi rồi, cạn kiệt năng lượng để tích cực học”, người mẹ hiểu đã đến lúc cần cho trẻ đến trường, “tái hòa nhập” cộng đồng.

Mong con được đến trường sớm

Chị T.L. không phàn nàn về việc dạy học trực tuyến vì hiểu nhà trường và giáo viên đã nỗ lực rất nhiều trong thời gian qua. Tương tự, cả phụ huynh lẫn con trẻ cũng cố gắng nhiều nhưng thời gian học online kéo dài, vượt quá khả năng chịu đựng của trẻ. Người lớn đã đi làm, đi chơi, tiếp xúc rất nhiều người khác, trẻ ở nhà cả ngày cũng không an toàn. Do đó, không nên đóng cửa trường học trong thời gian dài như vậy.

“Dịch Covid-19 nguy hiểm nhưng còn nhiều bệnh khác cũng nguy hiểm không kém. Đặc biệt, việc bắt trẻ tạm dừng đến trường trong thời gian dài khiến các con rất bí bách, ảnh hưởng đến tâm, sinh lý”, chị T.L. nói.

Chị hy vọng con có thể đi học ngay từ đầu tháng 11 thay vì học online hết kỳ I. Thậm chí, nữ phụ huynh cho rằng lẽ ra, Hà Nội nên cho trẻ đến trường sớm hơn, dù đúng là trong tình hình dịch bệnh hiện nay, cha mẹ vẫn còn lo lắng.

Nếu được đi học, học sinh cũng như nhà trường sẽ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng cần cân nhắc tác hại của việc cho trẻ ở nhà. Theo ông, các loại rối loạn tâm lý, bệnh về mắt, béo phì thậm chí còn nặng nề hơn Covid-19. Bên cạnh đó, chất lượng học online lại kém.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mạo danh sĩ quan quân đội lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Mạo danh sĩ quan quân đội lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Dù không có nghề nghiệp ổn định, Đồng tự nhận và giới thiệu mình đang làm việc trong quân đội (giữ chức vụ Trưởng phòng Quân nhu), quen biết nhiều người nhằm lòe nạn nhân để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

7 học sinh bị lũ cuốn, 1 em ngừng hô hấp, 3 em mất tích

7 học sinh bị lũ cuốn, 1 em ngừng hô hấp, 3 em mất tích

Đời sống - 5 giờ trước

Sau khi đi học về, 7 học sinh rủ nhau tắm suối rồi bị nước lũ từ thượng nguồn đổ về cuốn trôi, 3 học sinh vẫn đang mất tích.

Cảnh sát chặn bắt 2 phụ nữ bắt cóc bé 7 tuổi khi đang trên đường tẩu thoát

Cảnh sát chặn bắt 2 phụ nữ bắt cóc bé 7 tuổi khi đang trên đường tẩu thoát

Pháp luật - 6 giờ trước

Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Thị Huỳnh Lan đã nảy sinh bắt bé Ng. để gây áp lực cho mẹ cháu bé trả nợ cho mình.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Xã hội - 6 giờ trước

Đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước - đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mà hàng triệu người Việt Nam đang đối mặt mỗi ngày nhưng không hề biết

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mà hàng triệu người Việt Nam đang đối mặt mỗi ngày nhưng không hề biết

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Một chiêu trò lừa đảo mới đang lan nhanh: kẻ gian giả danh kỹ thuật viên Microsoft, Viettel hay ngân hàng, yêu cầu người dùng cài phần mềm điều khiển từ xa để “hỗ trợ khắc phục lỗi”. Chỉ cần bạn làm theo, mọi dữ liệu từ mật khẩu đến tài khoản ngân hàng đều có thể bị đánh cắp trong vài phút. Đừng để sự cả tin trở thành cái bẫy!

Tổ chức tháo dỡ lều quán lấn chiếm bãi biển ở Thanh Hoá

Tổ chức tháo dỡ lều quán lấn chiếm bãi biển ở Thanh Hoá

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH – Lực lượng chức năng huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) yêu cầu các hộ kinh doanh trái phép tổ chức tháo dỡ lều lán lấn chiếm bãi biển.

Toàn cảnh dự án nhà máy ô tô Tralas tiền tỷ ở tỉnh nghèo Bắc Kạn

Toàn cảnh dự án nhà máy ô tô Tralas tiền tỷ ở tỉnh nghèo Bắc Kạn

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Nhà máy ô tô Tralas tại phường Xuất Hóa, TP Bắc Kạn sau 15 năm thực hiện, đến nay vẫn chưa được triển khai. Các ô đất được chia ra làm xưởng gỗ, hằng ngày nhả khói bay khắp nơi.

Ông Nguyễn Tường Quân làm Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường

Ông Nguyễn Tường Quân làm Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường

Thời sự - 10 giờ trước

Sáng ngày 21/5, tại trụ sở Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (Cung Trí thức TP Hà Nội, số 1 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy), cơ quan chủ quản tạp chí Kinh tế Môi trường đã tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định về công tác cán bộ.

4 con giáp không theo đuổi giàu sang, danh vọng nên cuộc sống an nhàn, hạnh phúc

4 con giáp không theo đuổi giàu sang, danh vọng nên cuộc sống an nhàn, hạnh phúc

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Sống trên đời, hầu như ai cũng đều phấn đầu để có cuộc sống giàu sang, vậy mà những người thuộc các con giáp sau cả đời lại chỉ cầu bình yên. Tuy nhiên, phú quý vẫn cứ tìm đến họ.

Quảng Trị: 5 học sinh ra kênh nước chơi, 1 em tử vong

Quảng Trị: 5 học sinh ra kênh nước chơi, 1 em tử vong

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Trong lúc cùng nhóm bạn ra tại kênh nước ở thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) chơi, em H. không may bị đuối nước, tử vong

Top