Trẻ bị chó cắn mất tai, mất mũi, bố mẹ không biết tái tạo ở đâu
GiadinhNet - Đã có nhiều trường hợp bị chó cắn mất tai, mũi khiến bệnh nhân ngoài bị tổn thương thể xác, còn mặc cảm tự ti, khó hòa nhập lại cuộc sống...
Mới đây khoa Phẫu thuật Tạo hình – Thẩm mỹ, BV Việt Đức đã cứu chữa cho bé trai 12 tuổi (xã Thọ Lộc, Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị 2 con chó béc-giê tấn công tổn thương nặng, bị cắn mất cả tai.
Trước đó, bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Như (Trưởng khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP.HCM) tiếp nhận cấp cứu cho bé trai bị chó cắn mất cả phần mũi, sụn mũi, sụn thác mũi và mảng thịt lớn ở vùng mặt… Cánh mũi bị hoại tử do thời gian chuyển đến viện quá lâu, nếu không cứu được sau này phải dùng sụn vành tai để tái tạo phần mũi.

Ảnh minh họa.
Một nữ bệnh nhân bị chó cưng trong nhà “đớp” mất mũi khi cúi xuống xếp giày cho chủ lên kệ. BS. Nguyễn Anh Tuấn (Khoa tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh) trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết, nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mất chóp mũi, sống mũi và cánh mũi phải. Các bác sĩ đã điều trị gần 7 tháng, 3 lần phẫu thuật mới tạo lại hình dáng mũi hoàn chỉnh được cho chị.
Chuyện chó cắn đứt tai, mất mũi xảy ra đã nhiều, làm trẻ đau đớn, ảnh hưởng tới sức khỏe và đặc biệt làm biến dạng tai mũi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ khiến mất tự tin trong cuộc sống.
Các cơ sở y tế tuyến dưới, nếu vết thương không trầm trọng sẽ cầm máu và điều trị sức khỏe ổn định sẽ cho bệnh nhân về. Vì thế nhiều bố mẹ trẻ sau khi con lành vết thương nhưng phần vì nhà xa ngại hỏi, phần kiến thức xã hội hạn hẹp nên không biết tái tạo lại tai, mũi cho trẻ sau tai nạn ở đâu.

Tái tạo lại tai mũi
Trước kia trẻ bị chó cắn đứt tai trẻ phải phẫu thuật nhiều lần rất lâu, thậm chí phải đợi trẻ đủ lớn để cơ thể có khối lượng sụn sườn cần thiết “điêu khắc” tai. Trẻ còn chịu đau và một sẹo vùng ngực nơi lấy sụn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có nguy cơ biến dạng ngực sau này. Việc tái tạo lại tai, mũi chỉ thực hiện được ở các bệnh viện lớn, có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ như Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện E, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh...
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Hà – Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình – Thẩm mỹ (BV Việt Đức), cậu bé ở Thanh Hóa bị chó cắn sau khi được cấp cứu đã tỉnh lại và sớm được bác sĩ lên kế hoạch tái tạo vành tai.
Dự kiến phần tai bị chó cắn mất sẽ dùng kỹ thuật lần đầu tiên triển khai ở Việt Nam là khung sụn tai nhân tạo (Medpor, Omnipor chất liệu trơ, xốp, tương thích cao với cơ thể, có thể mọc vào bên trong và bám chắc vào khung sụn). Chỉ 1 lần phẫu thuật là bé có lại cái tai gần như bình thường, tự tin chơi đùa, đi học, tránh mặc cảm và có thể bình phục trong 3- 6 tháng.

Ảnh minh họa.
Với trường hợp mất mũi, theo TS. BS Phạm Thị Việt Dung (Giảng viên bộ môn Phẫu thuật Tạo hình trường Đại học Y Hà Nội, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ BV Xanh Pôn), nếu mất một phần mũi, hoặc hoàn toàn mũi thì trước kia bệnh nhân phải sống chung với ngoại hình như vậy suốt đời. Nhưng kỹ thuật vi phẫu bằng vạt da sụn vành tai vi phẫu (khác với tạo đầu mũi bằng ghép mỗi tí sụn vành tai thông thường) đem lại kết quả tốt hơn, tạo hình đầu mũi mất hoàn toàn, chuyển một phần da và sụn vành tai nối ghép và tái tạo đầu, trụ và cánh mũi cho bệnh nhân.
Một vành tai không đủ để tái tạo toàn bộ đầu mũi, cánh mũi và trụ mũi, nên bác sĩ sẽ lấy thêm vùng da ở phía trước tai để tạo hình cánh mũi bên kia. Sau phẫu thuật, mũi bệnh nhân dần ổn định, hình dạng mũi tự nhiên, màu sắc cũng gần với màu da xung quanh, cải thiện chức năng thẩm mỹ, chức năng hô hấp (thở) tốt hơn, tự tin hơn khi giao tiếp.
Việc cần làm ngay khi bị chó cắn
Khi bị chó cắn cần rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục 10-15 phút. Sau đó rửa kỹ với cồn 70%, hoặc cồn iod và đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được tiêm phòng và huyết thanh kháng dại sớm.
Nếu chó cắn vào mạch máu lớn, máu chảy dữ dội cần nhanh chóng băng ép cầm máu và chuyển gấp tới bệnh viện để truyền máu, bù dịch.
Nếu bị có cắn vào đường thở thì cần nhanh chóng khai thông đường thở trước khi chuyển bệnh nhân đi, vì không cầm máu và không thở được thì bệnh nhân dễ tử vong.
Đặc biệt những phần đứt rời rơi ra ngoài cơ thể bệnh nhân dù còn nguyên vẹn, hay giập nát thì đều phải giữ lại, bảo quản và mang đến cho bác sĩ cùng bệnh nhân để có thể nối lại – bởi tổ chức cơ thể của mình vẫn là tốt nhất để tái tạo.
Ngọc Hà

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 15 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.