Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ đau bụng, nôn khi nào cần đưa đến bệnh viện gấp?

Thứ sáu, 07:48 01/09/2023 | Mẹ và bé

Đau bụng và nôn ở trẻ em nhiều khi lại là các dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp.

Biểu hiện trẻ bị đau bụng, nôn

Biểu hiện đau bụng ở trẻ em khác nhau theo nguyên nhân gây bệnh và lứa tuổi của trẻ.

- Trẻ chưa biết nói: Biểu hiện bằng triệu chứng quấy khóc liên tục với vẻ mặt nhăn nhó đau đớn.

- Trẻ lớn: Trẻ có thể nói với cha mẹ về tình trạng đau bụng, xác định được vị trí đau và mô tả được tính chất của cơn đau dù không phải lúc nào cũng chính xác.

Trẻ đau bụng, nôn khi nào cần đưa đến bệnh viện gấp? - Ảnh 1.

Không tự sử dụng thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy khi trẻ bị đau bụng, nôn. Ảnh minh họa

Vì sao trẻ đau bụng, nôn?

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, nguyên nhân thường gặp nhất gây đau bụng và nôn ở trẻ em là viêm dạ dày – ruột cấp do virus như rotavirus, norovirus, calicivirus, adenovirus… Nôn trớ do viêm dạ dày – ruột nhiễm khuẩn thường bắt đầu đột ngột và hồi phục trong vòng 24 giờ. Các biểu hiện khác như tiêu chảy phân nhầy máu, sốt hoặc đau bụng sẽ xuất hiện đồng thời hoặc sau 12-24 giờ.

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ cũng gây đau bụng, nôn. Trẻ bị ngộ độc thường có cảm giác buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần phân lỏng có thể có nhầy máu. Trẻ có thể không sốt hay sốt cao trên 38 độ C.

Chế độ ăn không phù hợp, dị ứng thức ăn , hay độc chất hoặc dùng thuốc quá liều cũng là nguyên nhân thường gặp gây nôn trớ và đau bụng ở trẻ em.

Trẻ mắc bệnh lý cấp cứu ngoại khoa cần phải nhanh chóng phẫu thuật như lồng ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột…

Khi nào đưa trẻ đau bụng, nôn tới viện?

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, trẻ thường đau bụng vùng quanh rốn hoặc giữa bụng với cơn đau thoáng qua, cha mẹ cần đưa trẻ tới viện khi:

- Trẻ bị đau ở vị trí dưới rốn và nghiêng về phía bên phải, đau bụng lan xuống vùng bẹn kèm theo đi tiểu khó, cơn đau kéo dài quá 24 giờ hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn, vì trong tình huống này đau bụng có thể do viêm ruột thừa hay những vấn đề nghiêm trọng khác.

- Trẻ nôn kéo dài trên 24 giờ hoặc trẻ nôn liên tục, nôn ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, dịch nôn có màu xanh hoặc vàng, có sự hiện diện của máu đỏ tươi hoặc máu đông.

- Trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều nước, nhiều lần trong ngày, phân nhầy máu hoặc có biểu hiện mất nước.

Trẻ đau bụng, nôn khi nào cần đưa đến bệnh viện gấp? - Ảnh 2.

Biểu hiện đau bụng ở trẻ chưa biết nói có thể là quấy khóc liên tục với vẻ mặt nhăn nhó đau đớn. Ảnh minh họa

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ đau bụng, nôn tại nhà?

Khi trẻ bị đau bụng, nôn cha mẹ cần làm những việc sau tại nhà:

- Trấn an, vỗ về và cho trẻ nằm nghỉ. Không cho trẻ uống thuốc giảm đau, cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

- Cần cho trẻ uống nước đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi nôn hay tiêu chảy nhiều. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch bù nước và điện giải (Oresol). Nếu trẻ đã được uống Oresol theo nguyên tắc ít một nhưng vẫn bị nôn, tình trạng đi ngoài còn nhiều, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.

- Không tự sử dụng thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy. Nôn và tiêu chảy là một hoạt động bảo vệ cơ thể để tống các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Sử dụng thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng giảm nhu động ruột, giảm hấp thu và kéo dài thời gian lưu lại trong đường tiêu hóa của vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm làm trẻ đầy, chướng bụng, và kéo dài thời gian bị bệnh.

- Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục. Nếu trẻ không nôn trớ từ 12-24 giờ thì có thể cho bé ăn uống lại bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hay sữa chua.

- Nếu trẻ có biểu hiện sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ hãy sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường như Efferalgan, Hapacol, Tylenol để khi trẻ sốt. Không tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

Phương Lan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 6 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Top