Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ em cũng mắc loại ung thư thường chỉ gặp ở người lớn, nguy cơ bắt nguồn từ bữa ăn hàng ngày thiếu chất này

Thứ ba, 07:20 14/06/2022 | Mẹ và bé

Con khàn tiếng, xuất hiện khối sưng phồng vùng tuyến giáp, hạch cổ… bố mẹ hãy nghĩ đến căn bệnh ung thư tuyến giáp, cần đưa trẻ đi khám ngay.

Ung thư tuyến giáp trẻ em là ung thư xuất hiện ở trẻ từ dưới 18 tuổi. Dù hay gặp ở người lớn, nhưng khi trẻ xuất hiện u giáp thì tỷ lệ gặp ung thư tuyến giáp sẽ cao hơn.

Tại Hoa Kỳ, ung thư tuyến giáp chiếm 1,8% ở độ tuổi dưới 20 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Đây là một trong tám bệnh ung thư thường gặp ở độ tuổi từ 15-19 tuổi. Ung thư tuyến giáp là loại ung thư phổ biến thứ hai của trẻ nữ, tỷ lệ nữ/nam là 5/1.

Trẻ em cũng mắc loại ung thư thường chỉ gặp ở người lớn, nguy cơ bắt nguồn từ bữa ăn hàng ngày thiếu chất này - Ảnh 1.

Trẻ em cũng bị ung thư tuyến giáp (ảnh minh hoạ)

ThS.BS. Nguyễn Văn Tâm - Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết nguyên nhân ung thư tuyến giáp ở trẻ em thường không xác định được giống như người lớn.

Theo đó các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp trẻ em gồm: Tiền sử tiếp xúc tia xạ, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi là nhạy cảm nhất; Tiền sử mắc bệnh tuyến giáp, thiếu iod; Yếu tố di truyền (gặp trong các hội chứng đa u tuyến nội tiết, hội chứng Cowden, Carney complex,…).

BS Tâm cũng nhấn mạnh, do ít được chú ý, nên việc khám tuyến giáp cho trẻ em thường bị bỏ qua. Vì vậy bệnh chỉ thường được phát hiện tình cờ qua khám sức khoẻ.

Biểu hiện lâm sàng của ung thư tuyến giáp trẻ em thường là: Khàn tiếng; Khối sưng phồng vùng tuyến giáp; Hạch cổ… Giai đoạn bệnh trong ung thư trẻ em có hai giai đoạn là: giai đoạn I chưa có di căn xa và giai đoạn II đã có di căn xa.

Các bác sĩ cho biết, điều trị ung thư tuyến giáp trẻ em thường áp dụng là cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ do khối u lớn, xâm lấn tổ chức xung quanh và di căn hạch cổ. Sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp bệnh nhân được điều trị iod phóng xạ 131.

“Mặc dù ung thư tuyến giáp trẻ em phát hiện muộn khi phát hiện thường có di căn hạch vùng cổ, tuy nhiên điều trị phẫu thuật tuyến giáp kết hợp với iod phóng xạ 131 cho tiên lượng tốt, tỷ lệ khỏi bệnh cao tương đương ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa ở người lớn”, BS Tâm thông tin.

Để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp, BS Tâm khuyến cáo trẻ cần khám sức khỏe định kỳ 1 năm/1 lần, được kiểm tra vùng cổ và nội soi thanh quản đánh giá di động dây thanh. Cần cho trẻ khám ngay khi xuất hiện khối sưng phồng vùng cổ, nuốt nghẹn, nuốt vướng hay khàn tiếng.

Đặc biệt khi có yếu tố nguy cơ như tiền sử tiếp xúc tia xạ vùng đầu cổ, thiếu iod, tiền sử bệnh tuyến giáp hay gia đình có bệnh ung thư tuyến giáp, gia đình có hội chứng di truyền thì trẻ cần được khám tuyến giáp định kỳ 6 tháng/ 1 lần.

“Nếu phát hiện có u tuyến giáp, tùy theo mức độ nghi ngờ trên siêu âm mà bác sĩ khuyến cáo chọc hút kim nhỏ xét nghiệm giải phẫu bệnh ngay hoặc theo dõi và khám lại sau 3-6 tháng hoặc 6-12 tháng”, BS Tâm cho hay.

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp trẻ em

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp trẻ em được thực hiện tương tự như với người lớn, gồm có:

Khám lâm sàng: đánh giá tuyến giáp (có sờ thấy khối tương ứng với tuyến giáp, kích thước, mật độ, số lượng, …), hạch cổ, nội soi thanh quản đánh giá di động của hai dây thanh.

Siêu âm tuyến giáp, đánh giá các đặc điểm hình ảnh để phân loại nguy cơ ác tính (TIRADS) và chọc hút tế bào u giáp dưới hướng dẫn siêu âm nếu nghi ngờ ung thư.

Siêu âm phát hiện hạch cổ, chọc hút tế bào hạch khi nghi ngờ hạch di căn.

Chụp cắt lớp vi tính vùng cổ có tiêm thuốc cản quang.

Thể ung thư thường phổ biến nhất là thể biệt hóa (ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang). Dựa trên lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng nói trên, ung thư tuyến giáp được phân giai đoạn TNM:

T (Tumor - khối u nguyên phát): Ung thư tuyến giáp trẻ em thường phát hiện muộn nên hay xâm lấn các cấu trúc xung quanh như cơ dưới móng, khí quản, thực quản, dây thần kinh quặt ngược.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 2 tuần trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 4 tuần trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ dịp Tết và cách sơ cứu, phòng tránh

Tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ dịp Tết và cách sơ cứu, phòng tránh

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Dịp Tết trẻ được nghỉ học dài ngày, nhiều trẻ cùng bố mẹ về quê đón Tết, tiềm ẩn nguy cơ bị tai nạn thương tích. Cha mẹ cần biết những tai nạn trẻ hay gặp và cách phòng tránh, sơ cứu để gia đình đón Tết an toàn.

Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Trẻ ở trong nhà gần như cả ngày, không hoạt động bên ngoài và không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc sinh sống ở xứ lạnh ít ánh nắng… sẽ có nguy cơ thiếu vitamin D. Vậy khi trẻ bị thiếu vitamin D sẽ có biểu hiện như thế nào?

Sau 3 ngày bị sốt, bé trai bất ngờ suy tuần hoàn, sốc nhiễm khuẩn

Sau 3 ngày bị sốt, bé trai bất ngờ suy tuần hoàn, sốc nhiễm khuẩn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Chỉ từ ho, viêm phổi, bé trai (12 tháng tuổi) suy đa tạng, rơi vào tình trạng nguy kịch vì nhiễm trùng huyết do tụ cầu.

Top