Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ học chữ trước khi vào lớp 1: Lợi bất cập hại

Thứ sáu, 15:24 04/05/2012 | Gia đình

“Cho đi luyện chữ trước dễ làm cho trẻ mất tập trung khi bước vào học chính thức bởi tâm lý “biết rồi”. Điều nguy hại hơn cả đó là trẻ không được rèn luyện chữ một cách quy chuẩn nên giáo viên điều chỉnh lại sẽ rất khó khăn”.

Đó là cảnh báo của cô Phạm Thị Yến - Hiệu trường Trường tiểu học Thành Công B (Hà Nội) về những hệ lụy trong việc cho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1.
 
Cho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1 có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn. Ảnh minh họa

Chạy đua vì lo con “đuối”

Không có một yêu cầu trong sơ tuyển vào lớp 1 về luyện chữ. Tuy nhiên vài năm trở lại đây ở các thành phố lớn “trào lưu” cho con “đọc thông, viết thạo” khá nở rộ. Trong suy nghĩ của phụ huynh, việc cho con biết trước sẽ là lợi thế khi con vào lớp 1.
 
Bộ GD-ĐT cũng như Sở GD-ĐT địa phương luôn cảnh báo không nên cho trẻ học trước chương trình bởi ở độ tuổi này nếu gây “quá tải” sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Tuy vậy, tính riêng ở Hà Nội trong những năm trở lại đây ngày càng có nhiều các trung tâm nhận kèm dạy chữ, luyện toán cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Chị Phương ở khu tập thể Hào Nam (Q. Đống Đa, Hà Nội) cho hay: “Mặc dù biết cho học trước là không nên nhưng với chương trình hiện nay ngay ở lớp 1 đã thấy “căng”. Do đó không cho con đi học trước đi lại thấy lo lắng”.

Trung tâm luyện chữ của cô giáo L.H ở phố Chùa Bộc nằm trên gác 2 của một khu tập thể. Với diện tích chừng 10m2 nhưng tiếp nhận khoảng 10-12 cháu. Trong số này có những cháu là trẻ 6 tuổi, chuẩn bị bước vào lớp 1. Với số lượng trẻ đông như vậy thì một mình cô L.H không thể quản lý “chu đáo” nên cô đã thuê một số sinh viêntrường CĐ Sư phạm tham gia dạy. Cách thức luyện chữ đối với trẻ 6 tuổi khá đơn giản chủ yếu là chú trọng đến việc rèn tư thế ngồi cũng như cách cầm bút.

“Ở chương trình mẫu giáo mới thì cũng đã rèn cho các cháu các tư thế này rồi chính vì thế bọn mình ở đây chủ yếu là rèn lại kỹ năng mà thôi. Việc viết chữ cũng chỉ ở mức độ đơn giản, chủ yếu là qua nhận biết chữ các cháu tập tô lại” - cô L.H chia sẻ.

Không chỉ đưa con đến các trung tâm luyện chữ, giờ đây nhiều bậc phụ huynh còn lên các phương án “dầy công” hơn bằng cách xác định trường và giáo viên chủ nhiệm dự định cho con theo học sau đó bố trí để con đến nhà cô luyện chữ.

Anh Lê Hoàng Nam ở quận Hoàng Mai chia sẻ: “Với cách này thì không sợ con học “lệch” so với cách giảng dạy của cô giáo. Bên cạnh đó con lại có dịp làm quen với cô giáo chủ nhiệm ngay từ đầu nên công việc học hành sau này sẽ thuận tiện hơn”.

Không cần thiết!

Theo cô Nguyễn Thị Vân Anh - Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Diệu, hàng năm tỷ lệ trẻ bước vào lớp 1 biết viết trước chiếm khoảng gần 50%. Tuy nhiên sau một thời gian học tập không phải tất cả những HS này đều trở nên xuất sắc.

Cũng theo cô Vân Anh, việc cho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1 là không cần thiết với lý do thông thường các trường tuyển sinh vào tháng 7. Kết thúc khâu tuyển sinh, các trường sẽ tổ chức cho HS làm quen với trường lớp cũng như ôn luyện lại các kỹ năng về cầm bút, tư thế ngồi… để khi bước vào năm học, các em sẽ không còn bỡ ngỡ.

Đồng với quan điểm này, cô Phạm Thị Yến chia sẻ thêm: “Nếu ngay từ lớp 1 mà trẻ đã có tính chủ quan thì sẽ rất nguy hiểm. Thực tế ở trường cho thấy có thể giai đoạn đầu những trẻ học chữ trước có lợi thế nhưng về sau bị đuối không theo kịp bởi trước đó các em đã có thói quen mất tập trung và khi vốn kiến thức học trước đã hết thì lại không thể bắt kịp với nhưng bạn chăm chú từ đầu năm học”.

Cô Yến cũng cho rằng, các bậc phụ huynh cần phải tỉnh táo mà nhìn nhận một cách thực tế bởi trước kia làm gì có chuyện học chữ trước nhưng trẻ vẫn phát triển bình thường và học tập tốt.

Khi đề cập đến việc cho trẻ học chữ trước, ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội bộc bạch: “Hiện nay nhà trường và GV không được dạy thêm cho trẻ trước khi vào lớp 1, nếu giáo viên có dạy thêm thì phải xin phép và được cấp phép mới được dạy. Còn việc dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 ở ngoài xã hội thì chưa có quy định cấm mà đó là do nhu cầu của thị trường”.

Ông Tiến cũng cho hay, theo quy định của ngành giáo dục, vào lớp 1, cô giáo phải dạy cho trẻ từ đầu, từ cách cầm bút, tư thế ngồi, từ những nét móc, nét khuyết đơn giản… để bảo đảm hết học kỳ I trẻ đều biết đọc, biết viết. Việc học trước của trẻ sẽ dẫn đến tâm lý chủ quan, không chú ý khi cô giáo giảng bài, tạo thói quen mất tập trung. Đặc biệt, trẻ học trước còn gây khó khăn cho GV dạy lớp 1, bởi trước đó đã học không đúng phương pháp, quy trình từ cách cầm bút, đặt bút, tư thế ngồi khiến GV rất mất công để chỉnh sửa…

“Hiện nay phụ huynh thường có tâm lý chạy đua với nhau nhưng lại không hiểu được khả năng của trẻ nhỏ. Khi vào lớp học, nhiệm vụ này thường được các GV chia nhỏ để trẻ quen dần còn việc đưa trẻ đến các lớp học thêm vô tình tạo sức ép cho trẻ khi mà chưa có sự sẵn sàng. Theo quan điểm của tôi thì tốt nhất trước khi cho trẻ vào lớp nên chuẩn bị cho trẻ tâm lý thích đến trường, có kỹ năng giao tiếp với bạn, có kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi… Đây là những kỹ năng giúp trẻ thành công học đường, những trẻ thiếu hụt kỹ năng này, đặc biệt là thiếu sự tự tin, khó hòa nhập có nguy cơ dễ gặp thất bại học đường” - ông Tiến nhấn mạnh.
 
Theo Dân trí
 
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần

Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần

Chuyện vợ chồng - 2 giờ trước

Có lẽ đó là cánh cửa duy nhất để giải thoát cuộc hôn nhân bế tắc suốt 40 năm của bố mẹ chồng tôi.

Tiến sĩ Đại học Harvard: 5 cụm từ cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng nhưng lại là câu 'cửa miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con 'thui chột'

Tiến sĩ Đại học Harvard: 5 cụm từ cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng nhưng lại là câu 'cửa miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con 'thui chột'

Nuôi dạy con - 5 giờ trước

GĐXH - Julia DiGangdi - một nhà tâm lý học đã chỉ ra 5 cụm từ mà các bậc cha mẹ nên tránh xa nếu muốn con cái có EQ cao.

Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc

Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc

Gia đình - 11 giờ trước

GĐXH - Những cung hoàng đạo này không chỉ được trời phú cho tài năng mà còn có sự quyết tâm và nghị lực đáng ngưỡng mộ trên con đường làm giàu.

Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An

Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An

Nuôi dạy con - 15 giờ trước

Mặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.

5 'nguyên tắc sống còn' nơi làm việc mà người EQ cao âm thầm nắm rõ, bảo sao họ hay được yêu mến, dễ thăng tiến

5 'nguyên tắc sống còn' nơi làm việc mà người EQ cao âm thầm nắm rõ, bảo sao họ hay được yêu mến, dễ thăng tiến

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Người EQ cao có thể nhận được sự yêu thương, tôn trọng từ cấp trên, đồng nghiệp vì cách xử sự khéo léo của mình.

Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng

Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng

Gia đình - 1 ngày trước

Quyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.

Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới

Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới

Gia đình - 1 ngày trước

Đoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.

4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'

4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Trái ngược với những phụ huynh hay yêu chiều con cái, những bà mẹ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây nuôi dạy con rất nghiêm khắc.

Top