Trẻ mắc Covid-19 đa phần nhẹ, tự khỏi tại nhà nhưng xuất hiện 6 dấu hiệu này cảnh báo chuyển nặng, phải đi bệnh viện ngay!
BS Trương Hữu Khanh khẳng định, trẻ mắc Covid-19 không cần quá lo lắng. Mặc dù vậy, nếu con có 6 dấu hiệu bất thường này thì cũng không được chủ quan, nên đưa đi bệnh viện sớm.
BS Trương Hữu Khanh (Thầy thuốc Ưu tú, Chuyên gia Dịch tễ, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) nhận định, ngoại trừ trường hợp, nhà bạn ở không thể cách ly. Phụ huynh sợ quá, đành phải cho con đi bệnh viện. Còn lại, trẻ mắc Covid-19 hầu hết đều có thể điều trị tại nhà nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên vẫn có một số trẻ, dù chiếm rất nhỏ, có nguy cơ mắc bệnh nặng thì phải được nhập viện theo dõi. BS Khanh ví dụ như nhóm trẻ thừa cân, có bệnh nền như bệnh tiểu đường, ung thư, tim bẩm sinh, bại não... thì cần đi bệnh viện để đảm bảo theo dõi sát sao.
Tuy nhiên vẫn có một số trẻ, dù chiếm rất nhỏ, có nguy cơ mắc bệnh nặng thì phải được nhập viện theo dõi. BS Khanh ví dụ như nhóm trẻ thừa cân, có bệnh nền như tiểu đường, ung thư, tim bẩm sinh, bại não... thì cần đi bệnh viện để đảm bảo theo dõi sát sao.
"Còn lại, nói chung, khi phát hiện con mình mắc Covid-19, cha mẹ cần bình tĩnh tiến hành chăm sóc như khi con mình bị ốm bình thường. Trẻ mắc Covid-19 sẽ nhanh hồi phục, nhanh hơn người lớn rất nhiều nên tâm lý phụ huynh cần nhất sự vững vàng. Tất nhiên không tránh được những trường hợp thiểu số. Nếu có những dấu hiệu sau cần đưa con đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất", BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo.

Trẻ bị Covid-19 xuất hiện 6 dấu hiệu sau cần đưa đi bệnh viện gấp!
1. Thở mệt
BS Trương Hữu Khanh nhận định, trẻ bị Covid-19 có những biểu hiện giống viêm đường hô hấp trên như sốt, ho, thở mệt... Trong các dấu hiệu đó thì dấu hiệu nghiêm trọng nhất chính là thở mệt.
Trẻ nhỏ không giống như người lớn vì thở mệt sẽ không chơi được và ngược lại. Trẻ thở mệt cũng sẽ không thể ăn được, còn nếu đã ăn được thì không có chuyện thở mệt.
"Điều quan trọng nhất ở một đứa trẻ bị Covid-19 vẫn trong ngưỡng an toàn chính là ăn được và chơi được", BS Khanh nhấn mạnh.

Thế nên, khi con bạn xuất hiện dấu hiệu thở mệt - nghe rất đáng lo ngại - nhưng vẫn có khả năng ăn, chơi bình thường thì chưa phải quá lo lắng tìm cách cho con nhập viện ngay. Còn một khi con thở mệt nhưng không ăn không chơi được thì bạn nên cho con đi khám sớm.
2. Không ăn, không chơi sau khi hết sốt
Khi trẻ lên cơn sốt do mắc Covid-19, trẻ có thể bị mệt nên ăn kém, chơi kém. Thậm chí nhiều trẻ không thiết tha ăn gì, chơi gì. Thế nhưng, sau khi hết sốt, trẻ vẫn không ăn, không chơi thì đó lại là dấu hiệu nguy hiểm.
Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh: "Sau khi hết sốt, nếu trẻ mắc Covid-19 không ăn, không chơi hoặc ăn kém, bú kém cũng như chơi kém thì hãy cẩn trọng. Đây có thể là dấu hiệu không bình thường. Cha mẹ nên đưa con đi khám để xác định rõ lý do".

3. Thở nhanh hơn bình thường
BS Trương Hữu Khanh khuyên, khi con bị Covid-19, cha mẹ hãy tập đếm nhịp thở của con. Nếu trẻ thở nhanh hơn mức bình thường, em bé có dấu hiệu li bì, lừ đừ thì có thể con đang có chuyển biến nặng.
Tốt nhất, lúc này cha mẹ nên cho con đi thăm khám sớm. Không nên chủ quan tự chăm con mắc Covid-19 tại nhà.
4. SpO2 < 95
Khi đo nồng độ oxy trong máu, điều cần nhớ là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chỉ số thường cao hơn ở người lớn.

BS Khanh khuyến cáo, khi SpO2 ở trẻ dưới 95 thì phải cẩn thận, cần sự can thiệp của y tế kịp thời. Còn nếu chỉ số từ 95 trở lên thì hãy cứ yên tâm cho con bạn được điều trị Covid-19 tại nhà.
Tuy nhiên, cần chú ý đo SpO2 chuẩn xác cho trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có ngón tay nhỏ, khi đo có thể không chính xác như người lớn. Khi đó bạn cần căn cứ thêm dấu hiệu khác. Ví dụ trẻ vẫn ăn vẫn chơi bình thường dù SpO2 thấp thì cũng không đáng lo.
5. Mức độ ăn nhỏ hơn 1/3 so với bình thường
Khi theo dõi mức độ ăn của con, ví dụ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú kém hơn 1/3 so với bình thường thì trẻ có thể mắc bệnh nặng. Lúc này, bạn cần cho con đi đến bệnh viện thăm khám sớm.

6. Sốt cao kéo dài, nôn ói, đau đầu
BS Trương Hữu Khanh đặc biệt nhấn mạnh: "Tôi không sợ trẻ bị Covid-19 mà sợ là đã bị thêm bệnh khác nên mới xuất hiện dấu hiệu này".
Khi 2 bệnh cùng chồng lên thì mới dễ chuyển biến nặng, ví dụ sốt cao kéo dài là dấu hiệu nguy hiểm.
Giả sử, nếu con bạn còn bị sốt xuất huyết thì có thể sẽ sốt trên 48 tiếng, sốt rất cao. Hoặc con bị nôn ói, đau đầu thì rất có thể đã bị viêm màng não... Đây là một vài dấu hiệu của bệnh khác chồng lên Covid-19 ở một đứa trẻ bình thường.

Chăm sóc trẻ nhiễm Covid-19 đúng cách tại nhà giúp trẻ nhanh khỏi, không lo biến chứng, cha mẹ cần lưu ý những gì?
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, cha mẹ cần chú ý những việc sau không nên làm khi điều trị trẻ nhiễm Covid-19 tại nhà:
- Không tự ý sử dụng 2 loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc ho có thành phần chống dị ứng, giảm ho.
- Không lạm dụng các vitamin kể cả vitamin C hay multivitamin.
- Không tự dùng thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid, thuốc kháng virus...
- Không dùng các đơn thuốc trên mạng.
- Không chia sẻ đơn thuốc của trẻ.
- Không cho trẻ xông vì rất nguy hiểm, trẻ dễ bị bỏng, mất điện giải, mất nước...

Chiều con cho xem điện thoại nhiều, cha mẹ đang ‘rước’ bệnh vào người con trẻ
Mẹ và bé - 2 ngày trướcNhiều bậc phụ huynh hiện vẫn chủ quan với việc để con nhỏ xem điện thoại không kiểm soát. Điều này vô hình chung khiến sức khỏe của con bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bé gái 5 tuổi viêm vùng kín kéo dài, kháng toàn bộ kháng sinh thông thường
Mẹ và bé - 5 ngày trướcViêm âm đạo không chỉ ở phụ nữ trưởng thành mà trẻ nhỏ cũng có thể viêm nhiễm âm đạo do vệ sinh kém hoặc chế độ ăn quá nhiều thịt.

4 thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của răng nên từ bỏ
Mẹ và bé - 1 tuần trướcNhững thói quen ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng

4 sai lầm tuyệt đối không áp dụng để giảm cân ở độ tuổi dậy thì nếu không muốn trẻ bị hạn chế chiều cao tối đa
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGiadinhNet - Để giảm cân tuổi dậy thì hiệu quả thì việc xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt phù hợp là điều cực kỳ quan trọng để không ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự tăng trưởng chiều cao tối đa của trẻ.

Trẻ em cũng mắc loại ung thư thường chỉ gặp ở người lớn, nguy cơ bắt nguồn từ bữa ăn hàng ngày thiếu chất này
Mẹ và bé - 2 tuần trướcCon khàn tiếng, xuất hiện khối sưng phồng vùng tuyến giáp, hạch cổ… bố mẹ hãy nghĩ đến căn bệnh ung thư tuyến giáp, cần đưa trẻ đi khám ngay.

Tuổi dậy thì của trẻ rất quan trọng, cha mẹ cần làm được 8 điều cho con
Mẹ và bé - 2 tuần trướcTuổi dậy thì quan trọng thế nào đối với một đứa trẻ? Sự giáo dục của cha mẹ nếu không đúng hướng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Tranh cãi nảy lửa mẹ bầu không được ăn vải: Giải đáp từ chuyên gia
Mẹ và bé - 2 tuần trướcThông tin phụ nữ mang thai không nên ăn vải được chia sẻ nhiều trên các diễn đàn, hội nhóm của các mẹ bỉm sữa. Nhiều người đồng thuận nhưng cũng không ít ý kiến phản bác.

Ba dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tuyến giáp ở trẻ em
Mẹ và bé - 3 tuần trướcTrẻ em thường ít được chú ý thăm khám tuyến giáp, vì vậy bệnh thường phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe.

Có bầu nên ăn gì để giảm co bóp tử cung?
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGiadinhNet - Có bầu nên ăn gì để giảm co bóp tử cung? Khi mang thai, có nhiều yếu tố khiến mẹ bầu dễ gặp phải những tình trạng như cơ thể suy yếu, sa sút tinh thần, nhức mỏi. Từ đó, có thể hình thành nên những cơn co thắt tử cung trong quá trình mang thai. Vậy mẹ bầu bị co thắt tử cung nên ăn gì để giảm tình trạng này?.

Thực phẩm mẹ bầu tránh ăn nếu không muốn gặp nguy hiểm
Mẹ và bé - 3 tuần trướcMì tôm, đồ cay, rau răm... là thực phẩm mẹ bầu cần tránh ăn để không gặp nguy hiểm nhé.

Mẹ bầu 9 tháng sợ mổ trốn khỏi bệnh viện, 46 năm sau "đẻ" ra thai nhi đã hóa đá
Mẹ và béGiadinhNet - Những câu chuyện bào thai hóa đá trong bụng mẹ khá hiếm gặp nhưng cũng đã từng xảy ra ở Việt Nam.