Trẻ mắc cúm A, bố mẹ nhất định phải làm điều này để phòng biến chứng cho trẻ
GiadinhNet - "Thời điểm dịch bệnh như thế này, phụ huynh nên xem lại sổ tiêm chủng của bé. Với những bệnh đã có vắc xin, nếu trẻ chưa tiêm, gia đình nên cho trẻ đi tiêm kịp thời..."
Trao đổi với PV VietNamNet, TS.BS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa nội Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết, 3 tuần gần đây số trẻ mắc cúm A có biểu hiện nặng phải nhập viện cấp cứu có xu hướng tăng. Đáng lưu ý, từ các ca bệnh viện tiếp nhận, bác sĩ nhận định, diễn biến trẻ mắc cúm hiện nay khác trước.

Ảnh minh họa
Theo đó, nếu như 10 năm trước đây, bệnh nhi mắc bệnh cúm thường có biểu hiện viêm long đường hô hấp kèm sốt thì từ 2019-2020 đến nay, trẻ có các triệu chứng nặng hơn rõ rệt. 45% trẻ có triệu chứng co giật, 6% trẻ nhiễm virus cúm có biểu hiệm viêm não.
Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, bệnh cúm A có diễn biến lành tính, hồi phục từ 2 -7 ngày nhưng đối với trẻ em, đặc biệt trẻ có bệnh nền, bệnh diễn biến nặng và dễ có biến chứng. Các biểu hiện của trẻ mắc cúm A khi vào viện là sốt cao liên tục 38, 39 độ không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Các bé ăn kém, mệt mỏi và nhiều trường hợp có biểu hiện có giật.
TS.BS Hải khuyến cáo: "Thời điểm dịch bệnh như thế này, phụ huynh nên xem lại sổ tiêm chủng của bé. Với những bệnh đã có vắc xin, nếu trẻ chưa tiêm, gia đình nên cho trẻ đi tiêm kịp thời. Khi bé mắc bệnh, phụ huynh nên thông báo cho cô giáo, người quản lý - nơi trẻ sinh hoạt tập trung, để các trẻ khác có các biện pháp phù hợp phòng bệnh, vệ sinh đường hô hấp (nhỏ mũi, súc họng bằng nước muối) nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh".
Chăm sóc trẻ bị cúm đúng cách
Chủng cúm hay gặp ở người là cúm A, cúm B và ở Việt Nam thường gọi là cúm mùa. Bệnh thường nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính có tính lây lan mạnh do các chủng virus cúm gây nên.
Các chủng cúm A, cúm B đều lây lan từ người sang người qua đường hô hấp, các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
Khi trẻ bị cúm mùa, bố mẹ cần chăm sóc tốt đường hô hấp cho trẻ, thường xuyên vệ sinh mũi, họng, miệng cho trẻ bằng nước muối 0,9%; thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ tránh tình trạng lây chéo, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với các nguồn bệnh; chú ý chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Ngoài ra, khi bị cúm, trẻ cần được cách ly tại nhà để nghỉ ngơi, không nên cho trẻ đến những nơi công cộng như trường học, công viên... để tránh lây lan nguồn bệnh; chú ý vệ sinh phòng ốc, chỗ ở sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tối đa nguồn virus gây bệnh.
Đồng thời cần giữ ấm tốt cho trẻ, nhất là khi trời lạnh, cho trẻ mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đảm bảo vệ sinh.

Ảnh minh họa
Cách điều trị cúm A cho trẻ tại nhà
- Cho bé nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu trẻ bị sốt, hãy mặc quần áo nhẹ và giữ nhiệt độ phòng khoảng 20 độ C.
- Thường xuyên cho trẻ uống nước mát. Nếu nước tiểu của trẻ có màu sẫm hơn bình thường, mẹ cần cho trẻ uống nhiều hơn.
- Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ vì trẻ có thể không muốn ăn khi bị cúm. Cho trẻ ăn những bữa ăn nhỏ, đủ chất dinh dưỡng.
- Theo dõi nhiệt độ của trẻ.
- Không nên cho trẻ em dưới 3 tuổi dùng thuốc ho và thuốc cảm không được kê đơn. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ em dưới 12 tuổi uống thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Nếu trẻ sơ sinh khó bú do bị nghẹt mũi, hãy dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi hoặc xịt nước muối sinh lý nếu dịch nhầy rất đặc.
- Máy tạo độ ẩm phun sương mát mẻ sẽ giúp trẻ bị ngạt mũi dễ chịu hơn. Làm sạch và làm khô máy tạo ẩm kỹ lưỡng để tránh nhiễm vi khuẩn hoặc nấm mốc. Không nên sử dụng máy xông hơi nước nóng vì có nguy cơ gây bỏng.
- Súc miệng bằng nước ấm sẽ làm dịu cơn đau họng cho trẻ.
Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám gấp
Nếu trẻ có những biểu hiện sau đây, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời:
- Thở nhanh hoặc khó thở. Kiểm tra thấy xương sườn kéo vào theo từng nhịp thở.
- Xuất hiện cơn đau dữ dội, không tỉnh táo hoặc không tương tác
- Mất nước (không có nước tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không có nước mắt khi khóc).
- Co giật, sốt trên 39 độ C. Tình trạng sốt hoặc ho có cải thiện nhưng sau đó trở lại hoặc trầm trọng hơn.
SÔNG TÔ LỊCH - KHÔNG GIAN VĂN HÓA NHẬT

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 2 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 3 ngày trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Cấy que tránh thai là một phương pháp ngừa thai hiện đại, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - U nang nước buồng trứng thường là u lạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, có những trường hợp cần theo dõi chặt chẽ hoặc điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bé trai 9 tuổi vỡ ruột thừa nguy kịch do bố mẹ bỏ qua dấu hiệu này!
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Trường hợp bệnh nhi bị viêm ruột thừa để tình trạng này kéo dài 3 ngày khiến ruột thừa bị viêm lâu, dẫn đến hoại tử, căng phồng và cuối cùng là vỡ ra.

Bé 16 tháng tuổi nguy kịch sau bữa ăn trưa do mẹ nấu, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Mẹ và bé - 2 tuần trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, mẹ cho biết bé có ăn ghẹ và cải bó xôi được xay nấu canh, ăn với cơm, có sử dụng nước giếng để nấu ăn...

Ngủ một mình trong phòng, bé 7 tuổi ở Ninh Bình bị rắn cạp nia cắn nguy kịch
Mẹ và bé - 2 tuần trướcGĐXH - Theo lời người nhà, trẻ ngủ một mình trên tầng 2, khoảng 3 giờ sáng cùng ngày trẻ bị một con rắn bò vào người...

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội
Mẹ và bé - 2 tuần trướcThiếu niên 16 tuổi thấy bao quy đầu hẹp đã tự lộn tại nhà dẫn đến phù nề, thắt nghẹt. Khi vùng kín đau dữ dội, bệnh nhân mới nói với gia đình đưa đi viện cấp cứu.

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Bệnh nhi bị đột quỵ nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với triệu chứng khởi phát là nôn ói sau ăn khoảng 3-4 lần/ngày, sau đó ói ngày càng tăng dần...

Cô gái 18 tuổi ở Hà Nam suýt chết vì mắc bệnh phụ khoa diễn biến nặng, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Mẹ và béGĐXH - Viêm mủ vòi trứng là bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ, nguyên nhân do vệ sinh kinh nguyêt chưa đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn...