Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Thứ năm, 11:57 12/10/2023 | Mẹ và bé

Với trẻ bị ốm, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp con nhanh hồi phục.

Thời tiết giao mùa cũng là lúc xuất hiện các dịch bệnh nguy hiểm ở trẻ em như sốt phát ban, sốt xuất huyết, tay chân miệng... Sốt xuất huyết (hay sốt Dengue) là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Cha mẹ cần biết một số biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em để kịp thời phát hiện, đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

Khi nhiễm sốt xuất huyết, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, sốt cao, cơ thể khó chịu. Do đó, con cần được bổ sung thực đơn dinh dưỡng với các loại thức ăn dễ tiêu hóa, giàu vitamin để tăng cường đề kháng, giúp cơ thể mau hồi phục. 

Bên cạnh đó, có một số thực phẩm cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn nhiều vì nó khó tiêu, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và có thể làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục bệnh.

Những món trẻ nên ăn khi bị sốt xuất huyết

- Cháo, súp: Những thực phẩm dễ nuốt, mềm được ưu tiên trong giai đoạn này. Đây là món ăn dễ tiêu hóa và dễ nuốt, đồng thời có tác dụng cung cấp nước cho cơ thể, giúp trẻ bổ sung thêm năng lượng. Mẹ có thể cho bé thử súp gà, súp rau củ, cháo thịt nạc... 

Trẻ mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? - Ảnh 1.

- Sữa: Cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Nếu con không muốn ăn gì, ba mẹ có thể cho bé uống thêm sữa.

Trẻ mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? - Ảnh 2.

- Sữa chua: Có lợi cho quá trình tiêu hóa, giúp hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh từ đó chống lại virus và các nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Trẻ mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? - Ảnh 3.

- Rau xanh: Bông cải xanh, rau bina, súp lơ... giàu dinh dưỡng, có lợi cho quá trình phục hồi của trẻ. Nếu con lười ăn rau, mẹ có thể làm các món như nem, cuốn hay kimbab cuốn để đổi vị cho bé.

Trẻ mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? - Ảnh 4.

- Thực phẩm giàu sắt: Ở người bệnh sốt xuất huyết, số lượng tiểu cầu trong máu suy giảm; do đó, bổ sung thực phẩm giàu sắt giúp tăng tiểu cầu, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm khi tiểu cầu suy giảm đến số lượng báo động. Một số thực phẩm được khuyên dùng cho trẻ như đậu, thịt, rau có màu xanh.

Trẻ mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? - Ảnh 5.

- Trái cây: Bổ sung trái cây hoặc nước ép cho trẻ trong giai đoạn này khá cần thiết, cung cấp vitamin C tăng cường khả năng phục hồi cho cơ thể.

Trẻ mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? - Ảnh 6.

- Các loại thực phẩm giàu đạm và protein: Thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của trẻ, giúp bé bổ sung nhanh năng lượng và nguồn dinh dưỡng đã mất. Đạm có nhiều trong thịt, cá, sữa, các chế phẩm từ sữa...

Trẻ mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? - Ảnh 7.

Trẻ mắc sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?

- Những món ăn quá nhiều dầu mỡ: Chúng chứa những chất gây tác động xấu cho sức khỏe khiến khả năng hồi phục bị ảnh hưởng, làm suy yếu miễn dịch. Ngoài ra, thức ăn nhiều dầu mỡ còn khiến trẻ cảm thấy khó tiêu, dẫn đến hệ tiêu hóa gặp vấn đề. 

- Đồ uống ngọt: Rất nhiều trẻ em thích các loại nước ngọt, kẹo bánh. Tuy nhiên chúng không hề tốt, thậm chí là cản trở quá trình hồi phục của trẻ. 

Nên làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết:

Tránh tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt, vì tác dụng phụ của thuốc có thể gây xuất huyết sớm và nặng hơn. Không cạo gió. Nên cho trẻ nhập viện ngay nếu trong quá trình theo dõi trẻ có một trong các dấu hiệu: sốt quá cao, xuất huyết lan rộng, chảy máu cam, chảy máu chân răng; tay - chân lạnh, trẻ đang tỉnh táo bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã, đau bụng dữ dội, da trẻ đổi màu. Do bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em có biểu hiện đa dạng và phức tạp, diễn biến nhanh từ nhẹ đến nặng, nên bậc cha mẹ cần quan tâm để phát hiện bệnh sớm đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tránh chủ quan, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Trẻ mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? - Ảnh 1.

Phương pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho trẻ

Cần cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày, không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt, thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.

Đậy kín các lu, hủ, bể chứa nước, không tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi.

Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi; khi vào mùa mưa cần xịt thuốc chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em, người có tiền sử dị ứng nặng.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 10 tháng tuổi bất ngờ phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Bé 10 tháng tuổi bất ngờ phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Trẻ vô tình phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh khi đi khám với lý do chậm tăng cân, kém ăn, thở khó...

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Đi qua 6 bệnh viện chữa hiếm muộn, 18 lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại ngay cả khi chấp nhận xin trứng, chị Tr. hạnh phúc lần đầu được làm mẹ sau phác đồ điều trị đặc biệt.

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không khó điều trị, chỉ cần điều trị đúng, sớm kết hợp với chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục. Tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, tiêu chảy dễ chuyển biến xấu, gây biến chứng nặng.

Thai phụ 40 tuổi bất ngờ phát hiện u nang buồng trứng xoắn từ dấu hiệu đáng sợ này trong lúc mang thai

Thai phụ 40 tuổi bất ngờ phát hiện u nang buồng trứng xoắn từ dấu hiệu đáng sợ này trong lúc mang thai

Mẹ và bé - 3 tuần trước

GĐXH - Đang mang thai lần 3 được hơn 20 tuần, thai phụ bất ngờ phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, đau hố chậu phải, có phản ứng thành bụng... do bị u nang buồng trứng xoắn.

Hút dịch màng phổi thai nhi từ trong bụng mẹ, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều này

Hút dịch màng phổi thai nhi từ trong bụng mẹ, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều này

Mẹ và bé - 4 tuần trước

GĐXH - Thai phụ có tiền sử đa u xơ tử cung đến bệnh viện khám, siêu âm được phát hiện thai nhi bị tràn dịch màng phổi hai bên số lượng nhiều.

Bé 8 tuổi nhập viện gấp sau khi ăn kẹo chocolate dạng bơm tiêm

Bé 8 tuổi nhập viện gấp sau khi ăn kẹo chocolate dạng bơm tiêm

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Bé trai 8 tuổi ngậm hút kẹo chocolate thì bị sặc đầu ống bơm tiêm vào miệng. Rất may bé được đưa đến BV Nhi Đồng 1 soi gắp dị vật kịp thời.

Hai mẹ con ở Hà Nội nguy kịch chỉ một giờ sau bữa cơm trưa có tôm, cua

Hai mẹ con ở Hà Nội nguy kịch chỉ một giờ sau bữa cơm trưa có tôm, cua

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Sau bữa ăn trưa khoảng 1 giờ, chị N., 20 tuổi, đang mang thai 31 tuần, xuất hiện mẩn ngứa, đỏ da toàn thân, khó thở, được người nhà đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch.

Bé 3 tuổi bất ngờ nguy kịch vì bị hoại tử ruột, xoắn ruột từ dấu hiệu đau bụng, nôn ói

Bé 3 tuổi bất ngờ nguy kịch vì bị hoại tử ruột, xoắn ruột từ dấu hiệu đau bụng, nôn ói

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Trước khi nhập viện vì bị xoắn ruột, bé K có biểu hiện buồn nôn và bắt đầu nôn ói kèm theo đau bụng.

Bé trai nặng 3,6kg chào đời sau ca mổ đẻ thành công từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg

Bé trai nặng 3,6kg chào đời sau ca mổ đẻ thành công từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Các bác sĩ đã thực hiện thành công ca mổ đẻ đón bé trai nặng 3.600g cất tiếng khóc chào đời từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg.

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Sau khi uống khoảng 150ml sữa bò, bé bị phản vệ nhẹ và được cấp cứu tại một bệnh viện. Gia đình ngưng sữa bò, cho bé thử sữa dê. Tuy nhiên, sau 2 tiếng bé nổi phát ban đỏ toàn thân, sưng phù, thở mệt, tức ngực, chảy nước mũi…

Top