Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ nhỏ gặp nguy hiểm vì căn bệnh tưởng chừng nhanh khỏi

Thứ sáu, 16:28 16/09/2022 | Bệnh thường gặp

Cậu bé 1 tuổi bị tiêu chảy 8 lần/ngày, sốt cao và co giật, được cấp cứu giữa đêm. Giai đoạn này, nhiều phụ huynh ở TP.HCM đang chung nỗi lo vì trẻ bị tiêu chảy ngày càng nhiều.

Bé V.L.N (18 tháng tuổi) nằm mệt mỏi trên tay mẹ. Bé vừa được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh khuya 15/9. Chị T., mẹ của bé, chỉ kịp mang theo 2 chiếc bỉm rồi chạy cuống cuồng khi con sốt cao, co giật và không phản ứng khi mẹ gọi.

Bé N. tiêu chảy khoảng 7-8 lần trong ngày, phân có máu, nhầy. Quanh hậu môn đỏ và rát đau nên trẻ quấy khóc rất nhiều. Buổi chiều trước đó, chị T. đưa con đến phòng khám tư nhân kiểm tra, gửi mẫu phân đi xét nghiệm. Tuy nhiên chưa có kết quả, tình trạng bé lại trở nặng.

“Thỉnh thoảng con bị táo bón, phải dùng thuốc làm mềm phân nhưng chưa bao giờ bị tiêu chảy nặng như thế này”, chị T. kể.

Trẻ nhỏ gặp nguy hiểm vì căn bệnh tưởng chừng nhanh khỏi - Ảnh 1.

Trẻ nhỏ mệt mỏi vì tiêu chảy, phải cấp cứu trong đêm. Ảnh: NVCC.

Các bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh đề nghị chị T. cho con nhập viện vì dấu hiệu nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng. Cùng thời điểm, một bé gái 12 tháng tuổi được chuyển đến với bệnh cảnh tương tự. Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, trẻ đã phải nằm ngoài hành lang vì phòng hết giường.

Cách đó 3 ngày, chị L.T.G (phường Phú Hữu, TP Thủ Đức) vừa cho con gái xuất viện sau 5 ngày điều trị nhiễm trùng đường ruột, phải truyền kháng sinh, trong phân có ký sinh trùng. Bé mệt mỏi, lừ đừ vì mất nước, đi tiêu nhiều.

Nghiêm trọng hơn, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, bé N.T.A (5 tuổi, ngụ Bình Dương) đã trải qua gần một tuần nguy kịch vì tiêu chảy cấp.

Ban đầu, bé chán ăn, tiêu chảy và được theo dõi ở phòng khám bác sĩ tư. Vài ngày sau, mức độ đi tiêu và nôn ói lên đến 15 lần/ngày. Mẹ vội vàng đưa con lên TP.HCM cấp cứu. Khi đó, bé đã tiếp xúc kém, phản xạ chậm.

Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị tiêu chảy cấp nghi do virus Rota, đã vào giai đoạn nặng, sốc mất nước nặng, sốc nhiễm trùng. Trẻ lập tức được cho bù dịch, bổ sung kẽm...

Tuy nhiên, bệnh diễn tiến quá nhanh, bé gái trở nặng, suy hô hấp, tổn thương thận cấp, không tiếp xúc, không có tri giác. Bác sĩ phải đặt nội khí quản và chuyển bé đến Khoa Hồi sức tích cực. Sau 7 ngày, tình trạng bệnh nhi mới ổn định trở lại, hiện vẫn đang được truyền kháng sinh, bù kẽm, bù nước.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Hà Văn Thiệu, Điều hành Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, mỗi ngày khoa tiếp nhận và điều trị từ 20-30 trẻ, đại đa số trẻ bị tiêu chảy.

Trong khi đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng vừa đưa ra cảnh báo tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy cấp trong tháng 8 đã tăng, cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 và cao hơn so với mức trung bình 5 năm qua. Dự báo trong tháng 9, trẻ mắc tiêu chảy cấp sẽ tiếp tục tăng.

Trẻ nhỏ gặp nguy hiểm vì căn bệnh tưởng chừng nhanh khỏi - Ảnh 2.

Bệnh nhi 5 tuổi nguy kịch vì tiêu chảy diễn tiến sốc nhiễm trùng.

Bác sĩ Hà Văn Thiệu cho hay, thời tiết mưa nắng thất thường hiện nay là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn phát triển. Trong đó, virus Rota là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ. Bệnh ghi nhận quanh năm, hiếm khi diễn tiến nghiêm trọng nhưng vẫn có những ca nguy kịch.

Đáng chú ý là nhóm trẻ từ 6-24 tháng tuổi, đặc biệt dưới 1 tuổi, sẽ khó phát hiện trẻ bị mất nước do tiêu chảy quá nhiều. Phụ huynh chú ý theo dõi, nếu trẻ tiêu chảy liên tục trên 2 ngày, điều trị tại nhà không thuyên giảm, tần suất đi ngoài trên 10 lần/ngày, sụt cân nhanh, nôn, không uống nước được, môi khô, vật vã... cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám.

Bác sĩ khuyến cáo, ngoài việc ăn chín uống sôi, rửa tay thường xuyên, phụ huynh nên chủ động phòng ngừa tiêu chảy do virus Rota cho trẻ bằng vắc xin Rota đường uống.

Vắc xin này hiện có trong chương trình tiêm dịch vụ, lộ trình sẽ sớm đưa vào Chương trình tiêm chủng quốc gia (miễn phí) trong giai đoạn 2022-2030.

Trẻ nhỏ gặp nguy hiểm vì căn bệnh tưởng chừng nhanh khỏi - Ảnh 3.

6 trẻ tử vong, ca nhiễm virus Adeno nhập viện tại Hà Nội tăng đột biếnSố ca nhiễm virus Adeno tại Bệnh viện Nhi Trung ương tăng đột biến với 412 ca, trong đó 6 bệnh nhi đã tử vong.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Trời tiết thay đổi cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm của cúm

Trời tiết thay đổi cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm của cúm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Cúm là bệnh thường gặp và cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hoặc không điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Từ vụ du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng: Dấu hiệu người bị ngừng tuần hoàn, đây là cách cấp cứu nhanh và đúng cách

Từ vụ du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng: Dấu hiệu người bị ngừng tuần hoàn, đây là cách cấp cứu nhanh và đúng cách

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Ngừng tim (ngừng tuần hoàn) nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90% hoặc để lại di chứng nặng nề như tổn thương não vĩnh viễn.

Dấu hiệu cảnh báo thận đang dần mất chức năng

Dấu hiệu cảnh báo thận đang dần mất chức năng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Dấu hiệu của các bệnh lý về thận thường không rõ ràng nên nhiều người bệnh chủ quan, đến khi phát hiện bệnh thì đã suy thận. Vậy cần làm gì để phòng ngừa suy thận?

Các lựa chọn về vaccine phòng cúm

Các lựa chọn về vaccine phòng cúm

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Theo CDC Hoa Kỳ, tất cả các loại vaccine phòng cúm cho mùa cúm 2024-2025 sẽ là vaccine hóa trị ba, được thiết kế để bảo vệ chống lại ba loại virus cúm khác nhau, bao gồm hai loại virus cúm A và một loại virus cúm B/Victoria.

4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi

4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Cung cấp đúng, đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân nói chung và bệnh nhân lao phổi nói riêng là một việc làm rất cần thiết. Kết hợp dùng thuốc, tập luyện... với dinh dưỡng sẽ mang đến hiệu quả cao hơn trong điều trị bệnh lao phổi.

Top