Hà Nội
23°C / 22-25°C

Triển khai chiến dịch chăm sóc SKSS tại Lâm Đồng: Khi nam giới không còn thờ ơ

Thứ bảy, 05:27 01/05/2010 | KHHGĐ

GiadinhNet - Những năm gần đây, Chiến dịch "Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn" (gọi tắt là Chiến dịch) tại tỉnh Lâm Đồng đã ngày càng phát huy hiệu quả.

Không ít nam giới đã mạnh dạn gặp bác sỹ tìm hiểu kinh nghiệm chăm sóc SKSS (Ảnh: Dương Ngọc).

 
Đặc biệt đối với chị em phụ nữ vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điều này còn gắn với nhiều lợi ích thiết thực cả về kinh tế lẫn tinh thần...

Từ những kết quả bước đầu

Năm 2010, Lâm Đồng triển khai Chiến dịch tại 121/148 xã, phường, thị trấn với mục tiêu: Đảm bảo thực hiện đạt 80% chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 về sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) lâm sàng; 100% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thuộc địa bàn Chiến dịch được cung cấp thông tin để nâng cao hiểu biết về KHHGĐ; 90% đối tượng thực hiện các gói dịch vụ được tư vấn và thực hiện có hiệu quả. Tính đến thời điểm này, Chiến dịch đã triển khai tại 71 xã trong toàn tỉnh; số chị em được khám phụ khoa là 4.000, trong số đó có 1.764 được phát thuốc và điều trị; có 55 ca đình sản; đặt vòng 820; thuốc tiêm 984...

Có thể nói, việc triển khai Chiến dịch là một cơ hội thực sự có hiệu quả đối với phụ nữ vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại buổi lễ phát động ra quân Chiến dịch điểm của tỉnh Lâm Đồng tại huyện Cát Tiên, mới sáng sớm, bà con từ các xã đã đổ về Trung tâm Y tế huyện để khám phụ khoa và làm dịch vụ KHHGĐ. Chị Trần Thị Thắng (thôn 3, xã Phù Mỹ) nói: "Tôi có 2 cháu, sinh một bề nhưng kinh tế gia đình khó khăn. Vợ chồng bàn bạc không sinh thêm con để cho các cháu ăn học bằng bạn, bằng bè nên tôi quyết định đặt vòng".

Tâm sự của người trong cuộc
 

Cung cấp tài liệu truyền thông KHHGĐ tại chiến dịch (Ảnh: Dương Ngọc).

Để Chiến dịch thực sự phát huy có hiệu quả cao; đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ cho bà con nông dân vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn, cần hơn nữa sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các đoàn thể trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động và tăng cường cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ; góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS/KHHGĐ, từng bước nâng cao chất lượng dân số cho người dân nơi đây.

Điều đáng ghi nhận là ở Chiến dịch năm 2010, nhận thức về SKSS/KHHGĐ của người dân, đặc biệt là nam giới và bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã thực sự được nâng lên so với năm 2009. "Năm nay 26 tuổi, có 3 con trai, tôi đến đây để đình sản, phụ nữ làm được thì mình cũng làm được. Tôi nghĩ nam giới nên chia sẻ với vợ con công việc trong gia đình và thực hiện KHHGĐ" - đó là tâm sự của anh Bùi Hồng Văn (thôn 3, xã Phù Mỹ). Cùng suy nghĩ với anh Văn, chàng trai K Đảo (27 tuổi-thôn 1, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh) tay bế, tay bồng 2 con nhỏ đưa người vợ vừa mới sinh đến Trạm Y tế để khám và đặt vòng cho biết: "Mình cũng học tập mấy gia đình ít con, họ làm kinh tế giỏi lắm nên mình cũng dừng lại 2 con thôi. Mình thương vợ mình lắm, đẻ nhiều khổ vợ, khổ cả mình. Hôm nay nghe nói có chương trình khám phụ khoa và đặt vòng, mình chở vợ đi khám không phải đi xa".

Tại một số địa bàn khác trong tỉnh, không khí triển khai Chiến dịch cũng được bà con hưởng ứng tích cực. Nhiều chị em khi nghe thông báo trên loa phát thanh của xã, đội ngũ cộng tác viên dân số tuyên truyền cũng đã tranh thủ thu xếp việc nhà lên Trạm Y tế để được bác sĩ tư vấn và khám phụ khoa. Chị KThes ở Di Linh nói: "Việc khám và đặt vòng không mất tiền nên chị, em ở đây đỡ nhiều lắm. Mỗi lần đi ra ngoài huyện để làm việc này vừa xa lại mất tiền". 

Chị Nguyễn Thị Ngát (thôn 4, Di Linh) cho hay: "Tôi đình sản từ năm 2006. Đến nay sức khỏe tôi vẫn bình thường. Tôi cũng đã tư vấn cho nhiều chị nên đình sản để KHHGĐ". Còn chị Đỗ Thị Thoa (xã Phúc Thọ, Lâm Hà) tâm sự: "Tôi tự nguyện thực hiện đình sản từ năm 2000. Kể từ ngày đó đến nay sức khỏe tôi tốt hơn nhiều. Vợ chồng tập trung làm kinh tế và nuôi con ăn học. Tôi mong bà con hãy cùng hưởng ứng để giữ gìn sức khỏe cho bản thân".  

          Công Nam

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top