Trời lạnh mì tôm cực hấp dẫn nhưng cần tránh 5 điều này để không hại sức khỏe
GiadinhNet - Mì tôm là món ăn được nhiều người ưa thích, không chỉ ngon miệng mà còn chế biến nhanh. Song nếu ăn sai cách, về lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Mì tôm hay mì ăn liền là món khoái khẩu của nhiều người bởi sự nhanh gọn và thuận tiện. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại mì tôm quá "nghèo" dinh dưỡng, nếu ăn thường xuyên sẽ ẩn chứa nhiều mối nguy hại tới sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần nhận đủ 6 nhóm chất: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Thiếu chỉ một trong số nhóm chất trên cơ thể dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài dẫn đến suy nhược, mắc các bệnh tật trầm trọng...

Trong một gói mì ăn liền thường bao gồm 2 thành phần chính là vắt mì và các gói gia vị đi kèm. Ảnh minh họa
Trên thực tế, trong một gói mì ăn liền hoàn chỉnh thường bao gồm 2 thành phần chính là vắt mì và các gói gia vị đi kèm. Xét về mặt giá trị dinh dưỡng, trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (40 - 50g); 10 -13g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300 - 350kcal (tương đương 15 - 17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).
Đặc biệt, lượng tinh bột trong mì ăn liền chỉ nhỉnh hơn 10g so với một bát phở bình dân và kém hơn 30g so với bánh bao nhân thịt. Về dầu chiên, lượng dầu trong mì ăn liền tương đương với 4 miếng đậu rán, hoặc nhỉnh hơn vài gram so với một bát phở gà bình dân. Trong đó, phở, bánh bao và đậu rán thường không được xem như thực phẩm gây nóng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thay vì lo sợ mì ăn liền gây nóng, người dùng cần áp dụng chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng và hợp lý.
Về bản chất, mì ăn liền là một loại thực phẩm cơ bản cung cấp chủ yếu là chất đường bột như cơm, bún, phở, khi ăn mì nên kết hợp cùng các nhóm thực phẩm khác như rau xanh, thịt, trứng khi chế biến để cân bằng dinh dưỡng.
5 lưu ý cần tránh khi ăn mì tôm để không gây hại sức khỏe

Ảnh minh họa
Không ăn mì sống
Mì gói sống là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mì gói được sản xuất theo cách chiên qua dầu nên chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa. Ăn mì gói sống sẽ gây ra đầy bụng và tăng cân mất kiểm soát. Do đó, nấu mì gói với nước trước khi ăn là cách sử dụng an toàn hơn cho sức khỏe.
Không uống nhiều nước mì
Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn sợi mì và hạn chế uống nước. Vì thực tế rằng lượng muối trong mì vượt quá ngưỡng cho phép gây hại cho cơ thể. Nếu muốn ăn cả sợi lẫn nước mì, bạn chỉ nên để khoảng 1/3 lượng muối trong gói mì.
Hạn chế sử dụng gói gia vị
Không thể phủ nhận gói gia vị chính là "linh hồn" của gói mì, tuy nhiên những gói dầu mỡ đó lại có khả năng gây ra bệnh về tim mạch. Thay vào đó, bạn có thể nêm nếm và cho thêm các thực phẩm ăn kèm mì theo sở thích của bản thân.
Nên chần mì qua nước sôi
Mì được chiên qua nhiều lần hay tẩm màu thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, để giảm khả năng này đến mức thấp nhất, bạn có thể chần mì qua nước sôi trước khi ăn. Việc này giống như bạn rửa qua một lần để trôi đi hết chất dầu mỡ vậy.
Bổ sung thực phẩm giàu đạm, rau xanh
Dù bạn thấy trên bao bì có để là mì bò, mì gà hay bất cứ mì nào khác, chúng vẫn không mang lại cho bạn giá trị dinh dưỡng nào. Nếu có thể, bạn nên ăn cùng các loại như thịt bò, thịt lợn, tôm và rau xanh để có một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Không ăn mì trước khi đi ngủ
Hai tiếng sau khi ăn, dạ dày vẫn chưa thể tiêu hóa hết lượng mì gói bạn đã nạp vào. Đặc biệt, năng lượng từ mì gói không được tiêu hoa mà tích tụ lại khi bạn ngũ và khiến bạn tăng cân, tích mỡ.
Ăn mì tôm đúng cách
- Chỉ nên ăn mì tôm với tần suất vừa phải, không nên ăn quá nhiều hay quá thường xuyên.
- Chần mì qua 1 lần nước sôi để loại bỏ bớt phần chất béo từ dầu chiên. Lấy nước sôi lần 2 pha mì, chỉ nên dùng với khoảng 1/3 gói muối gia vị, còn nếu được nên giảm hoặc bỏ gói dầu gia vị kèm theo (vì nó chứa nhiều phụ gia và chất béo không tốt cho sức khỏe).
- Để giảm tác dụng của các gói gia vị trong gói mì, cũng như tăng thành phần dinh dưỡng trong tô mì thành phẩm, bạn nên nấu mì cùng với các loại rau (nhất là rau xanh) và nếu được nên thêm khoảng 25 - 30 gr chất đạm từ thịt, cá, trứng, tôm...

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 8 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 8 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 16 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 1 ngày trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.