Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trong cơn bão "khát" nhóm máu O, y bác sĩ lặng lẽ thực hiện "mệnh lệnh đương nhiên"

Thứ năm, 14:29 23/08/2018 | Y tế

GiadinhNet - ThS.BS Nguyễn Bá Khanh (mang nhóm máu O) vừa hiến máu lần thứ 12 - chia sẻ: Nếu không có máu, người bệnh có thể sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Bằng trách nhiệm và cả "mệnh lệnh" của người bác sĩ, chúng tôi sẵn sàng tham gia hiến máu bất kỳ lúc nào khi người bệnh cần".

Thai phụ ôm bụng bầu mỏi mòn chờ máu từ người lạ

Chưa bao giờ, chị H.Tr (26 tuổi, ở Nam Định) – một thai phụ đang điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, lại thấp thỏm như lúc này. Chị đang mang bầu tháng thứ 7, lại mang trong mình căn bệnh tan máu bẩm sinh.

26 năm qua, chị liên tục phải truyền máu. Thường là 1-2 lần/tháng tại Viện Huyết học này. Đáng nói, chị Tr có nhóm máu O. “Giờ nhóm máu này khan hiếm, tôi lo vô cùng…” – chị Tr nói.


ThS. Lê Xuân Thịnh - khoa Ngân hàng Tế bào gốc (Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương) mang nhóm máu O, hiến máu lần thứ 14. Ảnh: Công Thắng

ThS. Lê Xuân Thịnh - khoa Ngân hàng Tế bào gốc (Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương) mang nhóm máu O, hiến máu lần thứ 14. Ảnh: Công Thắng

Chị lo là bởi, từ ngày có thai, chị Tr cần tăng lượng máu truyền vào cơ thể. Cứ 20 ngày một lần chị phải truyền tối thiểu 350ml máu. Vậy nhưng, đợt thiếu máu này, dù đã được ưu tiên, chị mới chỉ được truyền 100ml máu.

Thiếu máu, huyết sắc tố bị giảm mạnh, cơ thể vốn đã yếu ớt của chị lại càng mệt mỏi. Chị chỉ mong một điều rất "nhỏ nhoi": Có máu nhóm O để duy trì sự sống cho mẹ và đứa con chị quyết giữ bằng mọi giá.

Cũng như chị Tr, mấy ngày nay, hơn một nửa bệnh nhân tại Trung tâm Thalassemia (Viện Huyết học) có nhu cầu truyền máu nhóm O bồn chồn, lo lắng vì sợ tình trạng thiếu máu kéo dài.


Y bác sĩ Viện Huyết học tranh thủ giờ nghỉ đi hiến máu nhóm O. Ảnh: Thanh Hằng

Y bác sĩ Viện Huyết học tranh thủ giờ nghỉ đi hiến máu nhóm O. Ảnh: Thanh Hằng

Phó Giám đốc Trung tâm Thalassemia Vũ Hải Toàn, cho biết: Với bệnh nhân thalassemia, máu là sự sống còn. Thiếu máu, đặc biệt là máu nhóm O, bệnh nhân sốt ruột 1, các nhân viên y tế sốt ruột 10.

"Mệnh lệnh đương nhiên"

Thiếu máu nhóm O trầm trọng, các y bác sĩ Viện Huyết học một mặt kêu gọi nguồn hiến máu từ cộng đồng bằng mọi "mặt trận", mặt khác, như bao lần, các anh chị lại tranh thủ giờ nghỉ đi… hiến máu cứu bệnh nhân của mình.

“Hiến máu là việc đương nhiên của những người làm công tác điều trị như chúng tôi. Đây là lần thứ 27 tôi tham gia hiến máu, và tôi sẽ còn tham gia hiến máu nhiều lần nữa, vì tôi hiểu hàng nghìn người bệnh đang chờ những giọt máu để được cứu sống"- BS Toàn nói.

Ở Viện Huyết học, một trong số những người “tích cực” hiến máu nhất là TS.BS Trần Ngọc Quế, Phó Giám đốc Trung tâm Máu Quốc gia.

TS Quế đã từng hiến máu 50 lần. Lần thứ 51 này, ông lại nhắc lại với chúng tôi điều ông cho là “đương nhiên”: Việc hiến máu cứu người là trách nhiệm và nghĩa vụ của những người làm công tác Huyết học - Truyền máu như các anh.

Mỗi một y bác sĩ tại Viện Huyết học – viện điều trị các bệnh về máu - đều hiểu rất rõ máu có tầm quan trọng ra sao với bệnh nhân.

ThS.BS Nguyễn Bá Khanh (mang nhóm máu O) vừa hiến máu lần thứ 12 - chia sẻ: "Nếu không có máu, người bệnh có thể sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Bằng trách nhiệm và cả "mệnh lệnh" của người bác sĩ, chúng tôi sẵn sàng tham gia hiến máu bất kỳ lúc nào khi người bệnh cần".

Đây cũng là tâm sự của ThS Lê Xuân Thịnh (Khoa Ngân hàng Tế bào gốc) – người có nhóm máu O hiến máu lần thứ 14. “Lý do đơn giản để tôi tham gia hiến máu là vì tôi có nhóm máu O” - anh Thịnh nói.

Vì sao nhóm máu O khan hiếm?

TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, gần 50% dân số có nhóm máu O nên số lượng bệnh nhân cần truyền máu nhóm O luôn cao hơn so với các nhóm máu khác.

Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa bão tại nhiều địa phương, nên nhiều đơn vị đã phải hoãn hoặc không thể lập kế hoạch tổ chức hiến máu; đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nhóm O giảm nghiêm trọng.

Trong khi đó, trung bình mỗi ngày Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cần khoảng 1.500 đơn vị máu để cung cấp cho nhu cầu cấp cứu và điều trị tại 180 bệnh viện ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, riêng nhóm máu O phải cần tối thiểu gần 700 đơn vị máu mỗi ngày. Số lượng nhóm máu O dự trữ hiện nay chỉ còn đủ cho vài ngày tới.

Không chỉ Hà Nội mà tình trạng khan hiếm nhóm O cũng xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước như Tuyên Quang, Thanh Hóa, Bình Định, Lâm Đồng… Nhiều bệnh nhân phải mòn mỏi chờ máu, một số bệnh viện tại Hà Nội đã phải vận động người nhà bệnh nhân có nhóm máu O tham gia hiến máu.

Cũng rơi vào tình trạng khan hiếm máu nhóm O dự trữ, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện cho biết, cuối tuần qua đã có 300 cán bộ, nhân viên một công ty xây dựng đã tham gia hiến 130 đơn vị máu (trong đó có nhiều đơn vị máu nhóm O).

“Đây món quà quý giá cho bệnh nhi đang điều trị, góp phần tích cực cho công tác điều trị các bệnh về máu của Bệnh viện Nhi Trung ương” – GS.TS Lê Thanh Hải nói.

Sáng 23/8, thông tin từ Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, tính từ ngày 19/8 đến 16h ngày 22/8, đã gần 800 người đến Viện hiến máu, trong đó gần 70% là người có nhóm máu O (trong khi những ngày bình thường, mỗi ngày điểm hiến máu tại Viện chỉ tiếp nhận được trung bình 40 đơn vị máu).

Hiện nay, tại Hà Nội có thể hiến máu tình nguyện tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương hoặc các điểm gần nhất được cập nhật tại địa chỉ https://www.nihbt.org.vn/Home/DiemHM, người đi hiến máu chỉ cần mang theo chứng minh thư.

V.Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 4 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 4 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 5 ngày trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 5 ngày trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Top