Trung Quốc chịu hậu quả nặng nề của mất cân bằng giới tính khi sinh
GiadinhNet - Do truyền thống trọng nam khinh nữ và nhiều thập kỷ áp dụng chính sách một con, đất nước đông dân nhất thế giới đã chứng kiến sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
Trong suy nghĩ của người dân Trung Quốc, cả đời chỉ có cơ hội sinh con một lần, nên họ đều muốn có con trai.
Từ năm 1990 đến năm 2012, ở Trung Quốc có 21 triệu ca phá thai vì giới tính thai nhi là nữ. Tình trạng này dẫn đến 34 triệu người - tương đương với dân số Malaysia có nguy cơ mất vợ. Chính sách một con, có hiệu lực từ năm 1979 đến năm 2015, đã buộc hàng triệu cặp vợ chồng phải đi đến quyết định đứa con duy nhất của họ nên là con trai.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hiện cứ 106,2 đàn ông Trung Quốc thì mới có 100 phụ nữ. Tình trạng này dẫn đến việc đàn ông nước này ngày càng khó tìm vợ. Hiện nay, trong hơn 1,3 tỉ người Trung Quốc có gần 200 triệu người độc thân. Dự báo đến năm 2030, khoảng 1/4 số đàn ông Trung Quốc ở độ tuổi 30 sẽ không thể kết hôn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự mất cân bằng giới tính với tình trạng tội phạm tại Trung Quốc. Tình trạng dư thừa đàn ông sẽ khiến nam giới không thể kết hôn, gia tăng tội phạm tình dục, bắt cóc phụ nữ và buôn người. Nhưng những hệ lụy từ mất cân bằng giới tính không chỉ gây ra các vấn đề xã hội mà cả kinh tế.

Ảnh minh họa
Theo chuyên gia phát triển dân số Trung Quốc, quan niệm trọng nam khinh nữ và sự phát triển của công nghệ xét nghiệm giới tính thai nhi đã khiến giới tính nam ở đất nước này ngày càng nhiều.
Mất cân bằng giới tính góp phần khiến cho tỉ lệ tội phạm ở Trung Quốc tăng chóng mặt, trong đó các tội phạm về tình dục và phụ nữ tăng đáng kể như bắt cóc cô dâu, buôn bán phụ nữ, hãm hiếp, mại dâm...
Không chỉ vậy, Trung Quốc còn là nước có tỉ lệ phụ nữ tự sát cao nhất thế giới. Theo báo cáo của Quốc vụ viện Mỹ, mỗi ngày ở Trung Quốc có khoảng 590 phụ nữ tự sát.
Trung Quốc xem xét bỏ giới hạn sinh con vào năm 2019
Theo các nguồn tin của Bloomberg, Trung Quốc đang cân nhắc chấm dứt chính sách giới hạn số con mà mỗi gia đình có thể sinh.
Đây sẽ là một động thái lịch sử nhằm chấm dứt một chính sách đã kéo dài hàng thập kỷ và được xem là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng dân số lão hóa và thiếu lao động ở Trung Quốc.
Một trong các nguồn tin cho biết một nghiên cứu ban đầu, được gửi đến Thủ tướng Lý Khắc Cường vào tháng 4/2018, chỉ ra rằng bỏ hạn chế sinh đẻ đem lại những lợi ích “có hạn”.
Giới lãnh đạo muốn giảm tốc độ già hóa dân số cũng như những lời chỉ trích về nhân quyền từ quốc tế. Quyết định cuối cùng có thể được đưa ra vào quý 4 năm 2018, hoặc trong năm 2019, theo các nguồn tin.
Hạn chế sinh đẻ được cho là giúp Trung Quốc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập kỉ, nhưng chính sách này cũng đem lại không ít hệ lụy, như tình trạng già hóa dân số nhanh chóng, thiếu lao động, mất cân bằng giới tính.
Dân số già hóa đem lại nhiều tác động xấu cho nỗ lực phát triển kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình, đẩy lương hưu và chi phí cho chăm sóc y tế gia tăng, đồng thời khiến các công ty nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc chuyển sang các quốc gia khác có nguồn lao động dồi dào hơn. Bắc Kinh ước tính đến năm 2030, khoảng ¼ dân số nước này sẽ là những người từ 60 tuổi trở lên.
Nhiều bậc cha mẹ trẻ tuổi nước này lo ngại không có đủ chi phí nuôi dạy con nếu sinh thêm, bởi xã hội Trung Quốc đã quen với việc dồn nguồn lực gia đình vào một đứa con duy nhất.
Từ năm 1979-2014, Trung Quốc chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng được sinh 1 con. Từ năm 2015, Chính phủ nước này chuyển sang chính sách 2 con như một động thái nới dần kiểm soát sinh đẻ.
Tuy vậy, tỷ lệ sinh vẫn không có sự gia tăng đáng kể. Thậm chí, trong năm ngoái, số trẻ em được sinh ra ở Trung Quốc giảm 3,5% so với năm 2016, còn 17,2 triệu trẻ - theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc. Cú giảm này gần như xóa mất thành quả tăng tỷ lệ sinh sau khi chính sách 2 con được triển khai.
Theo giới chuyên gia, tỷ lệ sinh thấp và số trẻ em được sinh ra thấp trong 2 năm qua là một thông điệp rõ ràng cho thấy giới trẻ Trung Quốc không sẵn sàng sinh thêm con. Nhiều bậc cha mẹ trẻ tuổi ở nước này lo ngại không có đủ chi phí nuôi dạy con nếu sinh thêm, bởi xã hội Trung Quốc đã quen với việc dồn nguồn lực gia đình vào một đứa con duy nhất.
Hồi tháng 3, Trung Quốc đã loại bỏ cụm từ "kế hoạch hóa gia đình" khỏi tên của Ủy ban Sức khỏe Quốc gia - một cơ quan mới được thành lập bằng cách hợp nhất môt số cơ quan cũ. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1981 Trung Quốc không có cơ quan nào mang cụm từ này trong tên gọi. Trong những tháng gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng không còn dùng cụm từ "kế hoạch hóa gia đình" trong các báo cáo chính sách chủ chốt.
M.A (th)

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.