Hà Nội
23°C / 22-25°C

Truyền nước hoa quả để làm đẹp da: "Đánh cược" với tính mạng

Thứ hai, 13:18 26/04/2010 | Sống khỏe

Vì lợi ích kinh doanh, nhiều người đã tiêm thêm ống vitamin tổng hợp vào dung dịch truyền, biến chúng thành một dung dịch nước hoa quả mà người dân vẫn cho là truyền xong sẽ đẹp da, khỏe mạnh".

“Truyền 2 chai nước hoa quả, béo cả năm…”

Cứ vào mùa nắng nóng, chị Hương (Phủ Lý, Hà Nam) lại đi mua chai đạm và nhờ một y sĩ trong xóm truyền hộ. Vừa tiện, vừa rẻ hơn đến bệnh viện, phòng khám. Chị nhẩm tính mỗi năm cũng mất tới 3 - 4 lần truyền. Hễ ngưng truyền là lại chán ăn, người mệt mỏi.

Rất nhiều chị em cứ thấy da dẻ có vấn đề là lại đi truyền nước hoa quả để có một làn da sáng bóng, vừa ăn ngon ngủ kỹ, vừa tăng cân. Đặc biệt, thời tiết nóng nực, nước hoa quả bỗng trở thành “thuốc tiên dược” của nhiều người.

Chị Kim Anh (Triều Khúc, Hà Nội) cũng không nằm ngoại lệ. Chị thường xuyên truyền nước hoa quả, cao cấp hơn thì truyền đạm vì sau khi truyền, hiệu quả của nó thì không thể phủ nhận được. Nhiều lần, sau khi đi truyền về được hơn tuần, chị tăng 3 - 4 cân mà chẳng phải ăn nhiều.

Không chỉ vậy, thời điểm hiện tại đang là cao điểm của mùa thi, nhiều bậc phụ huynh cũng ra sức truyền nước hoa quả cho con có thêm sức học tập. Chị Nguyễn Thị Phương (Thịnh Hào, Tôn Đức Thắng, Hà Nội) cho biết, vừa gọi người đến nhà truyền nước hoa quả tăng cường vitamin, đảm bảo sức khỏe cho con cái học hành.

Tại một phòng khám tư gần đường Giải Phóng, khi chúng tôi vừa vào hỏi để được truyền nước hoa quả. Một chị y tá hớn hở tiếp đón và quảng cáo “gầy như em chỉ truyền hai chai là béo cả năm. Nhiều người truyền da căng đẹp hơn, béo tròn. Phụ nữ trẻ truyền là lý tưởng nhất…” với mức giá 110.000 đồng/chai, trong khi mức giá thật chỉ có 70.000 đồng/chai.
 
Những chai dung dịch truyền không rõ nguồn gốc có thể sẽ đe dọa tính mạng của bạn.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Chu Thị Dự (Trưởng khoa thận, thận nhân tạo - Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) nước hoa quả là một dung dịch chứa các vitamin tổng hợp, chỉ dành cho những trường hợp cấp cứu kiệt sức, mất cân bằng hoặc thiếu vitamin trầm trọng, hoặc không ăn uống được gì, cơ thể không hấp thụ được thức ăn.

Ths Dự lo ngại, vì lợi ích kinh doanh, nhiều người đã tiêm thêm ống vitamin tổng hợp vào dung dịch truyền, biến chúng thành một dung dịch nước hoa quả mà người dân vẫn cho là truyền xong sẽ đẹp da, khỏe mạnh.

Trường hợp đó, người truyền sẽ béo nhưng chỉ là béo ảo trong một thời gian ngắn và nhiều người rơi vào cảnh phải theo những chai dịch đó thường xuyên. Dùng lâu có thể dẫn đến suy gan, suy thận.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Lượng - Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Viện Bỏng Quốc gia cũng cho hay, việc truyền nước hoa quả để đẹp da là không cần thiết. Truyền nhiều dẫn đến dư thừa vitamin, cơ thể không hấp thụ hết, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe vì sẽ được cơ thể đào thải nhưng sẽ gây lãng phí.

Tử vong vì bị sốc do tự truyền nước

Năm ngoái, do nắng nóng kéo dài, thấy cơ thể mệt mỏi, bác Phạm Thị Thành (53 tuổi, Nông Cống, Thanh Hoá) đã nhờ người về nhà truyền nước hoa quả, rồi truyền cả đạm. Nhưng truyền đến 6 – 7 chai mà vẫn không cơ thể đỡ mệt mỏi. Đến khi đi khám, các bác sĩ cho biết, bác Thành bị suy thận cấp và bác đã tử vong ngay sau đó một tháng.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Chu Thị Dự, việc truyền dịch nói chung và truyền nước hoa quả nói riêng không phải ai cũng truyền được. Bất kỳ thuốc nào khi đưa vào cơ thể đều có thể gây ra dị ứng hoặc sốc phản vệ. Việc truyền nước hoa quả vốn là một vitamin tổng hợp đưa vào trong cơ thể theo đường truyền, lại càng nguy hiểm hơn.

Nhiều trường hợp tự mua chai dịch ở ngoài về và nhờ người đến truyền, có thể dẫn đến sốc phản vệ do không có phương tiện để cấp cứu nên tử vong. Bác sĩ Dự nhớ mãi trường hợp một bệnh nhân nữ ở Hoàng Mai, Hà Nội đi tiêm vitamin C để đẹp da, đẹp đâu không thấy mà phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.

Trường hợp phải dùng đến truyền dịch cần được truyền ở một nơi có đủ điều kiện và các phương tiện cấp cứu để ứng phó với trường hợp xấu xảy ra

Có những người truyền lần đầu tiên do không biết cơ thể có thích nghi với không nên thường bị dị ứng, nguy hiểm hơn là sốc phản vệ. Việc truyền lần đầu phải được các bác sĩ theo dõi để có biện pháp kịp thời khi có diễn biến xấu.
 
Theo Bee
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 13 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 14 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 15 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Top