Hà Nội
23°C / 22-25°C

TS Trần Thành Nam nói về hướng nghiệp kỷ nguyên số với học sinh

Chủ nhật, 07:00 10/11/2024 | Giáo dục

GĐXH - Trò chuyện với các bạn học sinh lớp 11A1 Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) về "Hướng nghiệp kỷ nguyên số", PGS.TS Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục đã chia sẻ các nội dung, cơ hội và những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những kiến thức, kỹ năng để học sinh có định hướng khi chọn nghề, chọn trường trong tương lai.

Nhiều lĩnh vực AI không thể thay thế được con người

Chia sẻ với các em học sinh, Tiến sĩ Trần Thành Nam cho biết, trong tương lai, nhiều công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và có tính chất lặp đi lặp lại như: Nhân viên pha chế, nấu đồ ăn nhanh, bảo vệ, lái xe taxi, tư vấn tài chính cá nhân, nhân viên lễ tân, nhân viên chạy bàn sẽ phải đối mặt nhiều với sự cạnh tranh của AI và có nguy cơ "biến mất" hoặc bị thay thế dần bởi AI. Một số công việc như: thiết kế đồ họa, lập trình máy, kiểm soát chất lượng sẽ không còn đơn giản chỉ là tận dụng công nghệ và kỹ thuật để tạo ra sản phẩm vì nhiều chương trình AI đã được thiết kế để thực hiện các công việc đó chỉ trong một khoảnh khắc. Con người trong kỷ nguyên số cần nhiều kỹ năng tinh tế hơn, sáng tạo hơn, sâu lắng hơn, nhân văn hơn để hợp tác với AI cùng phát triển.

TS Trần Thành Nam nói về hướng nghiệp kỷ nguyên số với học sinh- Ảnh 1.

PGS.TS Trần Thành Nam đã chia sẻ với các em học sinh lớp 11A1 Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) về cơ hội và những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những kiến thức, kỹ năng để học sinh có định hướng khi chọn nghề, chọn trường trong tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo (AI) rất mạnh mẽ, nhưng cũng có rất nhiều phẩm chất và khả năng của con người mà nó không thể cạnh tranh được. Chẳng hạn như trực giác, trí tuệ cảm xúc và sự đồng cảm, sự khéo léo về thể chất, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề phức tạp; khả năng phán đoán và ra quyết định phức tạp, tính sáng tạo; khả năng thích ứng và tính linh hoạt, kỹ năng xã hội và giao tiếp, hợp tác và làm việc theo nhóm, trí tuệ văn hóa; kỹ năng lãnh đạo và nhận thức kỹ thuật số", Tiến sĩ Trần Thành Nam nói.

Những nghề nghiệp mới của tương lai mà học sinh cần nắm bắt có thể kể đến như: Nhà thiết kế môi trường ảo (Virtual Habitat Designer) tạo ra các môi trường sống và làm việc ảo cho mục đích giáo dục, giải trí, và công việc từ xa. Hướng dẫn viên du lịch không gian (Space Tourism Guide) hỗ trợ và hướng dẫn du khách trong các trải nghiệm du lịch ngoài không gian. Người môi giới dữ liệu cá nhân (Personal Data Broker) quản lý và đàm phán việc sử dụng dữ liệu cá nhân với các công ty và tổ chức. Người xây dựng hành trình thực tế tăng cường (Augmented Reality Journey Builder) thiết kế và tạo ra các trải nghiệm thực tế tăng cường trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, du lịch và giải trí.

TS Trần Thành Nam nói về hướng nghiệp kỷ nguyên số với học sinh- Ảnh 2.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, nhiều ngành nghề sẽ có nguy cơ biến mất trong tương lai.

Ngoài ra còn có các nghề khác như chuyên gia đạo đức giải quyết các vấn đề đạo đức liên quan đến việc phát triển và triển khai robot và AI. Chuyên gia đảo ngược phát triển và triển khai các chiến lược và công nghệ để giảm bớt và đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu. Kỹ thuật viên y tế hỗ trợ bởi AI, chuyên gia hồi sinh loài tuyệt chủng, kiến trúc sư không gian, cố vấn tiền tệ số, quản lý bảo mật, chuyên gia tích hợp công nghệ - người,…

Theo dự đoán, nhu cầu nhân lực làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử và logistic số, nguồn nhân lực,… sẽ tăng trong tương lai.

Những lưu ý khi chọn nghề

Tiến sĩ Trần Thành Nam cũng nhấn mạnh rằng, học sinh chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú. Không nên chọn nghề mà bản thân không có đủ điều kiện đáp ứng về sở thích, tính cách, năng lực. Chỉ chọn khi đã có hiểu biết đầy đủ về nghề. Không chọn nghề mà xã hội không còn nhu cầu. Chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa.

Tại buổi trò chuyện, Tiến sĩ Trần Thành Nam cũng trao đổi về quá trình định hướng nghề nghiệp. Ý thức được sai lầm gặp ở cha mẹ khi định hướng nghề nghiệp cho con; sai lầm thường gặp ở học sinh khi chọn nghề; phát hiện tố chất năng lực vượt trội để chọn nghề phù hợp,…

TS Trần Thành Nam nói về hướng nghiệp kỷ nguyên số với học sinh- Ảnh 3.

Những kiến thức mà PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ rất hữu ích đối với học sinh, nhất là những em đang chuẩn bị thi vào đại học.

Chia sẻ về buổi trò chuyện về hướng nghiệp cùng Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam, cô giáo Hoàng Thị Thuỳ Dương, Chủ nhiệm lớp 11A1 cho biết, những kiến thức mà Phó giáo sư Trần Thành Nam chia sẻ rất hữu ích đối với học sinh, nhất là những em đang chuẩn bị thi vào đại học. Các em đã được làm quen, trau dồi kiến thức và có định hướng nghề nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số. Bên cạnh đó, những tình huống thực hành do Phó giáo sư Trần Thành Nam đưa ra giúp các em thêm hào hứng và có cái nhìn sâu sắc, thực tế hơn.

Bạn Nguyễn Anh Duy, học sinh lớp 11A1 chia sẻ: "Buổi nói chuyện đã gợi mở và giúp em gặt hái được những kiến thức thiết thực và hữu ích trên hành trình hoàn thiện bản thân, xây dựng và phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Tiến sĩ Trần Thành Nam đã cho chúng em thấy rõ những vấn đề về sự tác động của AI đến thị trường việc làm còn nhiều tranh cãi. Em cũng ý thức được rằng "AI sẽ không thay thế bạn, nhưng những người có thể dùng AI sẽ làm điều đó" để cận thận hơn với lựa chọn sắp tới của mình".

TS Trần Thành Nam nói về hướng nghiệp kỷ nguyên số với học sinh- Ảnh 4.

Buổi nói chuyện đã gợi mở và giúp em học sinh lựa chọn các nghề nghiệp trong tương lai.

Qua buổi trò chuyện, Tiến sĩ Trần Thành Nam cũng lưu ý, một trong các yếu tố cân nhắc khi chọn ngành là giá trị đóng góp của ngành cho xã hội. Ngoài ra, học sinh cần tìm hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp, các kĩ năng cần của mỗi ngành, từ đó có kế hoạch học tập và phát triển kĩ năng để trở thành những người lao động được doanh nghiệp chào đón.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam hiện nay là giảng viên cao cấp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục. Ông từng nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng tại Trường Đại học Tổng hợp Vanderbilt – Hoa Kỳ năm 2013, được phong hàm Phó Giáo sư năm 2017 tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều đặc biệt ở nữ sinh trượt lớp 10 sau thành á khoa toàn quốc

Điều đặc biệt ở nữ sinh trượt lớp 10 sau thành á khoa toàn quốc

Giáo dục - 3 giờ trước

Thời điểm thi trượt vào lớp 10 công lập, Tú Anh từng buồn bã, thất vọng, tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng nghĩ “nếu không đứng dậy, mình sẽ tiếp tục trượt dài”, nữ sinh vượt qua mặc cảm để vươn lên, 3 năm sau trở thành á khoa toàn quốc.

Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT

Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT

Giáo dục - 5 giờ trước

Theo quy định mới nhất của Chính phủ, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên, tăng 20% so với trước đây.

Nữ sinh tốt nghiệp xuất sắc, 4 năm qua 3 quốc gia, giành học bổng tiến sĩ Mỹ

Nữ sinh tốt nghiệp xuất sắc, 4 năm qua 3 quốc gia, giành học bổng tiến sĩ Mỹ

Giáo dục - 7 giờ trước

Trong 4 năm đại học, Minh Ngọc từng có dịp đi trao đổi ở 3 quốc gia. Dẫu vậy, nữ sinh vẫn duy trì chương trình học trên lớp và tốt nghiệp sớm một kỳ với tấm bằng xuất sắc.

Trường Đại học Y Dược mở chương trình đào tạo Thạc sĩ bằng tiếng Anh dành cho học viên quốc tế

Trường Đại học Y Dược mở chương trình đào tạo Thạc sĩ bằng tiếng Anh dành cho học viên quốc tế

Giáo dục - 19 giờ trước

GĐXH - Chương trình được thiết kế dành cho học viên quốc tế có nhu cầu học tập và dự định làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là các ứng viên đến từ Ấn Độ - nơi nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao đang không ngừng gia tăng.

Bố mẹ không biết chữ, con trai vượt hành trình 600km tốt nghiệp thủ khoa đại học

Bố mẹ không biết chữ, con trai vượt hành trình 600km tốt nghiệp thủ khoa đại học

Giáo dục - 1 ngày trước

Vượt hành trình gần 600km để đi học đại học, chàng trai Sừng Thanh Xuân (dân tộc Hà Nhì, sinh viên Học viện Hành chính và Quản trị công) xuất sắc trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng.

Chênh lệch 15,5 điểm, hiệu trưởng trường tuyển 3 môn 10 điểm nói: 'Không bất ngờ'

Chênh lệch 15,5 điểm, hiệu trưởng trường tuyển 3 môn 10 điểm nói: 'Không bất ngờ'

Giáo dục - 1 ngày trước

Trường THPT có điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 cao nhất của Hà Nội năm nay là 25,5, chênh lệch tới 15,5 điểm so với trường có điểm chuẩn thấp nhất (10 điểm), đặt ra vấn đề chất lượng giáo dục ở nội đô và vùng ven đang có quá nhiều khác biệt.

Năm 2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này

Năm 2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Theo quy định của pháp luật, học sinh không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa đủ tuổi. Vậy từ bao nhiêu tuổi học sinh được sử dụng loại xe này?

2 giáo viên ở Hà Nội bị đình chỉ công tác để điều tra vì nghi bạo hành dã man bé gái 4 tuổi

2 giáo viên ở Hà Nội bị đình chỉ công tác để điều tra vì nghi bạo hành dã man bé gái 4 tuổi

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Ban giám hiệu Trường Mầm non Gia Thụy (phường Bồ Đề, TP Hà Nội) đã tạm đình chỉ công tác đối với 2 giáo viên của trường để xác minh, điều tra hành vi bạo hành bé gái 4 tuổi trong lớp học.

15 trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam 2025

15 trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam 2025

Giáo dục - 2 ngày trước

Các trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam từ 16,625 - 815,8 triệu đồng/năm học.

Điều tra vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành ở Hà Nội

Điều tra vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành ở Hà Nội

Giáo dục - 3 ngày trước

Theo phản ánh từ gia đình, dữ liệu camera giám sát cho thấy cô V – giáo viên chủ nhiệm lớp – có hành vi bạo hành học sinh: đánh, kéo lê, ném bé gái vào tường, cả trong lớp học lẫn ngoài hành lang.

Top