Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ 1/7/2024, thẻ căn cước công dân sẽ đổi tên thành thẻ căn cước

Thứ hai, 10:57 27/11/2023 | Thời sự

GĐXH - Với đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước.

Sáng 27/11, Luật Căn cước được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 46 điều, trong đó có phần đổi tên Luật Căn cước và thẻ căn cước.

Luật Căn cước có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. 

Theo Báo Dân trí, qua việc thảo luận tại kỳ họp thứ 6 và phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa 2 đợt của kỳ họp thứ 6, với 431/468 (87,25%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành đồng ý với tên Luật Căn cước và thẻ căn cước.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.

Đổi tên "căn cước công dân" sang "căn cước", hàng triệu người sẽ được nhận được lợi ích bất ngờĐổi tên 'căn cước công dân' sang 'căn cước', hàng triệu người sẽ được nhận được lợi ích bất ngờ

GĐXH - Điểm mới trong Dự thảo Luật Căn cước đổi tên từ 'căn cước công dân' sang 'căn cước' sẽ tạo điều kiện và mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

Từ 1/7/2024, thẻ căn cước công dân sẽ đổi tên thành thẻ căn cước - Ảnh 2.

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Căn cước. Ảnh: VTV News

Thẻ căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người.

Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ.

Việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, nội dung này đã xin ý kiến Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao về việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước, thẻ căn cước.

Điều 18 của Luật Căn cước nêu các trường thông tin thể hiện trên thẻ căn cước. Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng. Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được bỏ không cần thể hiện trên thẻ căn cước.

Từ 1/7/2024, thẻ căn cước công dân sẽ đổi tên thành thẻ căn cước - Ảnh 3.

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người.

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp...

Trên VTV News, ông Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ. Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ.

Theo đó, khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu, nếu không có thao tác này thì không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.

Để khai thác được các thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin. Trường hợp các cơ quan Nhà nước khác cung cấp thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trong thẻ căn cước thì các thiết bị này đều phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Công an kiểm tra và cung cấp mã bảo mật.

Người được cấp thẻ căn cước bao gồm: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước; công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau trùng tu tiền tỷ, bao giờ di tích Hải Vân Quan đón khách tham quan?

Sau trùng tu tiền tỷ, bao giờ di tích Hải Vân Quan đón khách tham quan?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Sau thời gian dài thực hiện trùng tu, dự kiến di tích Hải Vân Quan sẽ mở cửa miễn phí đón khách đến tham quan từ ngày 1/8.

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, Bắc Bộ có nắng nóng nốt ngày hôm nay rồi lại đón đợt mưa lớn mới. Dự báo nhiều nơi có mưa to và đợt mưa kéo dài.

Tin sáng 27/7: Miền Bắc sắp mưa lớn trở lại; xác minh tin đồn về 'cô gái Samsung' lây truyền HIV cho 16 người

Tin sáng 27/7: Miền Bắc sắp mưa lớn trở lại; xác minh tin đồn về 'cô gái Samsung' lây truyền HIV cho 16 người

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Khu vực Bắc Bộ khả năng mưa vừa và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến ở vùng núi và trung du 70-200mm, có nơi trên 250mm; Liên quan đến vụ việc mạng xã hội đang lan truyền “cô gái Samsung lây truyền HIV cho 16 người”, lãnh đạo TP. Phổ Yên (Thái Nguyên) cho biết, công an thành phố đang vào cuộc xác minh sự việc.

Xúc động lễ thắp nến tri ân tại nơi yên nghỉ của hàng vạn liệt sĩ

Xúc động lễ thắp nến tri ân tại nơi yên nghỉ của hàng vạn liệt sĩ

Thời sự - 4 giờ trước

Chương trình thắp nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 và Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của thế hệ trẻ đối với các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - 18 giờ trước

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ truy điệu.

Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - 19 giờ trước

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng ban lễ tang đọc lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng.

Hình ảnh đoàn linh xa tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Hình ảnh đoàn linh xa tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Thời sự - 20 giờ trước

Sau Lễ truy điệu tại Nhà tang lễ Quốc gia, linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ di chuyển qua nhiều tuyến đường trước khi về Nghĩa trang Mai Dịch.

Người dân đội nắng trước Nghĩa trang Mai Dịch chờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân đội nắng trước Nghĩa trang Mai Dịch chờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - 21 giờ trước

Trưa 26/7, đông đảo người dân đã có mặt trước Nghĩa trang Mai Dịch, hoặc đứng chờ dọc các tuyến đường đoàn linh xa đi qua để chờ đến giờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.

Những hình ảnh xúc động, chạm đến trái tim người Việt trong lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những hình ảnh xúc động, chạm đến trái tim người Việt trong lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - 22 giờ trước

Hàng chục triệu người Việt Nam cùng bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một vị lãnh đạo tài đức, giản dị của Đảng, của Nhân dân.

Những giọt nước mắt tình cảm của người dân miền Nam tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những giọt nước mắt tình cảm của người dân miền Nam tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - 1 ngày trước

Trong dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, đã có rất nhiều người dân rơi lệ, khóc lớn vì tiếc thương sâu sắc sự ra đi của nhà lãnh đạo xuất sắc của Việt Nam.

Top