Từ kỳ tích của Đội tuyển bóng đá Việt Nam: Giáo dục là quan tâm sở thích và đam mê
GiadinhNet - Thành công của các đội tuyển U23 Việt Nam, đội tuyển Quốc gia Việt Nam giành được trong thời gian vừa qua như một biểu tượng của khát khao cống hiến, nỗ lực không biết mệt mỏi. Nhìn vào thực tại của giáo dục nước nhà, cần lắm tinh thần thổi lửa vào đam mê cho học sinh, thay vì oằn mình với những kiến thức mô phạm, ép học để mong đạt thành tích trong tương lai.

Học sinh cần được phát huy năng lực theo đam mê, sở thích. Ảnh minh họa: Q.Anh
Tinh thần bóng đá thắp lửa đam mê trẻ nhỏ
Đội tuyển Việt Nam đã dừng bước tại vòng Tứ kết Asia Cup 2019 sau trận đấu hấp dẫn, nghẹt thở tới tận phút cuối trước Nhật Bản vào tối 24/1. Nhưng, với những gì mà thầy trò HLV Park Hang Seo cùng các cầu thủ làm được tại giải đấu, nhất là những thành công liên tiếp trong hơn một năm qua cũng quá đủ để người hâm mộ cả nước yêu mến, tự hào. Như để khơi dậy tinh thần yêu nước, khát khao theo đuổi những ước mơ cống hiến, nhiều trường THPT cũng đã đưa hình ảnh của các đội tuyển Việt Nam vào đề thi học kỳ trong thời gian qua khiến nhiều học sinh, cộng đồng mạng cảm thấy thích thú.
Từ những kỳ tích, đề tài bóng đá Việt Nam đã trở thành niềm cảm hứng cho những tiết dạy của giáo viên có đưa hình ảnh đội tuyển làm ví dụ, là những phút thảo luận sôi nổi đầy bổ ích trong lớp học… Có thể thấy rằng, không ít những đứa trẻ vốn trước đây chưa biết về bóng đá thì nay hào hứng cùng bố mẹ xem bóng đá, cổ vũ hết mình và những cái tên như: Quang Hải, Công Phượng, Văn Lâm, Tiến Dũng… mà rất nhiều em biết đến, mong muốn một ngày nào đó sẽ thành công như các thần tượng của mình. Không chỉ ước mơ, với nhiều học sinh, sau giờ học là những giờ phút sảng khoái, mạnh khỏe bên trái bóng.
Với những bậc phụ huynh, chứng kiến kỳ tích của bóng đá Việt Nam, nhiều người đã hiểu và tôn trọng hơn về đam mê, sở trường của con. “Tôi đã không còn gò ép con mình phải học để thành những con người quyền thế hay nhà kinh doanh nổi tiếng, hoặc “đóng khung” các nhân vật trong sách giáo khoa… Thay vào đó, tôi tôn trọng đam mê của con, nếu con đam mê với thể thao, nghệ thuật hay chỉ là một người lao động bình thường tôi vẫn cứ khích lệ. Bởi từ thành công của bóng đá Việt Nam cho thấy rằng, nếu con không đam mê, cống hiến sẽ không thành công và hạnh phúc”, chị Thanh Hương (ở Khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội) chia sẻ.
Không chỉ phong trào khơi dậy năng khiếu, đam mê thể thao như hiện nay, nhiều phụ huynh còn chú trọng đến các hoạt động tăng cường vận động thể chất của con. Thay vì mải mê học thêm, nhiều phụ huynh đã tìm tới các CLB, Trung tâm Thể thao đăng ký các khóa học cho con. Trên thực tế, không chỉ thể hiện tài năng trên sân bóng mà nhiều cầu thủ như: Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn… vừa đá bóng, vừa học và nói giỏi ngoại ngữ, những cầu thủ này còn đang theo học đại học.
Triết lý giáo dục đâu cần sự to tát?
Dõi theo cuộc hành trình thành công của bóng đá Việt Nam cũng như tâm huyết về giáo dục nước nhà trong thời gian qua, Thạc sỹ Nguyễn Sóng Hiền – Nghiên cứu sinh tại Australia cho rằng, kết quả tuyệt vời của đội tuyển bóng đá Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho tinh thần tự tôn dân tộc, cho bản lĩnh và ý chí kiên cường của thế hệ trẻ. Đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu và thậm chí là sự trả giá cả mồ hôi, xương máu của của các cầu thủ. Nhưng từ kỳ tích ấy, chúng ta có thể rút ra bài học cho giáo dục nước nhà?
Lấy ví dụ từ những câu chuyện “con nhà nghèo” theo đuổi đam mê bóng đá của thủ môn Bùi Tiến Dũng, Công Phượng hay Quang Hải… ThS Sóng Hiền cho rằng, chúng ta nhận ra rằng, để phát huy năng lực của trẻ, điều quan trọng nhất là phải nhận ra những gì các em đam mê và theo đuổi. Giáo dục phải quan tâm tới sở thích và đam mê riêng của trẻ. Mỗi em đều sở hữu trong mình một năng lực riêng không ai giống ai. Sẽ có em học rất kém toán nhưng các em có thể vẽ rất đẹp hoặc giỏi về sửa chữa máy móc... Điều quan trọng, những nhà giáo dục phải nhìn ra và tạo điều kiện để các em theo đuổi những đam mê và sở thích riêng của mình.
Cũng theo ThS Hiền, giáo dục hiện tại của chúng ta lại đang chú trọng thành tích, thậm chí chạy đua thành tích mà quên đi vai trò quan trọng nhất của mình là định hướng và phát triển khả năng riêng của mỗi em. Trẻ bị nhồi nhét kiến thức và học chỉ phục vụ các kỳ thi. Rất nhiều phụ huynh đang gây áp lực cho con em mình để theo đuổi những nghề nghiệp mà phụ huynh mong muốn. Thực tế ở những quốc gia phát triển như Singapore, Đức, hay Úc, học sinh tốt nghiệp cấp 2 đã được định hình để lựa chọn những nghề các em yêu thích và có khả năng.
“Trong giáo dục, nhiều giáo viên luôn tự tạo ra khoảng cách với học sinh, áp đặt suy nghĩ, cách truyền thụ khiến học sinh thụ động trong học tập. Do đó, theo tôi, nền giáo dục nước nhà hiện nay cần có một triết lý giáo dục rõ ràng làm căn cơ để từ đó tạo tiền đề và nguồn cảm hứng cho công cuộc đổi mới nền giáo dục nước nhà bắt kịp với những tiến bộ không ngừng của nền khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới cũng như của các quốc gia phát triển khác. Một nền giáo dục tiến bộ là nền giáo dục phải vì sự phát triển của trẻ chứ không phải là nền giáo dục phục vụ cho những mong muốn của người lớn”, ThS Sóng Hiền đề xuất.
“Mục đích của một nền giáo dục tiến bộ phải hướng tới học làm người phải xem con người là cứu cánh chứ không phải là công cụ, đó chính là cốt lõi của nền giáo dục nhân bản và khai phóng. Nhưng nền giáo dục chúng ta lại đang biến học sinh thành công cụ của người lớn, một nền giáo dục chỉ chăm chăm hướng tới những điều xa vời, đỗ đạt. Cần có một triết lý giáo dục rõ ràng làm căn cơ để từ đó tạo tiền đề và nguồn cảm hứng cho công cuộc đổi mới nền giáo dục nước nhà bắt kịp với thế giới”.
ThS Nguyễn Sóng Hiền
(Nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle, Australia)
Quang Anh

Tài xế xe buýt mở cửa đập vào xe chở trẻ em, liên tục thách thức
Đời sống - 1 phút trướcPhòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An đang làm rõ vụ việc tài xế xe buýt mở cửa rồi đẩy mạnh vào ba người, trong đó có phụ nữ, trẻ em đang dừng đèn đỏ trên đường ở TP Vinh.

Bắt gọn nhóm trộm 'nhí' gây ra nhiều vụ trộm xe mô tô
Pháp luật - 8 phút trướcGĐXH - Các đối tượng tuổi đời còn rất trẻ đã trộm 3 xe mô tô của người dân trên địa bàn TP Vinh. Tài sản sau khi lấy trộm sẽ được bán lấy tiền tiêu xài hoặc tiếp tục sử dụng làm phương tiện di chuyển.

10 giấc mơ là điềm gở báo trước vận đen
Đời sống - 10 phút trướcGĐXH - Ông bà ta vẫn hay nói câu "cẩn tắc vô áy náy", chính vì thế đừng chủ quan bỏ qua những giấc mơ báo hiệu điềm xấu mà thay vào đó hãy tìm cách để giúp bản thân tránh khỏi tai họa.

Kết cục bất ngờ vụ 2 nữ sinh mất tích sau cuộc gọi với gia đình
Đời sống - 20 phút trướcSau 1 tuần bỏ nhà đi chơi cùng nhóm bạn, 2 nữ sinh đã trở về nhà. Trong thời gian chơi tại TP Quy Nhơn, do không có nhiều tiền nên cả nhóm đi lang thang, ngắm cảnh ở ngoài cảng, sau đó mới thuê nhà nghỉ.

Hàng triệu người tham gia BHYT 5 năm liên tục cần nắm rõ các quyền lợi được hưởng từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Tham gia BHYT 5 năm liên tục, người bệnh sẽ được hưởng nhiều quyền lợi khi khám, chữa bệnh. Người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng nếu đáp ứng điều kiện.

Xác định danh tính đối tượng dùng dùi cui tấn công người phụ nữ ở Hà Nội
Pháp luật - 3 giờ trướcSau khi xác minh sự việc, Công an phường Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội) đã triệu tập người đàn ông có hành vi dùng dùi cui chọc vào vùng mặt của nữ tài xế điều khiển xe máy.

Hậu cảnh tượng xúc động sau vụ tai nạn: Tài xế xe chở dưa hấu đã tử vong
Đời sống - 3 giờ trướcSau vụ tai nạn, người dân ở TP Vinh đã hỗ trợ tài xế bán dưa hấu, thu về được hơn 65 triệu đồng. Tuy nhiên, tài xế xe tải đã tử vong, người vợ vẫn đang điều trị tại bệnh viện.

Gió lốc bất ngờ làm rạp cưới đổ sập ở Quảng Trị
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho buổi tiệc, gió lốc bất ngờ kéo đến làm một rạp cưới ở Quảng Trị bị đổ sập.

Không khí lạnh bao trùm miền Bắc
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, không khí lạnh ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ, một số nơi ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc Bộ. Vịnh Bắc Bộ gió đông bắc cấp 7, giật cấp 8.

Thanh Hóa mạnh tay ‘trảm’ dự án treo
Xã hội - 5 giờ trướcGĐXH – 190 dự án trên địa bàn tỉnh chậm tiến độ, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư của tỉnh.

Chàng trai Việt má lúm được bắt tay Tổng thống Nga tạo nên khoảnh khắc "để đời": Cuộc sống hoàn hảo phía sau
Xã hộiKhoảnh khắc của Trung tá Phạm Khắc Giang được cho là khung hình “để đời”, khiến không ít người ngưỡng mộ và tự hào.