Từ lấy cồn 90 độ rửa mũi cho con đến hàng loạt sai lầm tai hại thường gặp của người lớn trong việc trị bệnh khiến con trẻ gặp họa
GiadinhNet – Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh trẻ gặp những tình huống xấu không mong muốn, khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, bố mẹ phải hết sức lưu ý vì nếu nhầm lẫn có thể gây ra những hậu quả nặng nề, thậm chí có thể đánh đổi bằng cả sinh mạng của trẻ.
Dùng nhầm thuốc cho con
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã tiếp nhận một bệnh nhi 5 tháng tuổi vào viện trong tình trạng quấy khóc, khó chịu và bị bỏng niêm mạc mũi do người lớn dùng cồn 90 độ để rửa mũi cho bé.
Tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, bệnh nhi được truyền dịch, truyền kháng sinh, giảm đau và theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn. Sau 12 giờ, tình trạng trẻ ổn định, nhịp tim nhịp thở đều, da môi hồng, bú sữa mẹ được.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi bị rửa mũi nhầm bằng cồn 90 độ. Ảnh: BVCC
Bác sĩ Hoàng Viết Thịnh, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhi cho biết, rửa mũi nhầm bằng dung dịch cồn 90 độ vô cùng nguy hại tới sức khoẻ của trẻ. Cồn 90 độ có thể gây bỏng hô hấp, bỏng mắt, bỏng giác mạc, thậm chí cồn methanol công nghiệp có thể gây độc hệ thần kinh trung ương.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự nhầm lẫn từ phía gia đình bệnh nhi khi nhầm chai cồn và chai nước muối sinh lý vì hình thức bề ngoài của chúng khá giống nhau.
Thực tế, việc trẻ nhỏ gặp họa do người lớn dùng nhầm thuốc không phải là hiếm. Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cũng tiếp nhận một bệnh nhi 7 tháng tuổi bị ngộ độc thuốc do bố mẹ mua nhầm thuốc nhỏ mũi.
Cụ thể, khi thấy con bị viêm mũi, bố mẹ bé đã ra hiệu thuốc gần nhà mua nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% về nhỏ mũi cho con. Tuy nhiên, sau khi được nhỏ mũi, bé có biểu hiện khó thở, da tím tái.
Tại bệnh viện, các bác sĩ nhận định, bệnh nhi bị ngộ độc do dùng nhầm thuốc nhỏ mũi. Lọ thuốc được dùng cho bệnh nhi này thực chất không phải là nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% mà là Naphazolin - một loại thuốc nhỏ mũi cực kỳ có hại cho trẻ, cấm dùng cho trẻ dưới 7 tuổi.
Theo ThS.BS Lương Văn Chương, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, sở dĩ nhiều người hay nhầm giữa hai lọ nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% và lọ thuốc nhỏ mũi Naphazolin vì chúng có cùng kích cỡ, cùng màu xanh và có chữ cái đầu (N) giống nhau. Tuy nhiên, nếu bố mẹ chú ý hơn trước khi cho con dùng, sẽ không dẫn đến những trường hợp tương tự.
Coi trẻ con là "người lớn thu nhỏ"
Ngoài việc mua nhầm thuốc cho trẻ, một sai lầm rất nhiều bố mẹ cũng hay gặp phải đó là coi trẻ con là "người lớn thu nhỏ". Do đó, không ít người cho rằng, thuốc của người lớn có thể dùng cho trẻ nhỏ và chỉ cần giảm liều lượng đi là được.
Việc tự ý dùng thuốc của người lớn cho con không những không đem lại hiệu quả mà còn khiến trẻ có nguy cơ bị ngộ độc thuốc hoặc gặp các biến chứng không mong muốn. Trường hợp một bệnh nhi 2 tuổi tại Thanh Sơn, Phú Thọ là một ví dụ.

Trẻ bị ngộ độc, nguy hiểm tính mạng do bố mẹ cho dùng quá liều paracetamol
Khi thấy con bị sốt, gia đình bé đã tự ý lấy vỉ thuốc paracetamol của người lớn để cho bé uống với liều lượng 4 viên/ngày để hạ sốt. Kết quả, sau 4 ngày bé đã bị ngộ độc thuốc, suy gan. Theo bác sĩ Lê Ngọc Duy, Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện tượng trẻ bị ngộ độc paracetamol không phải là hiếm, bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc nặng, thậm chí đã có trẻ tử vong.
Cho con dùng thuốc theo đơn của… con hàng xóm
"Bé nhà chị có triệu chứng cúm giống con tôi lần trước. Đi khám, bác sĩ kê thuốc này. Chị ra hiệu thuốc mua về cho bé uống, vài hôm là khỏi". Đây là tình huống rất hay gặp về việc dùng thuốc theo lời mách bảo hoặc theo đơn của đứa trẻ khác mà không ít các bậc phụ huynh vẫn áp dụng với con mình.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc dùng thuốc như vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với đứa trẻ. Bởi có thể triệu chứng giống nhau nhưng chưa chắc đã cùng một loại bệnh. Mặt khác, dù bệnh giống hệt nhau thì việc sử dụng thuốc cũng cần do bác sĩ chỉ định vì liều lượng đối với mỗi đứa trẻ ở các độ tuổi lại khác nhau, không phải đứa trẻ nào cũng như đứa trẻ nào được.
Dùng lại thuốc từ lần khám trước
Nhiều bố mẹ có tâm lý ngại đi khám, ngại đến bệnh viện nên khi thấy trẻ có biểu hiện bệnh giống lần trước, bố mẹ thường cho trẻ dùng lại thuốc hoặc đơn thuốc của lần trước đó. Đây là một sai lầm lớn. Bởi lẽ, có thể biểu hiện bệnh giống nhau nhưng chưa chắc đã cùng một bệnh, hoặc ngay cả khi bệnh cũ tái phát thì cách điều trị chưa chắc đã giống lần trước.
Đối với các bệnh có nhiễm khuẩn, vi khuẩn thường biến đổi liên tục cộng với việc có thể trẻ đã kháng với kháng sinh dùng trước đó, nên nếu mẹ cho trẻ dùng lại đơn thuốc trước không những khiến trẻ không khỏi bệnh mà còn làm nặng hơn tình trạng bệnh của trẻ.
Từ những sai lầm hay gặp nêu trên, các bác sĩ khuyến cáo, để tránh trẻ gặp những tình huống xấu không mong muốn, khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, bố mẹ phải hết sức lưu ý vì nếu nhầm lẫn có thể gây ra những hậu quả nặng nề, thậm chí có thể đánh đổi bằng cả sinh mạng của trẻ.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho con; không mua thuốc theo mách bảo. Trước khi cho con dùng cần đọc kỹ hướng dẫn và sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định để không gây ra ngộ độc hoặc tác dụng phụ đối với trẻ.
Mai Khôi


Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 4 giờ trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 4 giờ trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 23 giờ trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.